Mãn tải cán bộ

Nguyễn Huy Cường

Lần đầu tiên tôi gặp từ “mãn tải” là khi báo chí nói về cao tốc Cam Lộ/La Sơn. Bài báo cho biết nay cao tốc phải… cấm xe tải hạng nặng, xe khách giường nằm chạy trên đường này vì lượng xe lớn, con đường này đã MÃN TẢI.

Có rất nhiều điều cần bàn về cái “lệnh này, nhưng hôm nay tôi chỉ xoáy vào hai chữ “Mãn Tải”.

Nếu hiểu ‘mãn tải” là một tiện ích nào đó, một cơ sở nào đó, một chức năng nào đó không còn năng lực để làm tốt công năng của mình khi nó đã vận hết công suất, thì … Thủ tướng có mãn tải hay không?

Bập vào đề tài này tôi gần như sửng sốt với “chỉ đạo khẩn cấp từ Thủ tướng, Phó thủ tướng khi nói về mở rộng cao tốc Cam Lộ La Sơn.

Để làm một con đường cao tốc, phải có một quy trình đặc biệt nghiêm túc về kỹ thuật, kinh tế,vận hành, tầm nhìn, v.v.

Riêng khâu tiền khả thi đến ca xe ủi đầu tiên san nn đường phải mất một năm là ít.

Có thể nói không cần đến chức Phó thủ tướng hay Thủ tướng phải rõ những vấn đề này, mà ở ngay cấp Vụ, Viện và Bộ GTVT phải biết.

Nếu Thủ tướng trăm công ngàn việc, đang “Mãn tải” hoặc có khi quá tải thì chính những cấp quyền vừa nói phải biết.

Không chờ đến lúc xe lật, người chết, mới chỉ đạo “khẩn cấp” như kiểu trên (mà khẩn cấp kiểu này thường phải trả giá đắt).

Tôi vào Google tra thử cụm từ “Thủ tướng chỉ đạo khẩn cấp” mà hoa cả mắt.

Tại đây thấy một tinh thần (hơi lơ mơ) rằng hầu như các cấp thẩm quyền bên dưới gần như vô trách nhiệm.

Thủ tướng gần như trở thành vụ trưởng vụ Thanh tra, cái gì cũng đến tay!

Tôi đã viết trên Tạp chí Cộng sản bài “Bệnh thụ động” chỉ ra một nét là nhiều đại biểu Quốc hội khi chất vấn các Bộ trưởng, gay gắt đề cập Bộ trưởng trả lời cả những việc thuộc phạm vi trách nhiệm của chính ông bà này. 

Nhìn thử ba chục kết quả diện ưu tiên” trong hàng trăm kết quả khi tra từ khoá “Thủ tướng chỉ đạo khẩn” thì thấy tính thụ động xem như trội nhất.

Có vẻ như nhiều ngành, nhiều chức sắc, nhiều cơ quan trong hệ thống điều hành nhà nước từ cấp Huyện trở lên đã “mãn tải”, cần được điều chỉnh.

Có hai loại mãn tải, tạm lấy hình ảnh cái xe ô tô vận tải ra làm ví dụ để kết lại status này.

Loại mãn tải thứ nhất là cái xe quy định chở 20 tấn nay phải chở 40 tấn. Không những mãn tải mà còn quá tải nghiêm trọng.

Loại mãn tải thứ hai là cái xe, dù quy định chở 20 tấn nhưng nó rệu rã, yếu ớt chỉ chở được 10 tấn đã ậm ạch, thậm chí đánh bài ỳ. Trong công tác tổ chức nhà nước, quản trị hành chính, sự nghiệp cần xoáy mạnh vào yếu tố này, nếu cần, thay xe khác.

Hiện tượng quá tải thứ hai. Quá tải năng lực của anh nào giới hạn tốc độ xe cộ trong tấm biển này.

N.H.C.

Nguồn: FB Nguyễn Huy Cường

 

This entry was posted in Nhân sự của Đảng, Quản lý nhà nước. Bookmark the permalink.