“Phải dừng ngay xuất khẩu khoáng sản thô”

Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Văn Thuận đề nghị, trong chiến lược tài nguyên khoáng sản phải nói rõ việc dừng xuất khẩu khoáng sản thô. Theo ông Thuận, cả chục năm nay nước ta xuất khẩu khoáng sản thô, trong khi các nước đang mua vào.

Từ thực tiễn hiện nay ông Thuận đề xuất, chỉ trừ những dự án đã ký cho thực hiện nốt, còn với những dự án về sau, kể cả than, bô xít phải cho dừng. “Trong luật phải rõ chiến lược tài nguyên, không thể tận thu, không thể dùng hết, con cháu chúng ta không còn gì khai thác”, ông Thuận nhấn mạnh.

(Dân trí) – Trước thực trạng khai thác, sử dụng khoáng sản hiện nay, một số ý kiến tại Thường vụ Quốc hội đã kiến nghị thực hiện giải pháp mạnh, trong đó có việc quy định dừng ngay xuất khẩu khoáng sản thô….

Tại buổi thảo luận của Thường vụ Quốc hội về dự thảo Luật Khoáng sản sửa đổi, chiều 23/7, Phó Chủ nhiệm UB Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nghiêm Vũ Khải cho hay, trong một cuộc hội thảo mới đây, một nhà kinh tế đã ví von, tình trạng khai thác tài nguyên Việt Nam đang theo… chủ nghĩa thực dân.

Điều này thể hiện ở sự vơ vét cạn kiệt, vì lợi nhuận, không quan tâm đến môi trường, không coi trọng chế biến sâu. “Khai thác hiện nay chưa đảm bảo 3 lợi ích là Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, chưa khuyến khích khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả”, ông Khải nhận định.

Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Văn Thuận đề nghị, trong chiến lược tài nguyên khoáng sản phải nói rõ việc dừng xuất khẩu khoáng sản thô. Theo ông Thuận, cả chục năm nay nước ta xuất khẩu khoáng sản thô, trong khi các nước đang mua vào.

Từ thực tiễn hiện nay ông Thuận đề xuất, chỉ trừ những dự án đã ký cho thực hiện nốt, còn với những dự án về sau, kể cả than, bô xít phải cho dừng. “Trong luật phải rõ chiến lược tài nguyên, không thể tận thu, không thể dùng hết, con cháu chúng ta không còn gì khai thác”, ông Thuận nhấn mạnh.

Trước những lo ngại của các Ủy viên Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Tài nguyên – Môi trường Phạm Khôi Nguyên “trấn an”, những người soạn thảo luật sẽ thiết kế một số điều để ngăn chặn xuất khẩu thô, coi trọng chế biến sâu.

Cũng theo ông Nguyên từ trước tới nay ta chưa có chiến lược khoáng sản, lần này sẽ xây dựng chiến lược cụ thể. Tuy nhiên, đây cũng là chiến lược ngành như nhiều ngành khác nên sẽ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và trong những trường hợp cần thiết sẽ báo cáo Quốc hội.

Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên: sẽ thiết kế một số điều để chặn xuất khẩu thô

Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên: sẽ thiết kế một số điều để chặn xuất khẩu thô

Về quy hoạch khoáng sản, theo Bộ trưởng Nguyên, trước đây không có, chỉ nói bao nhiêu mỏ, bao nhiêu nhà máy chế biến, khu nào cấm khai thác… Nhưng trong luật lần này, quy hoạch khoáng sản sẽ tổng thể hơn nhiều.

Chuyển sang vấn đề cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, để tránh cấp phép tràn lan như vừa qua, thẩm quyền cấp phép tập trung chủ yếu về Bộ Tài nguyên – Môi trường như quy định trong dự thảo luật là hợp lý.

Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng cho rằng, nguồn thu chủ yếu của ta vẫn từ khoáng sản, trong đó dầu khí chiếm 28% ngân sách. “Phần chúng ta làm ra chưa nhiều, chủ yếu vẫn do tạo hoá, do thiên nhiên ban cho nên việc có chiến lược tài nguyên khoáng sản là rất quan trọng”, ông Vượng nói.

Tuy nhiên, với vấn đề đấu giá để chọn đúng tổ chức, cá nhân có năng lực, tránh mua đi bán lại, ông Lưu cho rằng, cần phải có quy định cụ thể để có tính khả thi.

Ủng hộ việc đấu giá, nhưng Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Đào Trọng Thi cũng băn khoăn về việc chuyển nhượng sau đấu giá. Theo ông Thi, đấu giá coi trọng năng lực, trong khi chuyển nhượng nhiều khi chỉ chú ý đến giá cao.

“Có lẽ chúng ta phải tính tới phương án chọn anh đứng thứ 2, thứ 3 trong đấu giá hoặc đấu giá lại… Nếu không thực hiện như vậy, những nhà thầu có năng lực đứng ra đấu thầu rồi bán lại cho anh không có năng lực lấy chênh lệch cao” ông Thi đề xuất.

Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng cho rằng, ông “không hiểu” khi đấu giá quy định chặt chẽ, nhưng giao xong lại cho chuyển nhượng. “Dứt khoát không cho chuyển nhượng, không làm được thì giao lại cho Nhà nước”, ông Vượng bày tỏ.

Trước những ý kiến của đại biểu, đại diện cho phía cơ quan soạn thảo, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam lập luận, cơ quan nhà nước sẽ thẩm định việc chuyển nhượng để hạn chế tối đa việc mua đi bán lại.

CC


Nguồn: http://dantri.com.vn/c20/s20-410791/phai-dung-ngay-xuat-khau-khoang-san-tho.htm

This entry was posted in kinh tế. Bookmark the permalink.