Mới đó, 46 năm rồi, ngót nửa thế kỷ, cái ngày vui im tiếng súng sau 30 năm chiến tranh tàn phá khốc liệt trên mảnh đất hình chữ S nhỏ hẹp của người Việt.
46 năm, có nhiều người Việt gọi đó là ngày Tháng 3 gãy súng, Sài Gòn thất thủ, VNCH sụp đổ, ngày Quốc hận. 46 năm, vẫn chưa dứt làn sóng triệu triệu người Việt ngậm ngùi lìa bỏ quê cha đất tổ ra đi.
Cứ mỗi 30/4, bên thắng cuộc lại mít tinh, cờ quạt, pháo hoa tưng bừng, báo, đài rôm rả; bên thua cuộc càng ngậm ngùi tủi hận.
Có một thực tế: càng những năm gần đây, càng có nhiều người VN ngộ ra: 30 tháng Tư không phải ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nếu xét ở khía cạnh lòng người, mà đơn giản chỉ là ngày kết thúc cuộc chiến ủy nhiệm ý thức hệ tàn khốc, kết thúc nội chiến đau thương huynh đệ tương tàn, ngày non sông gom về một mối.
Ngót nửa thế kỷ, còn đó câu hỏi lớn: hòa giải khó vậy sao? Anh linh tiền nhân hằng đổ công sức, máu xương dựng và giữ nước liệu có an lòng?
San sẻ cùng TPB VNCH – những người anh em kém may mắn của tôi.
Không thể hoà giải, thôi thì để thế hệ ấy qua đi! nay chỉ nên kêu gọi hoà hợp dân tộc vì 1 nước VN độc lập, dân chủ, giàu mạnh! Dứt khoát bỏ “CNXH, CN Mác Lê”! Nhưng bên thắng cuộc vẫn chưa chịu…. Còn lâu!
Với chóp bu ĐCSVN thì ngoài đặc quyền đặc lợi ích kỷ và bẩn thỉu níu chân họ, còn là nỗi lo bị tước đoạt tài sản, lên án, trả thù (như họ đã đối xử với giới chức và sĩ quan, binh lính VNCH sau 1975) một khi họ hết độc quyền cai trị. Cho nên, họ chủ trương nắm chặt súng, xây thêm nhà tù để duy trì ách cai trị hắc ám bằng bạo lực và tuyên truyền bịp bợm.
Chỉ những ai thuộc 2 bên mà vượt được lên trên những tính toán nhỏ nhen, ích kỷ, tầm thường ấy, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên tối thượng, mới có thể hòa giải, hòa hợp thật sự
V.V.T.
Nguồn: FB Võ Văn Tạo