Cầu sông Hồng và BOT

Nguyễn Ngọc Chu

Cây cầu này kết hợp với đường tàu Cát Linh-Hà Đông tạo thành quần thể di tích độc đáo của Thủ Đô.

Trịnh Trương Sỏi

Khi HN có Nguyễn Thế Thảo thì HN chặt hết cây, khi HN có nguyên BT Bộ Tài chinh & nguyên BT bộ KH & CN thì Có dự án cầu chui Trần Hưng Đạo qua sông Hồng!

Hap Phan Van

Tầm nhìn 4.75M (cao, dài, rộng, sâu, xa) bao trùm lên tất cả Việt Nam từ lâu rồi TS ơi, cầu Trần Hưng Đạo cũng chỉ là 1 biểu hiện của khía cạnh văn minh cụ thể mà thôi. Cái Văn Minh Bao Trùm nó chưa có ở Việt Nam, mà hình như đã và đang bài trừ nó từ lâu lắm rồi cơ. Tại sao từ những thế kỷ 10, 11 xa xưa mà người phương Tây đã có thể có những công trình tuyệt vời như các lâu đài, nhà thờ Notre Dame de Paris, Tour Eiffel, v.v… Tất cả những cái đó có nguồn gốc từ cái Văn Minh Bao Trùm của phương Tây. Cái VMBT đó mới là nền tảng của họ, trên đó các tài năng trí thức phương Tây mới nảy mầm và kết quả thành các công trình văn hóa nghệ thuật để đời cho cả thế giới. Vậy Văn Minh Bao Trùm của Việt Nam ta là gì vậy?

Quyen Tran Van

1. CHIỀU CAO CẦU MỚI ?

“Bình luận về phương án cây cầu Trần Hưng Đạo với phong cách Đông Dương, KTS Trần Huy Ánh – Ủy viên thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội – cũng cho rằng, có khá nhiều “hạt sạn”, thậm chí lỗi rất sơ đẳng cần được xem xét lại.

Thứ nhất về chiều cao của cây cầu, ông Ánh đặt vấn đề: Vì sao lại thấp thế, trong khi các cây cầu bắc qua sông Hồng xây mới đều khoảng cách 11 m so với mặt nước thì cầu Trần Hưng Đạo chỉ 4,75 m” (https://dantri.com.vn/…/cau-tran-hung-dao-nghin-ty-o-ha…).

Cầu bắc qua sông lớn phải cao rộng. Phải có những nhịp cao rộng cho tàu thuyền qua lại. Không phải chỉ đủ để chui qua, mà khi đi qua nhìn lên còn thấy một khoảng không cao lồng lộng.

Sau khi đăng bài, tác giả nhận được phản hồi rằng tĩnh không thông thuyền của cầu Trần Hưng Đạo không phải 4,75 m như nguồn dẫn ở trên, nên xin rút bình luận về chiều cao của cầu, và cảm ơn phản hồi của bạn đọc.

2. KIẾN TRÚC CHẮP VÁ HỔ LỐN

Cầu mới Trần Hưng Đạo không phải là kết cấu của lớp cầu văng, nhưng lại được quàng dây văng. Đó là sự lai căng vô nghĩa, tốn kém, chỉ mang lại sự nhếch mép ngạc nhiên của các chuyên gia thiết kế cầu quốc tế.

Kiến trúc cầu Trân Hưng Đạo là kiến trúc chắp vá, chứa đựng cả “văn hoá cổng chào”. Không có “kiến trúc phong cách xứ Đông Dương” nào ở đây cả. Đó chỉ là điều tự phong huyễn hoặc, làm tổn thương đến các kiến trúc sư Pháp đã mang lại vẻ đẹp cho Hà Nội. Nếu muốn có nét Pháp đích thực thì hãy thuê người Pháp thiết kế.

Xây sau thì phải đẹp hơn, an toàn hơn, bền hơn. Nhưng chỉ nhìn qua ảnh thì biết ngay là cầu Trần Hưng Đạo không thể sánh được với cầu Nhật Tân. Kỳ vọng vào một công trình kiến trúc tầm cỡ là ảo tưởng.

3. BOT ĐÃ TẤN CÔNG VÀO TIM HÀ NỘI

Hà Nội đang bị cát cứ bởi những nhà đầu tư bất động sản. Mỗi khu đất cấp cho các nhà đầu tư BĐS là một vương quốc riêng. Thiết kế đẹp xấu là tuỳ thuộc vào nhà đầu tư. Vì thế mà trong thực tế, Thủ đô Hà Nội đang được “thiết kế” bởi cả ngàn nhà đầu tư BĐS.

Vấn đề không chỉ ở kiến trúc và kết cấu. Đến bây giờ thì cả cầu bắc qua sông Hồng cũng thuộc về các nhà đầu tư BĐS nốt. BOT tiếp tục công phá các cứ điểm trọng yếu của Thủ đô.

Cầu Trần Hưng Đạo được quy hoạch vào vị trí đắc địa. Người dân Hà Nội rồi sẽ phải trả tiền khi qua cầu Trần Hưng Đạo trong suốt 20 năm. Cầu Trần Hưng Đạo rộng 31m dài khoảng 5,5 km với dự toán kinh phí 8 938 tỷ đồng. Để so sánh, cầu Thanh Trì, được thông xe 02/02/2007, có chiều rộng 33,1m, dài hơn 12 km, nhưng đấu thầu chỉ mất có 1 395,46 tỷ đồng. Đừng phản biện bằng thời giá. Sự khác biệt về thời giá rất dễ dàng tính được.

4. BAO GIỜ THÌ SẼ BOT CẢ ĐƯỜNG PHỐ?

Hà Nội không phải của riêng của những người quản lý. Không phải ai nắm quyền quản lý cũng biến một phần Hà Nội thành của riêng mình. Không phải công trình nào cũng BOT. Cầu của Thủ đô mà xây dựng theo hình thức BOT thì sẽ đến lượt đường phố Thủ đô cũng xây dựng theo hình thức BOT. Cầu Trần Hưng Đạo nếu sẽ xây dựng được theo BOT thì nâng cấp đường Trần Hưng Đạo cũng có thể bằng BOT.

Thiết kế cầu Trần Hưng Đạo cần được thi tuyển quốc tế. Xây dựng cầu Trần Hưng Đạo cần được đấu thầu. Cầu Thanh Trì là minh chứng không chối cãi. Sẽ tiết kiệm được cả ngàn tỷ đồng cho nhân dân. Ngân sách cũng là tiền của nhân dân. Trả tiền BOT cũng là nhân dân.

5. TỰ NGẪM

Vẫn chưa nguôi sốc từ “tai biến” của Bí thư Kiên Giang và Chủ tịch Tiền Giang thì lại đối mặt với nguy cơ có thêm một kiến trúc hổ lốn vắt ngang Thủ đô ngàn năm văn hiến. Con bạch tuộc nhóm lợi ích đang gặm nhấm từng mảng lớn. Chảy nước mắt mà tự ngẫm. Khi nhà đã dột từ nóc, cột cái cột con bị mọt rỗng thì rất khó tìm được một góc lành lặn an toàn trong mưa bão.

BOT là không tránh khỏi. Nhưng BOT đến mức tự chia cắt Thủ đô thì có làm cho Thủ đô phồn vinh hoa lệ? Và còn địa hạt nào dành cho định hướng XHCN?

P/S: Sau khi bài đăng, tác giả nhận được phản hồi, rằng tĩnh không của cầu THĐ không phải là 4,75 m theo như nguồn dẫn ở đầu bài . Xin thông báo để bạn đọc không hiểu sai. Và cảm ơn các bạn đã phản hồi cùng tinh thần xây dựng của các bạn.

N.N.C.

Tác giả gửi BVN

This entry was posted in BOT, Thủ đô Hà Nội, Xây cầu. Bookmark the permalink.