HÀ NỘI, Việt Nam – Một tàu chiến Mỹ cập cảng hôm thứ Ba ở Trung phần Việt Nam, nơi những kẻ cựu thù lên kế hoạch tiến hành huấn luyện hải quân, một dấu hiệu về sự gia tăng quan hệ quân sự giữa lúc có các cảnh báo mới từ Trung Quốc dành cho Hoa Kỳ rằng, hãy ở ngoài sân sau của Trung Quốc.
Tàu sân bay USS John S. McCain đến thăm khi Hoa Kỳ và Việt Nam kỷ niệm 15 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao sau một cuộc chiến đẫm máu, vẫn còn là một vết thương chưa lành đối với nhiều cựu chiến binh. Chính phủ hai nước, với các ý thức hệ khác nhau, chấp nhận một số vấn đề, trong đó có lập trường gần đây chống lại việc đòi chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc trên Biển Đông.
Trung Quốc đã nói với hải quân Hoa Kỳ và Nam Hàn hôm thứ Ba rằng, hãy tránh xa Hoàng Hải, nơi mà họ tuyên bố độc quyền.
Các đồng minh đã lên kế hoạch trò chơi chiến tranh quân sự chung kế tiếp, sau cuộc tập trận chung hồi tháng trước tại biển Nhật Bản, mà Trung Quốc cũng đã chỉ trích.
Tuyên bố vắn tắt của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng, Bắc Kinh đã nhiều lần “thể hiện lập trường của chúng tôi rõ ràng và vững chắc” đối với bất kỳ cuộc diễn tập nào ở Hoàng Hải, một hành động mà trên lý thuyết sẽ đặt Bắc Kinh trong phạm vi máy bay chiến đấu F-18 của con tàu.
“Chúng tôi yêu cầu các bên có liên quan, quan tâm đến lập trường và quan ngại của Trung Quốc một cách nghiêm túc“, tuyên bố cho biết.
Hôm Chủ nhật, Hải quân Hoa Kỳ tiếp đón một đoàn đại biểu quân sự và các viên chức Chính phủ Việt Nam trên tàu sân bay USS George Washington, tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân đang tuần tra ở vùng biển ngoài khơi bờ biển Trung phần Việt Nam. Các tàu quân sự Trung Quốc đã nhìn thấy bóng dáng chiếc tàu sân bay ở ngoài xa.
“Các vùng biển này không thuộc về ai cả, nhưng thuộc về tất cả mọi người. Trung Quốc có quyền hoạt động ở đây, cũng như chúng tôi và tất cả các nước khác trên thế giới”, Thuyền trưởng David Lausman, viên chức chỉ huy tàu George Washington cho biết hôm Chủ nhật trên chiếc tàu sân bay khổng lồ có thể mang tới 70 máy bay, hơn 5.000 thủy thủ và phi công và khoảng 4 triệu cân bom (khoảng 1,8 triệu kg).
Hoa Kỳ đã gia tăng sự hiện diện quân sự trong khu vực trong những tuần gần đây, tiến hành tập trận chung quy mô lớn với đồng minh quân sự Nam Hàn hồi tháng trước là sự bày tỏ tình đoàn kết sau vụ tàu chiến của hải quân Nam Hàn bị đánh chìm hồi tháng 3, làm chết 46 thủy thủ. Bắc Hàn bị đổ lỗi cho việc dùng ngư lôi đánh chìm tàu Cheonan, nhưng họ đã phủ nhận bất kỳ sự liên quan nào và đã nhiều lần bị đe dọa gây chiến, nếu bị trừng phạt.
Hôm thứ Hai, Bắc Hàn đã bắn ra một loạt khoảng 110 viên đạn pháo vào vùng biển gần biên giới tranh chấp trên biển ở phía Tây với Nam Hàn. Việc phô trương này không gây thiệt hại, nhưng có các cảnh báo ngắn gọn ngay lập tức về sự trả thù từ Nam Hàn. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, ông P.J. Crowley nói đùa rằng, Bình Nhưỡng có khả năng gây ra “rất nhiều cá chết”, và nói không rõ Chính phủ bị cô lập đang cố gắng để đạt được điều gì qua việc “khoác lác liên tục” của họ.
Trung Quốc chỉ trích cuộc tập trận Mỹ – Nam Hàn và sau đó họ tổ chức các cuộc tập trận riêng ở Biển Đông, nơi mà họ tuyên bố toàn bộ [vùng biển] trong đó có các quần đảo đang tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa nơi mà họ tập trận để hoàn thành chủ quyền.
Việt Nam, Đài Loan, Malaysia, Brunei và Philippines cũng đòi chủ quyền tất cả hay một phần lãnh thổ, nằm trên các tuyến đường vận chuyển thiết yếu, các ngư trường quan trọng và được cho là giàu trữ lượng dầu khí tự nhiên.
Tháng trước trong một cuộc họp an ninh châu Á tại Hà Nội, thủ đô Việt Nam, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Rodham Clinton, đã làm Trung Quốc tức giận qua việc quả quyết rằng đó là lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ về việc nước cộng sản khổng lồ giải quyết việc đòi chủ quyền với các nước láng giềng.
Đặc biệt, Việt Nam đã lên tiếng về biển Đông. Nước cộng sản này càng ngày càng gần gũi hơn với Hoa Kỳ, từ thương mại và quan hệ để đàm phán thỏa thuận gây tranh cãi, chia sẻ nhiên liệu hạt nhân dân sự và công nghệ có thể cho phép Việt Nam làm giàu uranium trên đất của họ.
Chuyến viếng thăm của tàu sân bay USS John S. McCain suốt một tuần, liên quan đến việc tìm kiếm và huấn luyện cứu hộ cùng với giao lưu văn hóa giữa hai lực lượng hải quân. Tàu khu trục có tên lửa dẫn đường đã cập cảng hôm thứ Ba ở trung tâm thành phố Đà Nẵng, là nơi có căn cứ quân sự bận rộn của Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam, kết thúc ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi lực lượng cộng sản miền Bắc chiếm quyền kiểm soát thủ đô của miền Nam Việt Nam mà Hoa Kỳ hậu thuẫn, thống nhất đất nước.
Có khoảng 58.000 người Mỹ và ước tính 3 triệu người Việt đã thiệt mạng trong chiến tranh.
Quan hệ đã phát triển mạnh kể từ khi hai kẻ thù cũ bắt tay năm 1995. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam và Mỹ là nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu của Việt Nam năm ngoái. Thương mại hai chiều đạt 15,4 tỉ đô la trong năm 2009.
Quan hệ quân sự cũng phát triển từ khi tàu chiến đầu tiên của Hoa Kỳ viếng thăm thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2003, gồm các cuộc hội đàm quốc phòng cấp cao và huấn luyện.
Trong một tuyên bố từ Washington, Thượng nghị sĩ John McCain – người mà có ông nội và cha là cựu chiến binh Hải quân, được đặt tên cho tàu chiến Mỹ – nói rằng, Việt Nam đã trở thành một trong những “đối tác quan trọng nhất và hứa hẹn nhất của Mỹ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương”.
“Tôi tin rằng, cuối cùng thì hai nước chúng ta cùng với nhau sẽ làm tăng thêm an ninh, sự thịnh vượng, và một ngày, tôi hy vọng, về sự tự do của tất cả các nước và các dân tộc ở châu Á-Thái Bình Dương”, ông nói.
Christopher Bodeen, Phóng viên AP, đóng góp cho bài viết này từ Bắc Kinh.
Ngọc Thu dịch
Dịch từ: http://www.google.com/hostednews/ap/article/ALeqM5jBi1spnx4quj5HsNy87VRlromDoAD9HGN5BO1