Tội ác của Bộ Y: đã nhập hàng cận date còn gia hạn dùng 3 tháng!

Mai Bá Kiếm

Hơn 120 trẻ nhập viện sau tiêm, Thanh Hóa dừng lô vaccine

Ông cũng cho biết lô vaccine Pfizer tiêm cho các học sinh này do Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) phân bổ, được gia hạn sử dụng đến ngày 28/2/2022 theo phê duyệt của Bộ Y tế và xác nhận từ nhà sản xuất. Hiện lô vaccine này đã được ngừng tiêm, thay bằng lô vaccine khác, theo ông Hoa. Huyện Hoằng Hóa nhận 6.690 liều vaccine Pfizer tiêm cho trẻ 12-17 tuổi. Ngày 1/12, khi tiêm được 5.200 mũi thì xảy ra sự cố.

Điều 90 của Nghị định 54/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật Dược 2016 quy định “Vaccine, sinh phẩm nhập khẩu vào Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này phải có hạn dùng còn lại tối thiểu là 1/2 hạn dùng tại thời điểm thông quan”.

Thế mà, Bộ Y tế dã man, côn đồ dùng ngân sách nhập hai lô vaccine Pfizer được sản xuất vào ngày 18/6/2021 có hạn dùng 6 tháng! Nghĩa là ngày hết hạn 18/12/2021, và đến ngày 21/11/2021 hai lô vaccine Pfizer về đến VN, hạn dùng chỉ có 27 ngày. Lấy 27 ngày chia cho 183 ngày (6 tháng) ra: 15%, trong khi NĐ bắt buộc hạn dùng tối thiểu 50% (1/2). Vậy mà Hải quan vẫn cho thông quan!

Do Bộ Công an khởi tố tên thứ trưởng Trương Quốc Cường dính vụ án nhập thuốc ung thư giả quá chậm (ngày 3/11/2021), nên nó còn cơ hội gian trá khi báo cáo trong phiên họp thường kỳ của Chính phủ:

“Vaccine đang khan hiếm trên toàn thế giới, VN chống dịch tốt nên VN không được ưu tiên mua vaccine. Có những lô vaccine trên đường về VN thì chuyển cho nước khác”. Từ lý do “khan hiếm giả tạo”, Bộ Y tế đã nhập hai lô Plizer cận date.

Luật dược 2016 chừa chỗ cho Bộ Y sửa date!

Quốc hội của bà 300 áo dài đã thông qua Luật Dược 2016 có một chỗ giao quyền cho Bộ Y được thay đổi hạn dùng thuốc! Chết người ở chỗ đó!

Tuy Điều 2 của Luật Dược 2016 giải thích từ ngữ “Hạn dùng của thuốc” là thời gian sử dụng ấn định cho thuốc mà sau thời hạn này thuốc không được phép sử dụng. Và, khoản 7, Điều 6 nghiêm cấm “Thay đổi, sửa chữa hạn dùng của thuốc” nhưng ban một ngoại lệ “Trừ trường hợp thay đổi hạn dùng của thuốc quy định tại Khoản 3 Điều 61 của Luật này”.

Khoản 3, Điều 61 Luật Dược giao quyền: “Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết việc ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc; quyết định việc thay đổi hạn dùng của thuốc đã ghi trên nhãn thuốc trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa”.

Ngày 18/1/2018, xưa là thứ trưởng – nay là bị can Trương Quốc Cường ký Thông tư 01/2018/TT-BYT quy định tại điều 30 rằng:

“Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định việc thay đổi hạn dùng của thuốc đã ghi trên nhãn thuốc và quy định cách ghi hạn dùng đối với từng trường hợp cụ thể trên cơ sở căn cứ vào chất lượng thuốc, tình hình thực tế giữa lợi ích và nguy cơ hoặc tình trạng thiếu nghiêm trọng nguồn cung ứng thuốc trong nước”.

Thế là, căn cứ điều 30 TT 01, Bộ Y gia hạn hai lô Pfizer thêm 3 tháng nữa (deadline: 18/3/2020)

Nam Mô A Di Đà Phật! Cầu mong không có hương linh nào bị xấu số bởi văn bản dưới luật này!

M.B.K.

Nguồn: FB Ba Kiem Mai

This entry was posted in Vai trò nhà nước đối phó đại dịch covid-19. Bookmark the permalink.