Thả chim

Nguyễn Thùy Dương

Vấn đề ở đây nằm ở tầm nhìn của các vị Quản lý nhà nước. Chim là thước đo môi trường không khí, cá là thước đo môi trường nước. Các vị phải tự có chính sách bảo vệ chim cá cho phù hợp chứ không phải để mỗi năm đến dịp dân cãi nhau vì chuyện này. Đây không phải chỉ là chuyện tâm linh công đức mà còn là chuyện môi trường sống của con người.

Trong khi các nước văn minh nhường đường cho một bầy vịt qua đường thì nước ta nhốt chim từng lồng trước cổng đình chùa. Ngay cả trước lăng Ông Bà Chiểu cũng lồng lồng.

Rồi du khách nước ngoài họ nhìn ta như thế nào đây? Lãnh đạo văn minh tự sẽ xây dựng được con đường văn minh cho Dân tộc. Còn để dân cứ tranh cãi mãi vẫn không ra vấn đề của hành động văn minh thì cần lãnh đạo để làm gì?

Mấy ngày nay, mình thấy người ta chửi nhau chuyện thả chim hay mặc kệ chim. 

Bên mặc kệ chim thì nói thả chim (phóng sinh) là tiếp tay cho tội ác. Càng thả thì tụi bẫy chim càng bắt nhiều chim để bán. Thả chim tạo ra nhu cầu cung, nên bên bán sẽ mua vô nhiều cho người ta thả. Hại loài chim càng khổ đau và bị tiêu diệt nhiều hơn.

Bên thả chim thì nói tụi phản đối thả chim là ngăn chặn phóng sinh, độc ác. Kẻ ngăn chặn người khác thả một loài đang bị giam cầm thì tương lai cũng sẽ trả quả cho hành động đó.

Nhìn chung, hai bên đều có lý. Nhưng cả hai bên không bên nào tự hỏi nhau: Nhà Nước đâu?

Chim càng ngày càng ít, lạm dụng thuốc trừ sâu càng ngày càng nhiều. Tại sao không ban hành lệnh hoặc đưa vào Luật để bảo vệ các loài chim nhỏ khỏi bị săn bắt, đánh bẫy và cấm buôn bán chim? Cứ cấm đi và ai bán sẽ bị lập biên bản xử phạt, tổ kiểm tra thả chim ngay lập tức khi phát hiện chim bị nhốt bán. Làm vậy ai còn muốn buôn bán chim nữa. Tổ kiểm tra cũng tạo công đức không kém mấy ông tụng kinh cả tiếng đồng hồ mới thả chim. 

Nhưng phải làm thường xuyên liên tục, mang tính triệt để chứ không phải hù rồi thôi. Hoặc ra Luật để cán bộ có cớ vòi tiền người bán chim, có tiền thì khỏi bị phạt, không bị thả chim. Hay nặng hơn là xử lý hình sự khi vi phạm nhiều lần. 

Vấn đề ở đây nằm ở tầm nhìn của các vị Quản lý nhà nước. Chim là thước đo môi trường không khí, cá là thước đo môi trường nước. Các vị phải tự có chính sách bảo vệ chim cá cho phù hợp chứ không phải để mỗi năm đến dịp dân cãi nhau vì chuyện này. Đây không phải chỉ là chuyện tâm linh công đức mà còn là chuyện môi trường sống của con người. 

Trong khi các nước văn minh nhường đường cho một bầy vịt qua đường thì nước ta nhốt chim từng lồng trước cổng đình chùa. Ngay cả trước lăng Ông Bà Chiểu cũng lồng lồng.

Rồi du khách nước ngoài họ nhìn ta như thế nào đây? Lãnh đạo văn minh tự sẽ xây dựng được con đường văn minh cho Dân tộc. Còn để dân cứ tranh cãi mãi vẫn không ra vấn đề của hành động văn minh thì cần lãnh đạo để làm gì?

N.T.D.

Nguồn: FB Nguyễn Thùy Dương

 

This entry was posted in Môi Trường, Quản lý nhà nước, Văn hóa xã hội. Bookmark the permalink.