Quy hoạch Hà Nội (phiên bản mới)?

Kim Văn Chinh 

Thuỵ Sĩ – Quy hoạch là của dân, hỏi dân mọi chuyện… Không xây được công trình nào to cả nhưng bù lại họ giữ được phong cảnh trời cho

1. Một thành phố, khi bắt đầu phát triển, luôn phải có quy hoạch và kèm theo là hàng loạt công cụ để quản lý, thực hiện quy hoạch… 

Quy hoạch vừa là ý chí của nhóm làm và thực hiện quy hoạch, vừa là hiện thực hóa ý nguyện của dân chúng trong vùng quy hoạch. Xét dến cùng, quy hoạch là nhằm phục vụ cho lợi ích của công chúng, phải do công chúng đồng hành và cùng thực hiện với chính quyền. Do vậy rất nhiều yếu tố của quy hoạch và liên quan đến thực hiện quy hoạch phải kiểm soát được quy hoạch, giám sát được việc thực hiện quy hoạch và đồng hành thực hiện quy hoạch. 

Người Pháp, người Tây Ban nha đã rất thành công khi quy hoạch và phát triển các thành phố lớn như Paris, Barcelona chủ yếu theo ý chí của các kiến trúc sư cộng quyền lực chính quyền đương thời…

Nhưng người Đức, người Thụy Sỹ họ cũng đã quản lý và phát triển được các không gian đô thị và nông thôn theo kiểu của họ, theo văn hóa của họ, khác hẳn với người Pháp và Tây Ban Nha, đáng sống không kém gì người Pháp và Tây Ban Nha!

Nói vậy để mọi người biết: quy hoạch là công việc của toàn dân, do dân, vì dân, dân thực hiện… (theo kiểu dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra…). 

Tôi đến Thụy Sỹ, Đức, rất lạ là họ làm cái gì họ cũng hỏi dân, cái gì cấp phường thì hỏi dân phường, cái gì cấp quận thì hỏi dân trong quận, cái gì cấp thành phố, vùng thì hỏi dân trong tỉnh (bang)… 

Do vậy mà Thụy Sỹ và nhiều vùng nam Đức dù dân rất giàu có nhưng không gian sinh tồn của họ rất bảo thủ (theo cách nhìn của Việt Nam và ông Vượng thì họ rất “ngu” và chả chịu phát triển gì). Chả có nhà chọc trời dù nhà rất đắt? Rất nhiều chỗ đẹp mà chả chịu xây resort cao cấp hoặc sân golf thu tiền? Phí tài nguyên?

Trung Quốc thì khác. Thành phố không người ở nhưng ông cứ quy hoạch đấy, cứ xây đấy, cho tương lai mà. 

Vậy VN ta làm quy hoạch cho Hà Nội sẽ theo mô hình Pháp, Thụy Sỹ, Hàn Quốc, hay Trung Quốc? 

2. Hà Nội đã có 2 đợt quy hoạch lớn (chưa kể một đợt cũng lớn nhưng bỏ dở chừng khi Trung Quốc họ mách chuyển thủ đô lên Xuân Hòa và xây cầu Thăng Long đầu tiên sau chiến tranh là vậy)… 

Quy hoạch của Liên Xô giúp… (ranh giới đến vành đai 3 hiện nay), sửa nhiều lần.

Quy hoạch Hà Nội hồi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng do tư vấn Hàn Quốc lập. Bản quy hoạch này lập cả một trung tâm triển lãm cạnh Cung HN QG để cho dân tham quan. 

Đến nay, hầu như cả hai bản quy hoạch trên dù rất công phu và khi nghiệm thu ca ngợi tận mây xanh, đều phá sản rồi… 

Và người ta lại loay hoay quy hoạch mới? 

Trên thực tế, bản quy hoạch duy nhất được thực hiện và được các chuyên gia gọi là bản “quy hoạch xen cấy”, “quy hoạch nhiệm kỳ”.

Nó biến Hà Nội (mở rộng) thành một không gian bát nháo, loạc choạc, phục vụ cho kinh doanh bất động sản của các đại gia… 

3. Quy hoạch phiên bản 2023: 

Giao cho Đại học Kinh tế quốc dân chủ trì phối hợp thì hỏng rồi. Trường này toàn đao to búa lớn, soạn nghị quyết sáo rỗng thì giỏi chứ biết gì về quy hoạch (thử hỏi Trường có bao nhiêu chuyên gia học hành tử tế và có kinh nghiệm về quy hoạch?)!

Nhưng họ đốt tiền ngân sách thì sẽ kỷ lục thế giới (giống như làm đường ở HN, chỉ được mỗi chỉ tiêu tốn tiền là luôn nhất thế giới, còn chất lượng và chuyên môn thì rất thấp…).

K.V.C.

Nguồn: FB Kim Van Chinh

This entry was posted in Quy hoạch Thủ đô. Bookmark the permalink.