Câu hỏi khó trả lời

Thái Hạo

Lê Công Định

Anh viết stt này rất hay! Nghĩ đến tương lai dân tộc với những con người mang não trạng như vậy, mà vẫn luôn ngạo nghễ, thấy thật kinh hoàng!

Nguyen Thi Khanh Tram

Cái vấn đề cốt lõi là giá trị sống. Họ chọn vinh thân phì gia Thái Hạo ạ. Ngôi trường đó chị tốt nghiệp ĐH đấy, khoa Anh 1983.

Ngô Trường An

Tôi nghĩ những người như ông Sơn này đông hơn quân Nguyên. Không những gia cảnh khá giả, đủ điều kiện sống. Mà, có những kẻ đang thất nghiệp, làm bữa sáng lo bữa tối…. cũng vẫn não trạng ấy. Dù nghèo đói thiếu thốn mọi thứ, nhưng lòng tự hào về đảng về bác thì họ có thừa!

Nguyễn Phương

Chú Sơn hiện nay đang tự chọc nát lỗ tai và đâm mù mắt mình để không phải thấy những tượng đài của mình đang "ngạo nghễ" trước tòa. Và chắc hôm nay chú mới khâm phục câu nói của ông Thiệu.

Không nói chuyện đảng viên của đảng tham nhũng đang tấu hài trong phiên tòa giải cứu nữa, nói qua chuyện dân.

Nghe nói, ông Nguyễn Viết Sơn này là cựu học sinh chuyên Lam Sơn lừng lẫy một thời, tốt nghiệp Đại học Sư phạm Ngoại ngữ HN, nay đang dạy tiếng Anh, khá hot. Gia cảnh (nhìn ông khoe nhà đẹp khoe xe sang trên FB) thấy cũng thuộc loại có tiền. Vậy cái gì khiến ông ấy ra nông nổi này?

Thiên nan vấn.

Làm sao để có được cái dân trí trung bình, hay cái tư cách, nhân cách của một con người tối thiểu khi mà ngay đến kẻ học giỏi, ngoại ngữ ổn thỏa (đủ để tiếp cận thông tin đa chiều) và không còn phải vì miếng ăn mà buộc mình nịnh bợ luồn cúi nhưng lại vẫn u mê ám muội đến mức một dư luận viên hạng bét cũng phải "kính nể" thế này?

Bài Ngạo nghễ Việt Nam này của Sơn, rõ ràng chứng tỏ người viết cũng thuộc loại văn hay chữ tốt, nó xứng đáng là một "áng hùng văn" chứ không phải xoàng. Tóm lại, Sơn có đủ mọi thứ "ưu việt" nhưng kỳ lạ thay, lại vẫn thiếu một điều sơ đẳng nhất: nhận thức. Là vì sao đây?

Và có bao nhiêu Nguyễn Viết Sơn đang đi lại ngoài kia, bao nhiêu Nguyễn Viết Sơn đang đứng nói đạo lý trên bục giảng?

Đứng trước những hiện tượng bất khả giải thế này về người Việt, lại bàng hoàng nhớ câu "Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh" của Nguyễn Du, hơn 200 năm trước…

Có thể là hình ảnh về văn bản

T.H.

Tác giả gửi BVN

Một câu chuyện khác:

Thương chi thương lạ…

Lưu Trọng Văn

Sáng 13/7, Thiếu tướng

Duong Qui Dao

Vụ án này là mình chứng hùng hồn cho câu thành ngữ "MIỆNG QUAN TRÔN TRẺ".

Chưa có khi nào quan chức lại phát ngôn ngu xuẩn, ngây ngô như lúc này.

Đồng tiền đã làm cho chúng lú lẫn hết hay oan hồn của ba vạn đồng bào đã đòi nợ chúng, bắt chúng phải sống không bằng chết .

Chúng phải chịu quả báo là phải đạo của đời.

Nguyễn Anh Tuấn, Phó giám đốc CA Hà Nội, bị cáo buộc về tội Môi giới hối lộ, trong 41 phút trả lời xét hỏi đã hơn 10 lần nói "rất thương" Nguyễn Thị Thanh Hằng, Phó tổng giám đốc Công ty Bầu Trời Xanh (BlueSky) nên thiết kế cho gặp Hoàng Văn Hưng, Trưởng phòng điều tra của Cục An ninh điều tra, Bộ Công an.

Vậy tình thương của ông Tuấn thể hiện thế nào?

tướng an ninh phụ trách điều tra của công an thủ đô, ông Tuấn nếu thực sự thương em gái kết nghĩa thì phải mắng mỏ em gái khi biết em gái làm điều xấu xa là

đưa hối lộ, và khuyên em gái kết nghĩa ra đầu thú, khai báo trung thực chứ.

Quá am hiểu pháp luật, luôn nhân danh pháp luật tại sao ông lại thương kiểu chạy án, lừa dối đảng mà ông tuyên thệ”chỉ biết còn đảng còn mình”, như vậy?

Còn nữa, nếu thương em gái kết nghĩa thì ai lại nỡ lấy 400.000 dola của em gái thủ riêng bao giờ.

Thương chi thương lạ rứa ngài Thiếu tướng ơi!

Vụ án này Bộ Công an đã vào cuộc quyết liệt nên cái sự “thương vay, khóc dối” của ông tướng cùng ngành mới bị tới số vạch trần.

  

L.T.V.

Tác giả gửi BVN

This entry was posted in Dân trí, Phe nhóm, tham nhũng. Bookmark the permalink.