1. QH vắng bóng Dân.
“Năm 1946, Quốc hội khoá 1 được bầu ra lần đầu tiên ở một nước thuộc địa vừa dành được độc lập nhưng đã dành toàn bộ tầng trên cùng của Nhà hát lớn Hà Nội để báo chí và người dân được vào.
Ngày nay, chúng ta có cả toà nhà hoành tráng thế này, nhưng vắng bóng người dân.
Mong một ngày, người dân không chỉ vào tham quan và có thể quan sát hoạt động của Quốc hội.”
2. QH còn nợ Luật Biểu tình, Luật thành lập Hội.
“Đây là những luật được quy định tại Hiến pháp nhưng chưa được luật hoá. Tôi hy vọng QH khoá 15 sẽ thực hiện các bộ luật cơ bản này.”
3. Về vấn đề chất vấn tại QH, QH chưa làm được như ngày… xưa.
“Quốc hội khoá 1 vào tháng 11.1946, không chỉ các thành viên Chính phủ mà cả Chủ tịch nước cũng được chất vấn. Sau cuộc chất vấn, Bác Hồ viết: “Chính phủ hiện thời mới thành lập được hơn 1 năm, hãy còn thanh niên; Quốc hội mới thành lập được 8 tháng, còn thanh niên hơn. Vậy mà Quốc hội đã đặt những câu hỏi thật già dặn, sắc mắt (cách nói của Bác) [Có lẽ phải là “sắc mắc”, nghĩa là bắt bẻ một cách sắc sảo nhưng cũng gây áp lực tâm lý cho người được góp ý – BVN chú thêm] khó trả lời, đề cập đến những vấn đề quan hệ với vận mệnh quốc gia. Với sự trưởng thành về chính tri, quyết tâm vì việc nước ấy, ai bảo dân ta không có tư cách độc lập?”.
Ông Quốc cho rằng, có sự giúp đỡ của công nghệ truyền hình, phát thanh nhưng chưa làm được như ngày xưa:
“Chưa bao giờ làm được như ngày xưa, đã bao giờ Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước được chất vấn chưa? Ở những nhân vật ấy, tiếng nói ấy có vai trò cực kỳ quan trọng làm cho người dân tin tưởng hơn về bộ máy Nhà nước của mình”.
4. Người dân không biết được đại biểu của mình chính kiến thế nào qua các lá phiếu biểu quyết ở QH.
5. QH phải có trách nhiệm giám sát các đại án.
“Nếu chúng ta sáng suốt phát hiện được thì chúng ta ngăn chặn được, hạn chế được những thất thoát về tiền bạc, nhân lực.Mỗi thành công của Chính phủ có vai trò của Quốc hội, nhưng mỗi thất bại của Chính phủ, sai sót của Chính phủ cũng có trách nhiệm của Quốc hội, những đại án cũng có trách nhiệm của Quốc hội, ít nhất Quốc hội của nhiệm kỳ ấy.”
Đây là phát biểu cuối cùng của nhà sử học Dương Trung Quốc tại QH.
20 năm là ĐBQH ông Quốc là đại biểu duy nhất luôn vận động QH và phát biểu công khai trên Diễn đàn QH về món nợ của QH đối với nền Dân chủ của Dân khi chưa ra được Luật thành lập Hội và Luật Biểu tình.
Hàng trăm người Dân đã vào vòng lao lí do bị quy chụp là phản động, chống chế độ hoặc gây rối trật tự chỉ vì đòi hỏi chính đáng của họ theo Hiến pháp được biểu tình và được thành lập hội đoàn của mình.
Là nhà sử học ông Quốc nhận thức rõ đây là hai bộ luật cơ bản thể hiện Quyền Con người được LHQ bảo vệ và được chính Hiến pháp của VN quy định. Chừng nào hai bộ luật cơ bản này chưa được QH thông qua, chừng đó mọi lời ngợi ca về nền Tự do, Dân chủ của Đất nước chỉ là sáo rỗng.
Rất tiếc nhà sử học Dương Trung Quốc đã không còn cơ hội để chính mình bỏ phiếu thông qua hai bộ luật Lịch sử đòi hỏi vô cùng chính đáng của Dân này.
Nhưng câu hỏi quan trọng hơn đó là bao giờ món Nợ Dân, Nợ Nước quá lâu này mới được trả?
L.T.V.
Cũng vì như vậy mà chính ô Dương Trung Quốc từng tnhiều lần bị đám DLV gạch chéo và đóng cho cái dấu phản động to đùng vào bức ảnh ông đang tranh luận tại nghị trường, đặc biệt là sau vụ ông bênh vực những người dân Đồng Tâm.
Còn phát biểu về tư pháp (án oan) của Lưu Bình Nhưỡng nữa? Không ngẫu nhiên 2 ông dân biểu gần được như thứ thiệt này bênh vực dân ĐT cho đến khi ông họ Dương bị đụng xe bất tỉnh và sau đó phương án hoà giải ĐT bị loại bỏ, ông cũng ko dám nói gì nữa! Huhu
Ở nhiệm kỳ trước, cựu TTg Nguyễn Tấn Dũng cũng đã đề nghị trả nợ một đạo luật. Một nhiệm kỳ tiếp, món nợ còn nguyên, bà Chủ tịch vẫn cao giọng là “thành công tốt đẹp” (!)
Tác giả gửi BVN