Đó chính là “Điểm nghẽn“ ngay trong Bộ Luật Cơ bản, nghẽn cho Dân nhưng là chỗ Tháo cho quan chức tham nhũng!
Tất cả các trò qui hoạch xong thì di dời, đều có mùi hết. Cứ nhiệm kỳ trước ăn hết nạc, thì kỳ sau gặm vào xương. Cứ đà này có lẽ họ sẽ tính di dời cả Hoàng thành Thăng Long bác ạ.
Hoan hô Chu hào kiệt. hay nhất câu có từ: “Tư bản cộng sản” từ này mới nghe lần đầu. trước nay chỉ nghe tư bản đỏ thôi.
Trong số BT tôi và nhiều ng thất vọng nhất là chị Trà. Nội vụ YB có nát bét mới có thảm án rùng rợn đó. Nội vụ YB có nát bét mới có Quý chổi đót. Một lãnh đạo như vậy lại cầm cân nãy mực nội vụ cả nước thì sao thông tuệ và dân tin?
1. tác hại của nhiệm kỳ
Một trong những tác hại rất lớn của nhiệm kỳ là tham nhũng đất đai. Dù là nguyên cớ gì – giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đấu giá đất…- thì phía sau cũng tồn tại những cuộc thoả thuận ngầm. Nhiều dự án đất đai được ký vào thời điểm cuối của nhiệm kỳ. Vụ án các ông Nguyễn Hữu Tín, Nguyễn Thành Tài, Tất Thành Cang là những thí dụ điển hình về tham nhũng đất đai. Còn nhiều tham nhũng đất đai nhưng chưa được phát hiện.
Những người giàu có nhất Việt Nam đều liên quan đến đất đai. Càng giàu có càng thâu tóm được nhiều đất đai ở những vị trí đẹp nhất, ở trung tâm các thành phố lớn. Việt Nam chưa có ai giàu có lên nhờ sở hữu công nghệ. Nên có người giàu mà nước chưa mạnh.
2. Bao giờ thì hết thâu tóm dất đai ở trung tâm Hà Nội?
Với Hà Nội, các mảnh đất vàng sở hữu nhà nước ở trung tâm Thủ đô là mục tiêu thâu tóm ráo riết của các tư bản cộng sản.
Nay nghe tin “Hội Kiến trúc sư Việt Nam vừa gửi văn bản lên Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội đề nghị bảo tồn Cung Thiếu nhi, sau khi Hà Nội khởi công xây dựng cung thiếu nhi mới” thì vội lấy làm mừng (Lo ngại đất vàng Cung Thiếu nhi là đích ngắm của ông lớn bất động sản [1]). Vì khuôn viên hơn 8.100m2 cạnh Bờ Hồ chắc chắn là đích ngắm của nhiều người.
Ở nhiều nước, các công trình ở trung tâm các thành phố lớn xây hàng trăm năm nhưng không bị đập phá xây lại, dù đó chỉ là nhà cao vài ba tầng. Ở nước ta, có công trình đập phá xây lại 2- 3 lần trong vòng 30 năm. Đã từng có ý đồ di dời ga Hàng Cỏ để xây nhà cao tầng.
Không chỉ Cung Thiếu nhi, mà chấm dứt việc chuyển giao đất khu vực trung tâm Thủ đô cho tư nhân hay các công ty nhà nước để kinh doanh và xây nhà. Dân số nội đô đã quá đông. Đừng gây thêm ách tắc giao thông. Và hơn thế nữa, là đừng đẩy bất công xã hội lên cao – khi lấy đất đai của toàn dân để biến thành sở hữu của thiểu số.
Ngăn chặn làn sóng thâu tóm bất động sản ở trung tâm Hà Nội là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Tân Bí Thư Thành uỷ và Tân Chủ tịch UBND TP Hà Nội không thể bỏ qua. Đây cũng là thước đo về chống tham nhũng.
Chấm dứt triệt để tham nhũng đất đai chỉ có thể là SỞ HỮU TƯ NHÂN về đất đai. Nhưng có thể dự báo trước, khi quay lại sở hữu tư nhân về đất đai thì phần lớn đất đai của toàn dân đã có chủ sở hữu. Đó có thể là BẤT CÔNG THIÊN NIÊN KỶ.
Số phận nào cho Cung Thiếu nhi Hà Nội? Nghĩ đến Triển lãm Giảng võ mà e ngại. Chính Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (ngày 29/12/2016) đã nói:
“Không lý thuyết quy hoạch nào cho phép xây chung cư cao 50 tầng ở ngay Giảng Võ, với mấy ngàn căn hộ, làm sao chịu được, ai cho phép, quy hoạch nào cho phép?”, Thủ tướng gay gắt nói.
Theo Thủ tướng, 2.800 căn hộ mà mỗi nhà giàu thì 2 ô tô, thì đi đường nào”?
“Tôi đề nghị ngày 15/12 báo cáo Chính phủ nhưng đến nay chưa báo cáo. Mảnh đất nào trống chúng ta cấp cao tầng hết thì Hà Nội sẽ ra sao, nguy cơ này là do chúng ta gây ra”, người đứng đầu Chính phủ nói (Xin xem: Ai cho phép xây chung cư cao 50 tầng ở ngay Giảng Võ?).
Ấy vậy mà lẽ phải đã không thuộc về Thủ tướng. Những nhân tố x,y,z… nào đó đã làm cho lẽ phải thuộc về các nhà đầu tư. Ai dám quả quyết rằng trong trường hợp Cung Thiếu nhi Hà Nội lại không xuất hiện các nhân tố x,y,z…phải hơn cả lý lẽ của Hội Kiến trúc sư? Và biết đâu số phận của Cung Thiếu nhi Hà Nội lại được quyết định vào cuối nhiệm kỳ?
N.N.C.
Tác giả gửi BVN
[1] Chúng tôi đã tìm xem lại bài này từ đường link của tác giả ghi chú thì không thấy; về sau biết Tòa soạn đã chỉnh sửa sang một bài khác nhan đề Lo ngại ‘đất vàng’ Cung Thiếu nhi là đích ngắm của doanh nghiệp BĐS – BVN chú thêm.