Kiếm Samurai đã vung lên, chặt đứt chiếc vòi ‘ăn cắp bí mật’: Trung Quốc trả giá đắt vì hành vi ‘đen’

QS | 04/10/2021 19:05

Bắc Kinh đã nhiều lần đánh cắp trót lọt nhưng giờ đây, Nhật Bản dường như đã quyết tâm tấn công ‘con rồng giấy’ vào nơi mà nó đang gây tổn hại nhiều nhất.

Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Fumio Kishida đã trở thành Thủ tướng thứ 100 của Nhật Bản. Ngay cả trước khi lên nắm quyền, ông Kishida đã là một nhân vật khiến Bắc Kinh phải ngao ngán. Tân Thủ tướng Nhật tin rằng Tokyo, cùng với Mỹ và các quốc gia chung chí hướng khác, nên cứng rắn chống lại các chế độ độc tài, đặc biệt là chống lại sự hung hăng ngày càng gia tăng của Trung Quốc.

Ông Kishida dự định tăng cường năng lực của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản, vì Nhật Bản và Trung Quốc vẫn đang tiếp tục mâu thuẫn xung quanh vấn đề chủ quyền của một tập hợp các đảo nhỏ ở biển Hoa Đông.

Đáng lưu ý, trong cuộc phỏng vấn diễn ra ngay trước thông báo từ chức bất ngờ của cựu Thủ tướng Yoshihide Suga, ông Kishida đã nói rằng Nhật Bản nên tìm cách hợp tác với Đài Loan.

NƯỚC CỜ CỨNG RẮN CỦA NHẬT BẢN

Theo TFI, sau khi lên cầm quyền, Thủ tướng Fumio Kishida đang có kế hoạch bổ nhiệm một chức vụ bổ trưởng mới về an ninh kinh tế để chống lại hành vi trộm cắp công nghệ trắng trợn của Trung Quốc.

Hãng Kyodo News đưa tin thêm rằng ông Kishida cũng đang xem xét bổ nhiệm một cố vấn thủ tướng về vấn đề này.

Kiếm Samurai đã vung lên, chặt đứt chiếc vòi ăn cắp bí mật: Trung Quốc trả giá đắt vì hành vi đen  - Ảnh 1.

Tân Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đang đưa ra nhiều quyết sách chống Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Việc Trung Quốc đánh cắp công nghệ đang là một vấn đề nhức nhối đối với Nhật Bản và trong thời gian gần đây, Tokyo đã thực hiện một số bước để ngăn chặn điều tương tự. Hành vi ăn cắp công nghệ của Trung Quốc cũng dẫn tới việc họ đánh mất quan hệ hợp tác với Nhật Bản trên nhiều lĩnh vực, bất chấp nhiều nỗ lực cứu vãn của Bắc Kinh.

Hiện vẫn chưa rõ ai sẽ đảm nhận chức vụ bộ trưởng mới về an ninh kinh tế, nhưng Bộ trưởng mởi này dự kiến sẽ phải xây dựng một chiến lược quốc gia nhằm ngăn chặn tình trạng thất thoát công nghệ ở Nhật Bản.

TRUNG QUỐC KHÓ LÒNG TIẾP TỤC HÀNH VI ‘ĐEN’

Cuối tháng trước, Quỹ đầu tư hưu trí của Chính phủ Nhật Bản (GPIF) thông báo rằng họ sẽ không đầu tư vào trái phiếu chính phủ Trung Quốc. Điều này chắc chắn sẽ tạo ra tác động lớn vì GPIF là một trong những nhà đầu tư tổ chức lớn nhất trên thế giới. GPIF đã quyết định ngừng bổ sung trái phiếu chính phủ Trung Quốc vào danh mục đầu tư do những bất ổn trên thị trường trái phiếu Trung Quốc và các yếu tố khác.

Trước đó, hồi tháng 4 năm nay, Nhật Bản đã áp dụng các quy định cứng rắn hơn đối với các trường đại học về việc tiết lộ thông tin nhằm đảm bảo các thông tin có thể được sử dụng cho mục đích quân sự không bị lọt vào tay nước ngoài. Các nhà nghiên cứu tại đại học được yêu cầu phải báo cáo bất kỳ khoản đóng góp tài chính nào từ nước ngoài và các nguồn bên ngoài khác khi nộp đơn xin quỹ công. Họ cũng phải đối mặt với các hạn chế trong việc nhận những khoản tài trợ đó nếu bị phát hiện là đã báo cáo sai.

Kiếm Samurai đã vung lên, chặt đứt chiếc vòi ăn cắp bí mật: Trung Quốc trả giá đắt vì hành vi đen  - Ảnh 2.

Trung Quốc hứng chịu nhiều chỉ trích về hành vi ăn cắp công nghệ trên thế giới. Ảnh minh họa (Nguồn: share.america.gov)

Số lượng sinh viên Trung Quốc tương đối nhiều trong các trường đại học Nhật Bản. Trong khoảng 280.000 sinh viên nước ngoài ở Nhật Bản, có tới 40% là sinh viên Trung Quốc. Tuy nhiên, điều này có thể sớm thay đổi khi Tokyo chuẩn bị truy lùng và loại bỏ các gián điệp là sinh viên Trung Quốc, cũng như những kẻ trộm Tài sản sở hữu trí tuệ (IP) ra khỏi khuôn viên trường đại học của mình.

Bắc Kinh được cho là đã tìm cách cử sinh viên và học giả của mình đến các quốc gia khác để thực hiện nghiên cứu về công nghệ lưỡng dụng với các ứng dụng quân sự. Trên thực tế, ngành công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc gần như hoàn toàn được ‘nuôi dưỡng’ bởi một hệ thống sinh viên, học giả và gián điệp đột nhập vào hệ thống an ninh của các quốc gia tiếp nhận và đánh cắp thông tin quan trọng hoặc tài sản trí tuệ.

Mỹ, Anh, Châu Âu, Úc và thậm chí cả Nga đều đã từng là nạn nhân của các mạng gián điệp và trộm IP của Trung Quốc.

TFI nhận định, quyết định tìm kiếm bộ trưởng an ninh kinh tế của Thủ tướng Fumio Kishida và cách Tokyo chuẩn bị đối đầu với Trung Quốc đã cho thấy thái độ cứng rắn của Nhật Bản trong việc đối phó và xử lý hành vi đánh cắp công nghệ của Trung Quốc.

Bắc Kinh đã nhiều lần đánh cắp trót lọt nhưng giờ đây, Nhật Bản dường như đã quyết tâm tấn công ‘con rồng giấy’ vào nơi mà nó đang gây tổn hại nhiều nhất.

Nguồn: soha.vn

This entry was posted in Mặt thật Tàu cộng. Bookmark the permalink.