Lãnh đạo ngành Công thương đổ thừa nguyên nhân thiếu xăng lãng xẹt!

Mai Bá Kiếm

Phàm những người thiếu kiến thức phổ thông hay cãi lãng xẹt, giống Bộ trưởng Bộ Công thương và PGĐ Sở Công thương TPHCM.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên so sánh không cùng mẫu số: “hơn 100 cây xăng đóng cửa so với 17.000 cây xăng trên cả nước thì đó không là phổ biến”. Người có học phân số sẽ cho kết quả là tỷ lệ %, còn Bộ trưởng chia ra "tỷ lệ" thành chữ “không phổ biến”. Trái nghĩa của “phổ biến” là “cá biệt” = “cây xăng đóng cửa là cá biệt”!

Ông Diên không biết thống kê, xác xuất, nên lấy mẫu số sai. Tính đến 10/10, TPHCM có 220 cây xăng ngưng bán trên tổng số 550 cây xăng trên địa bàn, chiếm tỷ lệ 22%. Ông Diên lấy mẫu số chung “cây xăng cả nước” để “pha loãng" tỷ lệ ra “không phổ biến”.

22% cây xăng ở TPHCM đóng cửa làm ùn xe máy ở các cây xăng còn lại, nhưng PGĐ Sở Công thương Nguyễn Nguyên Phương đổ thừa “có rất nhiều xe, khi nhìn đồng hồ xăng, còn tới nửa bình hoặc 2/3 bình cũng chen vào đổ”.

clip_image001

Xe còn nửa hoặc 2/3 bình không làm tăng chu kỳ đổ xăng hay tăng mức tiêu thụ. Người để cạn bình nhưng châm không đầy là người làm tăng số lượt (chu kỳ) đổ xăng hơn người chỉ đổ 1/3 hay ½ bình là đầy. Chỉ có dốt toán phổ thông mới “cãi chày” như vậy! Ông Diên và ông Phương chỉ biết chuyện vi mô làm sao điều hành vĩ mô?

VÌ SAO MỖI NƯỚC CHỈ CẦN 5, 3 ĐẦU MỐI XĂNG DẦU?

Tôi viết 3 bài về điều hành xăng dầu vĩ mô (có 1,5K, 2K và 900 like) thật uổng công! Tôi so sánh từ Pháp thuộc đến VNCH chỉ có 3 đầu mối cung ứng xăng dầu, còn hiện nay Bộ Công thương cấp phép 38 đầu mối (2 đầu mối bị rút phép).

Tôi được chút an ủi, khi Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc nói: “quản lý điều hành giá xăng dầu là trách nhiệm của Bộ Công thương. Nước ta có đến 36 DN đầu mối, trong khi các quốc gia lớn như Nhật Bản cũng chỉ có 5 DN đầu mối”.

Đáng tiếc, ông Phớc không chứng minh “đa đầu mối nhỏ lẻ” đã vô hiệu hóa việc điều hành cung ứng vĩ mô. Còn, ông Diên có thú nhận “Do chi phí kinh doanh tăng mạnh và thương nhân đầu mối không đủ nguồn hàng nên chỉ duy trì trong hệ thống và chỉ tồn kho theo quy định”.

“Chỉ tồn kho theo quy định” là gì?

Thí dụ, một DN đầu mối nhập “X tấn xăng dầu” để cung ứng cho các cây xăng trong hệ thống trong 10 ngày (giữa 2 kỳ điều chỉnh giá) thì đầu mối đó phải nhập thêm “X tấn” để dự trữ.

Cả nước, 36 doanh nghiệp đầu mối nhập đủ lượng xăng cho 500 DN phân phối (bán lại 17.000 cây xăng bán lẻ) trong 10 ngày và dự trữ thêm 10 ngày nữa. Cho nên, nếu thiên tai, đich họa kéo dài hơn 10 ngày là xong phim!

Trong 36 đầu mối, chỉ Petrolimex có đủ hạ tầng cơ sở (kho dầu, cảng dầu, tàu dầu, xe bồn…) đủ năng lực tài chính và đàm phán, chủ động dự đoán nhu cầu tiêu thụ trong nước để tìm kiếm đối tác, ký kết hợp đồng sớm để chốt giá hợp lý.

Ngày 24/2/2022, Bộ Công thương giao “top 10 đầu mối” tăng nhâp khẩu thêm 2,4 triệu m3 xăng dầu, để bù đắp sản lượng thiếu hụt của NM Lọc dầu Nghi Sơn.

Chỉ riêng Petrolimex, từ đầu năm 2022 (lúc Nghi Sơn thông báo giảm sản lượng) Petrolimex đã rà soát các hợp đồng nhập khẩu với các đối tác và thực hiện ký kết, trước khi Bộ Công Thương chỉ đạo.

9 đầu mối còn lại gặp khó vì giá thế giới tăng! Tuy nhiên, sự chủ động ký kết sớm của Petrolimex chỉ cung ứng đủ cho 5.500 cây xăng của mình khỏi đóng cửa khi giá dầu thế giới giảm!

Từ Pháp đến VNCH chỉ cần 3 đầu mối Shell, Esso, Caltex đã bảo đảm dự trữ xăng dầu 6 tháng cho tiêu dùng và chiến tranh, ổn định giá, từ năm 1968 đến 1975, dù Tổng kho dầu Nhà Bè bị pháo kích, đặc công nổ phá bồn dầu, cháy cả tuần lễ.

Nên nhớ rằng, Toàn quyền Pháp không chọn đầu mối nào là công ty Pháp, chứng tỏ tự do thương mại không mang tính lợi ích cục bộ!

M.B.K.

Nguồn: FB Ba Kiem Mai

This entry was posted in Quản lý nhà nước, Xăng dầu. Bookmark the permalink.