Phiến quân HTS

Bông Lau

Máy bay của Nga và của nhà độc tài Syria là Bashar al-Assad dội bom dồn dập mấy ngày qua ở Aleppo và Idlib để chặn bước tiến của phiến quân Hayat Tahrir al-Sham (gọi tắt là HTS) sau khi lực lượng này đã chiếm gần hết thành phố lớn thứ hai của Syria là Aleppo.

Sau khi Aleppo thất thủ, phiến quân HTS tiến về thành một phố lớn lân cận ở hướng tây nam là Idlib, đồng thời HTS cũng muốn tiến sâu vào nội địa Syria hướng đông và nam. 

Cần nhắc lại là vào cuộc cách mạng “Mùa Xuân  Rập” năm 2011, Syria cũng bị tổng nổi dậy và quốc gia này bị đắm chìm vào cuộc nội chiến. Khi đó nhà cầm quyền độc tài Bashar al-Assad gần như bị lật đổ. 

Tuy nhiên Liên bang Nga đã nhập cuộc và không quân Nga đã oanh tạc tàn bạo vào khu dân cư tình nghi có người chống đối. Họ dùng máy bay trực thăng thả những thùng thuốc nổ vào khu dân cư đông đúc để tiêu diệt tất cả. Nhờ các cuộc tàn sát đó của quân Nga mà nhà độc tài Bashar al-Assad vẫn còn nắm giữ quyền lực cho tới bây giờ.

Nhà độc tài Bashar al-Assad được phe trục Nga  Iran  Hezbollah tận tình giúp đỡ và gởi quân tham chiến. Thành phố Aleppo do quân đội Bashar al-Assad và chiến binh Hezbollah trú phòng. Chiến binh Hezbollah được coi là thiện chiến và gan l còn hơn cả chiến binh Hamas.

Tuy nhiên cuộc chiến của Nga ở Ukraine, cuộc chiến của Iran với Do Thái, Hezbollah với Do Thái ở Lebanon, đã làm phe trục bị phân tâm và xao lãng bận rộn với chiến tranh ở quê nhà họ. Phiến quân HTS lợi dụng thời cơ “thừa nước đục thả câu” đã tung quân tấn công Aleppo và kết quả không ngờ là binh sỹ Syrian của Bashar al-Assad và Hezbollah bỏ chạy tán loạn vì không còn tinh thần chiến đấu. Máy bay và xe tăng bỏ lại la liệt khắp nơi.

Một phi trường quân sự ở Aleppo bị phiến quân HTS chiếm giữ.

Xe tăng cổ lỗ sĩ của nhà độc tài Bashar al-Assad , có lẽ là T62, bị bỏ rơi lăn lóc khắp nơi.

Hiện nay không quân Nga oanh kích phiến quân HTS nhưng có lẽ sức mạnh quân sự của Nga không còn như xưa nữa vì Nga đã bị tiêu hao trầm trng hơn hai năm qua ở Ukraine. Còn không quân Syria thì quá yếu và cổ lỗ sĩ không thể nào phá gãy thế công của HTS được.

Không quân Nga và Syria oanh tạc Aleppo để làm chậm bước tiến của HTS.

Riêng phiến quân Hayat Tahrir al-Sham – HTS là một phức tạp mới. HTS trước đây là cộng tác viên của khủng bố Al-Qaeda. Năm 2016 thủ lãnh của HTS Abu Mohammed al-Jawlani ly khai khỏi nhóm HTS thân Al-Qaeda và thành lập nhóm mới chống lại Al-Qaeda và ISIS. Abu Mohammed al-Jawlani cổ võ đa nguyên và cởi mở tôn giáo, ông ta mong muốn Hoa Kỳ và Âu Châu tháo gỡ nhóm của mình khỏi danh sách khủng bố. Tuy nhiên chính phủ Mỹ vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng Abu Mohammed al-Jawlani.

Nhiều người đặt câu hỏi là ai tài trợ HTS? Thổ Nhĩ Kỳ là thủ phạm chớ còn ai nữa. Thổ đã từng tài trợ các nhóm khủng bố và dùng họ để bảo vệ vùng trái độn dọc theo biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.

Khi mới phát động tổng công kích chiếm thành phố Aleppo thì phiến quân HTS tuyên bố họ chỉ chiếm chừng đó và sẽ ngừng lại. Tuy nhiên sau khi quân trú phòng của Bashar al-Assad chạy vắt giò lên cổ thì HTS thay đổi ý kiến và muốn “tiến theo vết dầu loang”. Đó cũng là dã tâm của Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ muốn đẩy phiến quân HTS xa hơn về phía đông vì nơi đó có lực lượng người Kurds vốn là kẻ thù không đội trời chung với Thổ.

Nhưng nơi người Kurds sống và chiến đấu còn có Biệt kích Mỹ. Người Mỹ đang bảo vệ người Kurds vì họ là đồng minh và đã từng giúp tình báo Mỹ và Biệt kích tiêu diệt và bắt sống hàng ngàn tên khủng bố ISIS. Một vài lần máy bay Thổ Nhĩ Kỳ bay vào không phận bắc Syria để oanh kích các căn cứ của người Kurds và Hoa Kỳ đã yêu cầu máy bay Thổ không được tới gần căn cứ Mỹ nếu không sẽ bị bắn rớt.

Hoa Kỳ và người Kurds chiếm vùng đông bắc Syria. Hai mũi tên chỉ hai thành phố Aleppo và Idlib gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ bị phiến quân HTS tấn công.

Vừa rồi phiến quân HTS thông báo người Kurds phải rời khỏi khu vực họ đang kiểm soát. Chưa thấy người Kurds phản ứng như thế nào. Trong mấy năm qua, Biệt kích và tình báo Mỹ đã huấn luyện và trang bị tận răng cho chiến binh Kurds để họ có thể tự trị và tự bảo vệ. Tuy nhiên nếu Tổng thống Hoa Kỳ vì lý do chính trị nào đó ra lnh 900 binh sỹ Mỹ đồn trú ở bắc Syria phải rút quân thì người Kurds đồng minh của Mỹ sẽ bị tàn sát như số phận của VNCH.

Ngoài ra khi HTS tấn công Aleppo thì vô hình chung HTS đang gián tiếp giúp Hoa Kỳ làm cho phe trục suy yếu ở bắc Trung Đông. Có một số ý kiến cho rằng đã đến lúc Hoa Kỳ phải công nhận và giúp HTS. Nhưng HTS là một cánh tay nối dài của Thổ Nhĩ Kỳ. Và Thổ muốn tiêu diệt người Kurds vốn là một người bạn thủy chung duy nhứt của Hoa Kỳ ở toàn khắp Trung Đông. 

Người Mỹ, xin quý vị hãy quyết định dựa vào đạo lý và lý tưởng bảo vệ tự do mà Hiệp Chủng Quốc vẫn tự hào. Có thể công nhận HTS, nhưng đừng vắt chanh bỏ vỏ mà bỏ rơi người Kurds.

B.L.

Nguồn: FB Bong Lau

*

Đọc thêm: 

“Cốt khỉ hoàn cốt khỉ“?

Nguyen Khan

Tính từ lúc Liên bang Xô viết (tiền thân nước Cộng hòa Liên bang Nga) đánh chiếm Afghanistan đến nay, thì việc Nga đem quân can thiệp mạnh mẽ vào Syria năm 2015 là lần đầu tiên. Chỉ khác là Nga xua quân giúp Tổng thống Bashar Al Assad đánh dẹp nội chiến chớ không đi xâm lược như LX. Công bằng mà nói, Nga cũng không ít lần can thiệp quân sự vào các nước khác, song chủ yếu là các nước cộng hoà thuộc Liên bang Xô viết cũ.

Bởi sau khi Liên Xô tan rã, các căn cứ quân sự rất lớn của LX ở nước ngoài như Cuba, Cam Ranh… đều rút về vì Nga không đủ kinh phí duy trì. Vì thế ảnh hưởng của Nga trên thế giới bị co hẹp lại, giảm sút…

Cho đến khi Tổng thống Nga Vladimir Putin can thiệp quân sự vào Syria năm 2015, giúp Tổng thống Syria Bashar Al Assad đánh dẹp thành công cuộc nội chiến dai dẳng từ năm 2011. Chiến công nổi bật nhất của Nga là giúp Syria giải phóng thành phố cổ Aleppo phía Tây Bắc vào năm 2016 sau hơn 4 năm bị quân nổi dậy chiếm đóng. Nổi bật hơn nữa, khi cùng Mỹ và nhiều nước truy quét nhà nước tự xưng IS từ Iraq tràn qua. Nhờ đó, Nga được Bashar Al Assad cho phép sử dụng căn cứ hải quân lớn Tartus trên bờ biển Địa Trung Hải, và căn cứ không quân Khmeimim bề thế gần đó.

Nhờ chiến công bình định được cuộc nội chiến tương tàn Syria, nhờ được quyền sử dụng hai căn cứ quân sự thuận lợi của Syria trên bờ biển Địa Trung Hải không xa Biển Đen bao nhiêu, giúp Nga tạo lại ảnh hưởng đáng kể trên thế giới, nhất là vùng Bắc Phi – Trung Đông, hỗ trợ một lực lượng mạnh ở Libya, có tiếng nói quan trọng với nhiều nước trong khối Arab. Sau Bắc Phi Trung Đông, Châu lục đen là vùng ảnh hưởng rất lớn của Nga. Ở đó, lực lượng đánh thuê Wagner của Nga can thiệp sâu rộng vào nhiều nước.

Thành công khá lớn tại Syria khiến Tổng thống Nga tự mãn, sinh tính ngạo mạng, kẻ cả, muốn viết lại trật tự thế giới theo kiểu Nga… Dẫn đến việc Nga ngang nhiên đánh chiếm bán đảo Crimea, giật dây phiến quân nổi dậy đòi ly khai vùng Donbas của Ukraina khiến EU và cộng đồng Quốc tế quay lưng với Nga. Nhưng tham vọng của Putin vẫn chưa dừng lại ở đó…

Ngày 24/2/2022, Nga phát động cái gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm phi quân sự và phi phát xít Ukraina”. Những gì xảy ra trên chiến trường Ukraina gần 3 năm qua mọi người đều đã biết tưởng không cần nhắc lại. Nếu có nhắc thì nhắc lại chuyện Nga đang rơi vào vết xe đổ của LX ở Afghanistan hậu bán thế kỷ trước. Đổ nhẹ thì chì chài mất hết; đổ nặng thì tan rã…

Bởi giờ đây, ngay cả cái chiến công kiêu hùng của Nga giải phóng trầy vi tróc vảy Aleppo, thành phố lớn thứ hai Syria, thì nay phiến quân Syria đã chiếm lại một cách chóng vánh mà không tốn bao nhiêu bom đạn, trước sự bất lực của Nga.

Bởi giờ đây, có tin đồn các chiến hạm, gồm cả tàu ngầm của Nga đã phải rời quân cảng Tartus, trong lúc bậu sậu Nga đang lúng túng tại Syria, nhiều khả năng phải rời khỏi Damascus như Hồng quân LX rời Afghanistan trước đây?

Bởi giờ đây, nguồn lực Nga đã suy giảm sau gần 3 năm sa lầy tại Ukraina, không còn đủ sức căng mình một lúc hai chiến trường Ukraina và Syria?

Nếu đúng vậy thì… Có thể Nga phải lâm cảnh “Cốt khỉ hoàn cốt khỉ”?

N.K.

Nguồn: FB Nguyen Khan

*

Phiến quân?

Nguyễn Thông

Mấy ngày qua, đầu tháng 12, lực lượng nổi dậy chống lại chế độ độc tài ở Syria  một sân sau, chư hầu của Nga, đã thu hút sự chú ý của dư luận, báo chí truyền thông quốc tế, trong đó có Việt Nam.

Những nước khác xứ khác thông tin về vụ này thế nào, tôi chưa nắm được, chỉ thấy ở xứ ta, những người dịch bài từ nguồn nước ngoài, chủ yếu từ RT, Novosti của Nga, đã cắm đầu dịch, gọi lực lượng nổi dậy chống bộ máy độc tài phản dân chủ là “phiến quân”, “quân phiến loạn”.

Đọc rất nhiều báo Việt quốc doanh, cả báo giấy lẫn báo điện tử, trên chuyên trang quốc tế, tôi thường bắt gặp từ “phiến quân”.

Trong khá nhiều cuộc chiến đã và đang xảy ra trên thế giới, như ở Afganistan, Iraq, Congo, Gruzia, Syria, Myanmar…, cuộc đối đầu giữa lực lượng chính phủ (đang cầm quyền) và người chống lại chính phủ luôn được giới báo chí truyền thông theo dõi chặt chẽ, phản ánh từng giờ. Tuy nhiên, tùy góc độ, quan điểm của người viết hoặc tờ báo mà đối tượng được mô tả xấu tốt khác nhau.

Nếu cứ máy móc, rập khuôn bê nguyên xi nội dung bài báo trên báo nước ngoài về, chuyển ngữ thành bài của mình thì sẽ có những điều không khách quan thấy rõ. Cũng chả khác gì chuyện “yêu cho tốt, ghét nên xấu” kiểu La Quán Trung viết Tam Quốc diễn nghĩa, Lưu Bị có xấu cũng thành tốt, Tào Tháo có tốt cũng hóa xấu.

Cái sai thường gặp nhất ở chỗ các nhà báo ta gán cho lực lượng nào đó là phiến quân. Với quân khủng bố IS ở Trung Đông chẳng hạn, nó xấu quá rõ, có gọi nó là gì cũng được, những người có lương tâm chả thắc mắc. Nhưng có những lực lượng đứng lên đấu tranh giành quyền sống, chống lại thế lực cầm quyền thối nát đang tồn tại thì phải gọi cho đúng tên, chứ không thể là phiến quân.

Hiểu nôm na, phiến quân tức là quân phiến loạn, quân làm loạn, bất nghĩa, vô pháp luật.

Phiến trong từ Hán Việt có nghĩa chính là mảnh, một tấm. Thơ cổ có câu “nhất phiến tài tình thiên cổ lụy” (một mảnh tài tình khiến ngàn đời phải vấn vương rơi nước mắt) của nhà nho Phạm Quý Thích khi nhận xét về Truyện Kiều, nhân vật Thúy Kiều và Nguyễn Du. Ta thường nói phiến đá, phiến gỗ cũng theo nghĩa “mảnh” ấy. Nhưng phiến còn có nghĩa là xúi bẩy, làm điều xấu. Phiến loạn tức là xui người ta làm loạn, xúi giục làm loạn, làm điều bất chính, chống lại nhà nước được lòng dân. Quân phiến loạn là quân làm loạn xã hội, gây đau khổ cho nhân dân, cần phải trừng trị.

Thực chất, trong khá nhiều cuộc đối đầu, chính nhà nước, bộ máy cầm quyền đương thời mới là xấu. Nó độc tài, phát xít, mất dân chủ, kìm kẹp nhân dân, áp bức bóc lột, tham nhũng, bán nước… khiến có những lực lượng vùng dậy đấu tranh chống lại để lật đổ nó, nhằm xây dựng chế độ xã hội tốt đẹp hơn, bộ máy cầm quyền trong sạch hơn.

Lực lượng đó không thể là quân phiến loạn. Mà là lực lượng nổi dậy. Hồi xưa ở miền Nam, chính quyền Sài Gòn cũng gọi Việt cộng là quân phiến loạn (còn Việt cộng nhận mình là quân giải phóng), chả nhẽ báo chí của Việt cộng bây giờ lại bắt chước cách gọi ấy để lên án những lực lượng tiến bộ. Cùng dạng sự việc, cùng đối tượng, không thể có hai hay nhiều cách gọi, khi cái tâm cái trí không đàng hoàng, mạch lạc.

Trở lại vụ Syria, tay tổng thống Assad – kẻ độc tài, bề tôi ngoan ngoãn của bọn phát xít Nga kia chỉ có thể gọi nó bằng thằng (nhìn cái mặt đã thấy ghét, dù không nên dựa vào hình dong để đánh giá con người). Dựa hơi Nga, tất cả những đứa chơi bời, quan hệ với Putin với Medvedev, bắt tay bắt chân với nó đều đáng gọi bằng thằng. Nổi dậy phế bỏ kẻ độc tài và chính quyền của nó thì là sự nghiệp chính nghĩa, là nghĩa quân chứ không phải quân phiến loạn.

Quân chính phủ thường mạnh hơn, lực lượng nổi dậy thường yếu hơn, không thể lấy mạnh yếu để luận anh hùng, tốt xấu, nhưng muốn đánh giá đúng về từng phía, thì cần coi họ chiến đấu vì cái gì, có được lòng dân chúng hay không. Nếu chưa có dịp tìm hiểu kỹ, thì đừng làm cái loa phát ngôn không công cho một thế lực nào đó, đừng vô hình trung đứng về phía nào đó, mà coi thường nghề nghiệp.

Ông Maddox hàng xóm nhà tôi cười, bảo đừng có dạy đĩ vén váy, chúng làm thế quen rồi, vả lại có chỉ đạo cả đấy, chẳng thế hoàn lương quay về chính đạo được đâu.

N.T.

Nguồn: Blog Nguyễn Thông

This entry was posted in Bông Lau, HTS, Nga, Người Kurds, Nguyễn Khan, Nguyễn Thông, Syria. Bookmark the permalink.