Vào đêm ngày 6 tháng 6, Liên bang Nga đã cho nổ đập của nhà máy thủy điện Kakhovka, nằm gần thành phố Nova Kakhovka trong vùng lãnh thổ của tỉnh Kherson bị tạm chiếm.
Hàng chục khu dân cư ở cả hai bên sông Dnipro có nguy cơ bị ngập lụt.
Các đơn vị của Cảnh sát quốc gia và Cơ quan các tình huống khẩn cấp nhà nước của tỉnh Kherson đang thực hiện các biện pháp khẩn cấp để sơ tán dân thường khỏi các khu vực lũ lụt có thể xảy ra. Cư dân của bờ trái bị tạm chiếm của tỉnh Kherson đang được cảnh báo.
Chúng tôi coi việc Liên bang Nga cho nổ đập thủy điện Kakhovskaya là một hành động khủng bố chống lại cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine, nhằm mục đích gây ra tối đa tổn thất về người và sự hủy diệt. Cuộc tấn công khủng bố vào thủy điện Kakhovka trước đây đã được thảo luận tích cực ở cấp lực lượng chiếm đóng ở tỉnh Kherson và các nhà tuyên truyền trên truyền hình Nga, điều này cho thấy rằng cuộc tấn công đã được lên kế hoạch từ trước.
Việc phá hủy đập thủy điện Kakhovka là khủng bố sinh thái và nhân tạo, thảm họa nhân tạo lớn nhất ở châu Âu trong những thập kỷ gần đây, một biểu hiện khác của tội ác diệt chủng của Nga đối với người Ukraine. Đây là phản ứng của Điện Kremlin đối với các nước kêu gọi đàm phán hòa bình với Liên bang Nga.
Do mực nước trong hồ chứa Kakhovka giảm, có thể có nguy cơ xảy ra sự cố tại một cơ sở hạ tầng quan trọng khác mà Nga chiếm giữ – Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.
Chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ vụ tấn công khủng bố của Nga vào nhà máy thủy điện Kakhovka.
Tội ác do con người gây ra của Liên bang Nga khẳng định tính cấp thiết cao của Công thức hòa bình của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Chúng tôi kêu gọi các đối tác quốc tế tham gia thực hiện càng sớm càng tốt, đặc biệt là các điểm về phòng chống sự hủy diệt sinh thái, an ninh năng lượng và hạt nhân.
Nga sẽ phải bồi thường mọi hậu quả do tội ác của mình gây ra: cả về con người lẫn cơ sở hạ tầng và môi trường.
Chúng tôi cũng kêu gọi các quốc gia thuộc Nhóm G7 và EU khẩn trương xem xét việc áp đặt các biện pháp trừng phạt sâu rộng mới đối với Liên bang Nga, đặc biệt là đối với ngành công nghiệp tên lửa và hạt nhân của Nga.
Theo kết quả của cuộc họp Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia vào sáng ngày 6 tháng 6, đã thông qua danh sách các hành động của Bộ Ngoại giao Ukraine trong bối cảnh phản ứng do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Dmytro Kuleba đề xuất, trong đó, đặc biệt, bao gồm việc Ukraine triệu tập cuộc họp khẩn của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và đưa vấn đề vụ tấn công khủng bố của Nga vào cuộc họp của Hội đồng Thống đốc IAEA, cũng như sự tham gia của Cơ chế Bảo vệ dân sự của Liên minh châu Âu.
Read in English: https://mfa.gov.ua/…/zayava-mzs-ukrayini-shchodo…
Nguồn: FB Nataliya Zhynkina
—
Thông tin thêm:
Thảm hoạ Kakhovka – Ai vô tình? Ai hữu ý?
Mới hơn 1 ngày trước, không cần tiếng nổ tên lửa hay các cảnh quay chiến tranh, báo chí thế giới đồng loạt đưa tin con đập Kakhovka gần Kherson đã vỡ, dâng mực nước vùng hạ du lên 4-5 m, tối đa vào hôm nay có thể là 7 m, nhấn chìm gần 50 làng mạc hai bờ thuộc cả hai phe xâm lược cùng chống xâm lược. Tuy mỗi bên đều đổ lỗi cho bên kia, nhưng không thể phủ nhận là toàn bộ khu vực xảy ra thảm hoạ đang còn nằm trong tay quân Nga, kể cả nhà máy điện hạt nhân cách mấy chục km bên bờ hồ chứa cũng đang bị đe doạ mất nước làm mát và khả năng bị gây sự cố bất kể lúc nào thích hợp.
Truyền thông các bên hầu hết đưa tin hời hợt khiến người đọc, người nghe muốn biết bản chất sự việc đều rất khó hình dung, lúc thì nói nứt vỡ đập bê tông, lúc nói nhà máy hư hại, vậy là đành phải hỏi cụ Gúc cho rõ! Nếu đơn thuần về quân sự thì đã có thể hỏi Phúc Lai GB!
Một con đập chắn nước đều phải gồm một hồ chứa và một hoặc nhiều đập chính lẫn phụ, chúng được xây bằng đất hoặc bê tông. Đập Kakhovka nằm cuối cùng trên dòng Dnhiev được xây từ 1956 thời LX, tuổi đời hơn nửa thế kỷ, là công trình vĩ đại nhất hồi đó, góp phần điện khí hoá LX dưới lòng nhiệt tình của TBT Khrutsev dâng tặng quê hương cùng bán đảo Crimea về sau. Chuyện Crimea thì thật ra trước đó không hẳn thuộc Nga, chính xác chỉ đơn giản là thuộc LX, giao về cho Ukraine để dễ quản lý cả nguồn điện và nước (lấy từ chính hồ này) và còn do Ukraine lúc đó là quốc gia độc lập tại LHQ song hành cùng LX, vì thế, về chính danh thì Crimea cần xác nhận quyền quản lý để LHQ và thế giới cùng biết. Nếu ngược về trước nữa, năm 1919 khi Ukraine gia nhập Liên Xô cùng Nga thì Crimea chẳng thuộc nước nào mà chỉ là vùng tự trị của người Tatar, còn gọi là Kozak, vốn được nhiều bên cả Hồng lẫn Bạch quân lôi kéo để mượn nhờ tài đánh kiếm và kỵ binh của họ. Đến thời Khrutsev thì việc tự trị của người Tatar gặp khó khăn do dân cư đã bị Stalin lừa chuyển đi vùng Kazan và càng khó khăn với nguồn điện-nước… Nhưng ta quay lại chuyện con đập!
Hồ-đập thuỷ điện Kakhovka xây dựng trên sông Dnhiev và đến nay vẫn đứng trong top 20, nhưng hồi ra đời thì nó lớn thứ nhì thế giới chỉ sau Grand Coulee của Mỹ. Kakhovka có thiết kế tràn bê tông-nhà máy thuỷ điện nằm ngay lòng sông và hai nhánh đập đất gồm bờ hữu gần 1 km và bờ tả gần 2 km, phần ngang sông được đập-tràn chắn dài 3,2 km, chiều cao đập 30 m. Đường ống áp lực dẫn từ hồ chứa về tổ máy lấy độ chênh cột nước gần 30 m và dài đến ~ 80 km, là khoảng cách từ khu hồ chính đến khu đập-tràn-nhà máy phát điện vừa bị sự cố (xem Hình 2 và 3). Hồ này trữ đến 18 tỷ khối nước, lớn gấp đôi so với hồ Hoà Bình, càng hơn nhiều hồ Trị An chỉ 2,5 tỷ khối.
Các ảnh chụp tình trạng vỡ đập (Hình 1) cho thấy sự cố xảy ra tại khu nhà máy và đập giáp ranh, chúng có bề rộng cũng hơn 100 m và quá đủ để tháo nước rồi dần phá huỷ mở rộng. Như vậy hầm chìm các tổ máy coi như xong, và đường ống áp lực đang bị tàn phá thoải mái. Chưa thấy công bố thiệt hại nhân mạng, từ năm ngoái cũng đã có thông tin Nga thay đội ngũ vận hành thuỷ điện sau khi gài “đồ chơi” khắp nơi để “bảo vệ” trước quân Ukraine, trừ nhà máy điện hạt nhân giáp hồ chứa xa phía trên thì vẫn để người Ukraine vận hành. Như vậy tại nhà máy điện, nếu không có thiệt hại nhân mạng đã chứng tỏ không phải do phía Ukraine phá hoại bất ngờ, mà do Nga tự phá có tổ chức.
Một điều nữa là ở đây cho thấy sự phá huỷ các tổ máy ngầm dẫn đến xói trôi phần đập đất tiếp giáp. Nếu do Ukraine pháo kích thì đạn pháo phải thuộc loại mạnh xuyên sâu cỡ vài chục mét bê tông và cực chính xác trúng công trình ngầm xả ống áp lực, và quan trọng nhất vẫn là phải có tiếng nổ và nhà cửa phần nổi phải bị rung chấn hư hại. Nhưng trên ảnh thì phần nhà máy còn lại vẫn nguyên vẹn, dân cư cũng không ai nghe tiếng nổ pháo, các liều thuốc nổ đặt ngầm thì vốn không cần nhiều, chỉ cần nứt nhỏ kết cấu rồi để nước áp lực làm nốt các việc còn lại.
Giả thiết về đặc nhiệm Ukraine lẻn vào phá hoại là không thể có và cũng chưa có, trừ khi sau này phía Nga bí quá lại dựng ra tiếp. Nhưng đặc nhiệm nào vào khoan lỗ đặt chất nổ ngon lành thế? Chả hoá ra quân đội Nga không chỉ bảo vệ trên không đã dở mà dưới đất cũng dở nốt!
Đi kèm một sắc lệnh không điều tra các phá hoại do chiến tranh mới được ngài “Phu biết tuốt” ký chưa ráo mực, ta không kỳ vọng gì về an toàn hạt nhân sắp tới như giả bộ cạn hết nước làm mát, quốc tế vào giám sát sẽ không được hợp tác nữa, vẫn cái trò thấy Crimea khả năng mất dù là lằn ranh đỏ nhất, không ăn thì đạp đổ vẫn là cách xử sự của những người hùng giang hồ!
Tội chồng tội là thứ mà kẻ ưa gây tội luôn coi thường nhất, nhưng dũng khí đối mặt lại chả có xíu nào nên lựa chọn như Hitler xưa vẫn thường là giải pháp!
L.H.A.
——–
Những kẻ khủng bố Nga một lần nữa chứng minh rằng chúng là mối đe dọa đối với mọi sinh vật sống
Việc phá hủy một trong những hồ chứa nước lớn nhất ở Ukraine là hoàn toàn có chủ ý. Ít nhất 100 nghìn người sống ở những khu vực này trước cuộc xâm lược của Nga. Ít nhất hàng chục ngàn vẫn còn ở đó. Hàng trăm ngàn người đã bị bỏ lại mà không tiếp cận được với nước uống. Các cơ quan của chúng tôi, tất cả những người có thể giúp đỡ mọi người, đều đã tham gia. Nhưng chúng tôi chỉ có thể giúp đỡ trên lãnh thổ do Ukraine kiểm soát. Về phần bị Nga chiếm đóng, những kẻ chiếm đóng thậm chí không cố gắng giúp đỡ mọi người.
Điều này một lần nữa cho thấy sự hoài nghi với những gì mà Nga đối xử với những người dân bị chiếm đất và những gì Nga thực sự mang lại cho châu Âu và thế giới.
N.Z.