Biểu tình ở Myanmar

Có thể là hình ảnh về trẻ em

Cậu bé mặc áo người dơi bị thương ở mang tai vì đạn cao su hôm 26 tháng 2 nhưng vẫn không khóc, ánh mắt không chút hoảng sợ, tay vẫn đưa ba ngón lên chào – kiểu chào được dùng đầu tiên sau cuộc đảo chính 2014 ở Thái Lan, từ đó được cho là biểu tượng của tình đoàn kết và sự phản kháng trong các phong trào dân chủ ở Đông Nam Á.

Hình ảnh cậu lan tràn trên các mạng xã hội twitter, trendsmap, FB, … như là một trong các biểu tượng của cuộc đấu tranh vì dân chủ ở Myanmar.

Dũng Hoàng

Trong hình là cô Thuzar Wint Lwin, 23 tuổi, Hoa hậu Hoàn vũ Myanmar 2020, đã luôn tích cực tham gia xuống đường biểu tình trong thời gian qua. Cô mới viết một thông điệp rất khẳng khái : “Tôi không chết đói khi tham gia phong trào Bất Tuân Dân Sự trong một hoặc hai tháng, nhưng nhiều người dân sẽ chết nếu chúng ta không thể có dân chủ.”

Sau khi cuộc đảo chính xảy ra, ngày 05/02/2021, cô đã đăng Livestream để phát đi thông điệp : “Chúng tôi, những người dân Myanmar cần các bạn ! Xin hãy sử dụng quyền Tự Do mà các bạn đang có để truyền đi thông điệp kêu gọi của chúng tôi ra quốc tế !”

Cho đến tận bây giờ cô vẫn miệt mài xuống đường biểu tình hàng ngày cùng với các bạn và những người dân của mình.

Hoa Lys

Ở Myanmar người ta tin rằng đàn ông đi dưới váy áo đàn bà thì sẽ bị xui xẻo. Nhân dân Myanmar lập chiến lũy có hai tầng: dưới đất thì các chướng ngại vật, còn bên trên là váy áo của chị em (ảnh 1).

Người biểu tình thì đứng sau; còn chiếm vị trí “tiên phong” và “cao cả” là váy áo (ảnh 2).

Mà hình như có hiệu quả thật: tất cả binh lính chống biểu tình vũ trang đầy mình, tuyệt không có ai vượt qua ranh giới bên trên là hàng váy áo phơ phất nhẹ nhàng (ảnh 3).

Giải pháp của lực lượng đàn áp: cho người cắt dây treo váy áo (hình 4)!

Nói theo kiểu Việt Nam, cách đấu tranh của nhân dân Myanmar quả là “đậm đà bản sắc dân tộc”!

Khi nhân dân dùng đến cả váy áo (lại theo cách nói của một người Việt Nam, ai có súng dùng súng ai có gươm dùng gươm, không có súng có gươm thì dùng… váy áo!) làm vũ khí, thì chính quyền quân sự của tướng Min Aung Hlaing thật đã tận cùng xui xẻo, sự sụp đổ của nó đã được báo trước!

Hoàng Dũng

Có thể là hình ảnh về 1 người và đang đứng

Chiêu độc!

Đàn ông Miến Điện lớp trung niên trở lên khá gia trưởng và có một niềm tin là không… chui qua dây phơi đồ của phụ nữ (cái này mê tín dân gian VN cũng có). Họ cho là… dơ và xui xẻo!

Vậy là chị em Miến Điện khi đi biểu tình mang theo xà rông, quần lót, áo dú và cả một sợi dây, giăng lên để cản bước tiến của cảnh sát và quân đội!

Nguyễn Đình Bổn

Đứng về phía Nhân Dân

Sau nhiều hy sinh và mất mát về sinh mạng người dân, ban đầu chỉ khoảng 22 người là cảnh sát và quân nhân đào ngũ bỏ trốn sang biên giới Ấn Độ để tránh phải thực hiện tội ác trước nhân dân từ chế độ quân sự cầm quyền, nay có thêm tới 600 cảnh sát đã giơ ba ngón tay để cùng người dân biểu tình chống lại hành động phản quốc của đám tướng lĩnh đang thống trị nhờ súng ống.

“Cái ác, sinh ra từ bạo quyền của ngu muội và độc tôn, cần phải bị tiêu diệt và xóa bỏ, và nó chính là những kẻ đã ra lệnh cho các anh chống lại nhân dân. Không có bất cứ sự ràng buộc hay trách nhiệm nào để khiến các bạn còn tiếp tục phải tuân lệnh những tên bạo quyền. Mệnh lệnh lúc này của các bạn là chống lại mệnh lệnh của những kẻ chuyên chế và tuân theo sự mách bảo bằng lương tâm của một con người và bổn vụ trung thành với nhân dân của mình” (Trích: BÓNG NGƯỜI THẦM LẶNG).

Luân Lê


This entry was posted in Biểu Tình, Myanmar, Quân phiệt, Tự do dân chủ, Đảo chính. Bookmark the permalink.