Kinh tế hụt hơi…!

Bac Nguyen

Nhìn bình diện kinh tế toàn cầu đang có nhiều biến động chưa từng có, biến động này ngày càng xấu, xấu đến mức độ biểu đồ đại khủng hoảng kinh tế có thể xẩy ra bất cứ lức nào.

Các nước phát triển mà đại diện là nhóm G7 đang đối mặt với khó khăn chưa từng xẩy ra, họ tăng lãi suất tiền gửi đến con số chưa từng có như Canada và Mỹ đạt trên 6%/năm nhằm kiềm chế lạm phát. Số tiền gửi lớn, thời hạn trên 12 tháng có thể thoả thuận lãi suất cao hơn.

Vật giá leo thang, các mặt hàng tiêu dùng tiêu thụ chậm. Bất động sản không giảm giá nhưng giao dịch ảm đạm, nhiều thời điểm đóng băng… nghiêm trọng hơn là nội lực kinh tế thế giới đang bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc chiến tại Ukraine – Russia và Israel – Palestine trên Dải Gaza… tất cả những diễn biến đang xảy ra cho thấy thời gian tới, năm 2024 không mấy sáng sủa.

Việt Nam cũng sẽ chịu tác động cực lớn nếu các chính sách đầu tư công – tư vẫn trong tình trạng trống đánh xuôi kèn thổi ngược. Chính sách vĩ mô tầm lớn chưa nói đến, mà hãy quan tâm đến tầm vi mô của hàng ngàn doanh nghiệp và hàng triệu người dân. Khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể đang chịu tác động lớn chưa từng có. Hàng quán dịch vụ ăn uống ế ẩm, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất tăng giá, sản xuất trong nước trì trệ, logistic chi phí cao… dẫn đến không cạnh tranh nổi với các mặt hàng cùng chủng loại từ Trung Quốc tràn sang: giá rẻ hơn, chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp, giao nhận nhanh hơn, cước phí cạnh tranh.

An ninh năng lượng là vấn đề đáng được quan tâm khi các chính sách ban hành tiền hậu bất nhất. Năng lượng tái tạo được cho là chiến lược tất yếu, được phát động toàn diện, kêu gọi người dân mua sắm trang thiết bị sản xuất điện mặt trời, không sử dụng hết bán lại cho Nhà nước với giá thành chấp nhận được. Đặc biệt là điện áp mái (rooftop) khuyến khích toàn dân tự cung tự tiêu, dư thừa bán lại cho nhà nước giá 8.35 Uscent/kWh. Nhưng lúc này lại đưa ra khuyến nghị người dân bán cho nhà nước với giá 0 đồng. Hàng trăm ngàn hộ dân làm điện mặt trời áp mái đã và đang đứng trước nguy cơ phá sản, bị ngân hàng phát mãi tài sản cầm cố để đầu tư điện mặt trời áp mái.

Ngân hàng Thương mại và Ngân hàng Nhà nước đang dư thừa tiền trong két sắt không giải ngân cho người có nhu cầu vay bởi hàng rào kỹ thuật được bủa vây tứ phía. Khi nhà nước chỉ đạo giảm lãi suất tiền gửi và tiền vay nhưng thực thi chỉ một phía là giảm sâu lãi suất tiền gửi trong dân vào ngân hàng. Tiền ngân hàng cho vay lãi suất vẫn cao, doanh nghiệp, người tiêu dùng được vay là chuyện khác, chuyện cần phải bàn.

Từ những việc gọi là nhỏ với Nhà nước nhưng lớn, rất lớn với dân đang lâm nguy, phá sản là hiện hữu. Nếu các cơ quan quản lý có trách nhiệm không nghiêm túc rà soát lại các chính sách đã ban hành vẫn để tình trạng "bắt cóc bỏ đĩa", "tiền hậu bất nhất" thì hệ luỵ vô cùng lớn cho mọi thành phần kinh tế trong xã hội.

09/12/2023

B.N.

Nguồn: FB Bac Nguyen

This entry was posted in kinh tế. Bookmark the permalink.