Công bằng?

Kim Van Chinh

1. Nguyên lý công bằng là mục tiêu phấn đấu của các xã hi văn minh, trong đó có Việt Nam hiện nay.

Công bằng có 2 phương diện: 

- Công bằng theo chiều dọc: Ai làm nhiều, ăn nhiều, làm ít, ăn ít (nguyên tắc số 1 của CNXH là vậy  làm theo năng lực, hưởng theo lao động). Trong chuyện tham nhũng thì ai ăn to tội lớn, ăn ít tội bé (đo bằng tiền).

- Công bằng theo chiều ngang: không phân biệt tầng lớp, đẳng cấp, chức vụ, tội như nhau thì án xử như nhau (không có vùng cấm).

Công bằng còn có phiên bản công bằng + hoặc ++ do các chính trị gia dân túy thường thực hiện: Ví dụ Cụ Hồ cho rằng cán bộ phải khổ hơn nhân dân, là công bộc của dân… Cụ Trần Thủ Độ xưa cũng hay dân túy qua câu chuyện mấy đứa cùng quê đến xin chức vụ, ông lệnh rằng muốn nhận chức vụ kiểu vậy thì phải chặt ngón chân ngón tay đánh dấu là người cùng quê làm cho bọn cơ hội chạy mất dép, người đời hả hê… 

2. Vậy mà phong trào “đốt lò” hiện nay liệu có công bằng không?

Hãy xem vụ bắt chủ tịch và GĐ sở ở Phú yên gần đây: Hai ông chịu trách nhiệm gây thiệt hại 10 tỷ  bắt giam, cách chức. Giả sử 10 tỷ thiệt hi này đưc hối lộ 50% cho 2 ông, thìmỗi ông nhận 2,5 tỷ.

Lấy đó làm mốc công bằng chiếu sang các vụ án khác đã kết luận theo cả chiều dọc và chiều ngang, ví dụ vụ AIC gây thiệt hại mỗi dự án hàng mấy chục tỷ đến hàng trăm tỷ. Vậy tất cả các chủ tịch, GĐ và Bộ trưởng liên quan đều phải bị bắt giam mới công bằng… 

Công bằng mà không thực hiện được sẽ làm xã hội mất niềm tin vì nó cho thấy xã hội không có công bằng… 

Đơn giản vậy thôi.


K.V.C.

Nguồn: FB Kim Van Chinh

 

 

This entry was posted in Luật pháp Việt Nam, tham nhũng. Bookmark the permalink.