Tạ Duy Anh
29-12-2024
Bạn Tạ Duy Anh ơi, câu cuối của bạn chính là mấu chốt của mọi tắc nghẽn đấy. Từ lâu người ta đã biết là thả các hội đoàn ra thì coi như mất đứt, tình hình tham nhũng như thế, rụng từ “tứ trụ” rụng xuống, hỏi người dân làm sao mà tin được CQ nữa? Cho nên mót thả lắm mà rồi xem cuối cùng có thả được không. Ngay từ thời chính quyền Xô Viết mới ra đời, Lenin đã cấm cản Xã hội dân sự rồi. Bởi nó phát triển sẽ là đối thủ một mất một còn với việc thực thi Chuyên chính vô sản, cũng như Pháp luân công với Tàu cộng vậy. Hi hi… |
Để giảm 100 ngàn người hưởng lương ngân sách chưa đến tuổi về hưu, con số theo Bộ Nội vụ là lớn nhất từ trước tới nay, sẽ phải mất một hoặc nhiều năm, cộng với nguồn ngân sách chắc chắn không nhỏ để “bù đắp” cho thiệt thòi của những người nằm trong diện tinh giản. Chưa kể chính quyền cũng phải vã mồ hôi để thực hiện.
Nhưng kể cả con số 100 ngàn nêu ở trên (nếu làm được), cũng vẫn cách rất xa kỳ vọng của xã hội về một cuộc cách mạng thể chế. Theo tôi việc làm gọn bộ máy siêu cồng kềnh, gây lãng phí hiện nay, không đơn giản chỉ là cộng hoặc trừ. Nó cần một tư duy khác.
Bởi vì cái gốc của “căn bệnh cồng kềnh”, xin được nói thẳng, cắm rễ rất sâu ở tư duy sử dụng quyền lực của chế độ.
Khi chính quyền muốn kiểm soát người dân toàn diện, mọi lúc mọi nơi, đến tận từng ngóc ngách, từng hành vi; khi mà việc gì của người dân chính quyền cũng phải thò tay vào mới yên tâm, thì làm thế nào mà bộ máy không cồng kềnh cho được?
Có một điều nghĩ mãi không ra, là chả hiểu sao chế độ này rất cảnh giác với xã hội dân sự? Trong khi đó lịch sử hiện đại cho thấy xã hội dân sự là một đòi hỏi tất yếu của phát triển, của văn minh, của dân chủ. Ngoài ra nó đảm bảo tính bền vững chân thật cho một cuộc sống thoải mái, yên bình.
Thừa nhận xã hội dân sự, chính quyền bớt đi nhiều việc phải làm, do đó, một cách tự nhiên, bộ máy không cần phải phình to. Ở những quốc gia thành công trong phát triển, xã hội dân sự được tạo mọi cơ hội để hình thành và lớn mạnh. Tại đó việc gì người dân tự làm được mà không vi phạm luật pháp, không ảnh hưởng đến bất cứ cá nhân, tổ chức nào, thì chính quyền khôn ngoan đứng ngoài, hoặc ít nhất cũng chỉ quan sát mà không động tay vào.
Vừa không cần thiết, vừa tốn kém vô ích.
Với tinh thần đó, theo tôi, Nhà nước này không cần phải giải tán, giải thể hoặc sáp nhập các loại hội đoàn đang có, mà chỉ cần tuyên bố các hội đoàn từ nay là các tổ chức dân sự, thì ngay lập tức bộ máy giảm hàng chục hàng trăm ngàn người tiêu tiền ngân sách mà không cần phải hô hào đao to búa lớn, đồng thời không mất trắng một khoản ngân sách (gồm chi trực tiếp và các khoản đầu tư trụ sở, xe cộ….) trị giá 68 ngàn tỉ đồng mỗi năm (như con số báo chí vừa đưa ra), tương đương gần 3 tỷ USD. Số tiền đó dùng để xây trường học, bệnh viện, xóa nhà dột nát… thiết thực, nhân đạo hơn nhiều. Trong quá trình hoạt động, hội đoàn nào thấy không cần thiết, không thể duy trì được hoạt động, họ sẽ tự giải tán hoặc sáp nhập vào các hội đoàn khác mà chả ảnh hưởng đến bất cứ ai.
Ông Nguyễn Trần Bạt có một câu rất hay về xã hội dân sự liên quan đến bộ máy quyền lực nhà nước. Ông ấy bảo rằng, xã hội dân sự càng phát triển, Nhà nước càng nhàn nhã.
Vấn đề hóa ra không phải người dân có tin chính quyền hay không, mà là chính quyền có tin người dân hay không!
T.D.A.
Nguồn: FB Lao Ta