Vị khét ở đáy nồi

Tuan Ngo

Chúng ta có 1 luật sư bảo vệ cho bị hại rất ngô nghê và còn có vẻ không hiểu biết về luật pháp

1. “Một số luật sư hỏi lực lượng này vào thôn Hoành có hợp pháp hay không? Tôi khẳng định 3 cảnh sát hi sinh đã thực thi công vụ theo kế hoạch 419A được giao. Sau khi các chiến sỹ hi sinh, Đảng và Nhà nước đã xem xét thành tích của các anh, các anh được thăng quân hàm vượt cấp… Nếu là tội phạm, họ có được ghi nhận công lao hay không?”.

–> 1. ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC KHÔNG PHẢI TÒA ÁN (VTV THÌ CÓ THỂ)

–> 2. LUẬT SƯ ĐÃ TIẾT LỘ TÊN CỦA VĂN BẢN MẬT. (mà chưa hiểu sao, kế hoạch bảo vệ xây dựng tường rào lại là văn bản mật?)

2. “Luật sư Đặng Đình Mạnh, Lê Văn Luân nêu ra vấn đề này, tôi thấy đau nhói trong tim. Chúng ta có thể dựng lại hiện trường 1 vụ giết người tàn bạo như vậy hay không? Ai là người dám chui vào cái hố đó, cho người khác đổ xăng lên?” – luật sư Nguyễn Hồng Bách nêu quan điểm.

Vị này tiếp tục: “Nói 2 bình khí mà khiến 3 chiến sĩ hi sinh, tôi không đồng ý. Biển lửa trong hố đó cướp đi tính mạng của 3 chiến sĩ, có anh cháy trơ xương liệu có sống được không? Không phải bất kỳ trường hợp nào cũng phục dựng, tái dựng hiện trường và thực nghiệm điều tra. Trường hợp này, chúng ta không nên thực nghiệm, như thế sẽ gợi lại nỗi đau của gia đình thân nhân”.

–> TRẺ CON NÓ CŨNG BIẾT LÀ KHÔNG AI NGU GÌ CHO NGƯỜI THẬT VÀO NƯỚNG CẢ, chả lẽ vậy thì mỗi lần đóng phim hành động, người ta giết nhau thật cả sao?

–> "Đau nhói trong tim," anh đang diễn phim truyền hình hả anh?

–> Vậy vì nỗi đau của thân nhân, chúng ta nên bỏ hẳn màn thực nghiệm đi, hay nỗi đau của thân nhân công an khác nỗi đau của thân nhân những vụ án khác?

3. “Tôi thấy không nên kéo dài nỗi đau bị hại phải gánh chịu ở giai đoạn vừa qua… Nếu trả lại hồ sơ, vụ án chưa thể khép lại, các cơ quan tố tụng bắt đầu từ điều tra với tội giết người với 25 bị cáo. Viện kiểm sát đã chuyển tội của 19 người, tốt hơn, đẹp hơn cho các bị cáo và tôi tin các bị cáo mong muốn như vậy. Nếu trả hồ sơ, các bị cáo sẽ tiếp tục bị giam, những người được đề nghị án treo sẽ phải ngồi tù và như thế không có lợi cho các bị cáo”.

–> VẬY VÌ SỢ ĐAU MÀ KỆ CMN CÔNG LÝ SAO?

Heu Tran Nguyen

***

Những cái tên của đất

Khi đối đáp lại, tôi nói với vị đại diện viện kiểm sát và luật sư của bị hại, khi luật sư này nói rằng không cần thực nghiệm hiện trường (bao gồm rất nhiều hoạt động tố tụng chứ không phải chỉ bao gồm việc dựng lại hiện trường), rằng, nếu coi rằng việc thực nghiệm hiện trường là không nên vì kéo dài nỗi đau của các gia đình nạn nhân, nhưng chúng ta ở đây không phải là để tạo ra sai lầm và nỗi đau thêm cho những người khác.

Bà Nối nói, cũng như bà Dung đã xúc động nói trước đó, thay mặt cho nhân dân xã Đồng Tâm, rằng họ sẽ biết ơn ông Kình vì đã dẫn dắt họ và sống tốt. Nhưng giữa thời bình lại chết như thời chiến tranh, nhưng không phải bởi kẻ thù, tại sao lại để xảy ra chuyện đau lòng tới 4 người chết như vậy. Và bà mong nhân loại sẽ cùng chung tay cho hoà bình và làm cho chúng ta tốt hơn. Bà Dung, mặc dù không liên quan gì tới vụ án rạng sáng ngày 9/1/2020, lại đã nói tới những điều này với một phạm vi về lời nhắn nhủ đặc biệt trong phiên toà.

Bà Nối còn nói, chúng tôi chỉ là những người nông dân không biết chữ sống bám vào đất, không chết mà giữ đất thì sống bằng gì. Và thử nghe những cái tên “đặc sệt” nông dân như Kình, La, Nối, Đục, Bét… cùng bộ dạng khốn khó tiều tuỵ của họ, ai có thể ngờ tới họ lại phải đứng ở vào một phiên toà đầy khốc nghiệt của thời đại này.

Nhưng, một người nông dân, một phụ nữ nhỏ thó già nua và không biết chữ, vừa nói vừa chỉ tay vào ngực nơi viên đạn bắn găm vào nhưng không giết chết bà, lại có thể nói về một lựa chọn và một con đường mới tốt đẹp hơn cho con người và đất nước, giữa vào lúc mà bà đang phải đối mặt với cảnh tù tội, với gánh nặng mất người cha của mình.

Dù thế nào, những người nông dân như bà Nối, hẳn khiến cho chúng ta có thêm lòng tin về những điều tốt đẹp, dù giữa nơi đáy cùng đau đớn nhất, bi kịch nhất, vẫn sẽ được hồi sinh và trỗi dậy.

Lời nói sau cùng day dứt, đôi mắt của bà rưng rưng và giọng bà run run làm cho câu chữ bị chùng xuống, nhưng bằng nội lực nó đã được bứt thoát ra liền mạch, và nó để lại ở phiên toà ấy là một khung cảnh về thời đương đại ám ảnh đến tột cùng.

Luân Lê

Phiên toà xét xử vụ án xảy ra tại Đồng Tâm đã kết thúc nhanh hơn dự kiến rất nhiều so với dự kiến ban đầu. Dù các luật sư chúng tôi bị gây khó ở ít nhiều công đoạn nhưng đó cũng là điều cần thiết để đảm bảo để an ninh, trật tự phiên toà nên anh em đều vui vẻ bỏ qua. Phía trong toà, việc tổ chức của toà án cũng rất ổn, từ điều kiện chỗ ngồi, trang thiết bị làm việc cho luật sư, mọi thứ đều rất ổn, chúng tôi không có điều gì than phiền. Dù có nhiều áp lực từ nhiều phía nhưng vị chủ tọa đã điều hành tương đối tốt phiên toà cho tới gần những thời điểm cuối cùng. Tuy nhiên, cho đến cuối giờ sáng nay, mọi thứ có vẻ như đổi khác.

Trong phòng xét xử, khi các luật sư đang tranh luận với đại diện viện kiểm sát về các luận điểm mà đại diện viện kiểm sát chưa đối đáp hoặc không đồng ý với các quan điểm đối đáp (lần 1) của họ, thì đột nhiên vị chủ tọa phiên toà tuyên bố kết thúc phần tranh luận, chuyển sang phần Nghị án trước sự ngỡ ngàng của các luật sư và cả những kiểm sát viên. Có vẻ như họ đang muốn dấu diếm một điều gì đó mà chính các vị kiểm sát viên cũng không nên biết. Buổi chiều, phần nội dung nói lời nói cuối cùng của đa phần các bị cáo có “format” giống y như nhau: “xin lỗi gia đình bị hại, cảm ơn các thầy trong trại giam đã giáo dục để nhận ra lỗi lầm, xin cảm ơn các luật sư và xin từ chối hoặc đề nghị luật sư không bào chữa theo hướng trả hồ sơ nữa, và cuối cùng là xin giảm nhẹ hình phạt. Đây rõ ràng là những lời nói theo kiểu “đọc thuộc lòng” theo kịch bản có sẵn mà những ai hay tham gia phiên toà đều biết vì vốn dĩ các bị cáo vốn không được ở cùng phòng với nhau, nếu không có “định hướng” thì lấy đâu ra kịch bản trơn tru như vậy được.

Bên hành lang phòng xử, sự thay đổi từ khâu kiểm tra khi mà chúng tôi được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hơn mức bình thường. Đặc biệt, vào cuối giờ chiều, khi các luật sư ra ngoài nhận các tài sản gửi lại trước phiên toà và sao chép tài liệu từ USB của toà sang thiết bị vi tính cá nhân như thường lệ thì ngay lập tức các nhân viên an ninh ngăn cản việc sao chép này và thu giữ luôn. Tôi khiếu nại, kêu họ bảo lãnh đạo ra giải quyết nhưng họ lãng tránh không ai chịu ra. Họ còn chĩa máy quay tứ phía về phía tôi như thể tôi là “đối tượng” của họ vậy. Cùng lúc đó, hai đồng nghiệp của tôi là luật sư Đặng Đình Mạnh và Nguyễn Văn Miếng đã lại “ý kiến” cùng tôi thì bị những đồng đội của họ kiên quyết đẩy ra. Cuối cùng, vừa không copy được tài liệu, chúng tôi vừa được mời ra ngoài một cách theo cách cưỡng bức.

Không biết họ lo sợ vấn đề gì từ tài liệu chúng tôi làm? Nó chỉ là sự thật, là hơi thở từ phòng xử án mang ra mà thôi. Họ sợ gì, hay sợ nó khác những gì mà người dân nghe được, nhìn được trên TV?

Tưởng như sẽ có một phiên toà tương đối trọn vẹn, ít nhất là về mặt hình thức nhưng cuối cùng, cái hình thức đó cũng bị người ta bôi bẩn đi vào những phút cuối cùng bằng những cách thật tệ hại.

Một chuyện khác nằm ngoài phạm vi phiên toà cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng là khi chúng tôi bước chân khỏi toà án cũng là lúc bị các đối tượng lạ mặt theo dõi. Vì cửa kính xe tôi màu đen và vì nghiệp vụ non nên các đối tượng này bị hai đồng nghiệp tôi phát hiện và ghi hình. Tôi thì không có lý do để lo sợ vì nếu tôi có bị gì thì tôi biết kẻ hại tôi là ai rồi nhưng luật sư Mạnh đã từng bị ném lên xe và cướp luôn laptop một lần rồi nên anh sợ có thể điều ấy lại diễn ra lần nữa. Chúng tôi không nghi ngờ động cơ, mục đích của những người theo dõi kia là gì nhưng có cùng suy nghĩ rằng, nếu là xã hội đen thật thì bọn nó chặn đánh chúng tôi cho rồi chứ mất công lẽo đẽo chạy theo sau hít khói bụi làm gì cho mệt xác…

P/s: Đăng cái hình vênh mặt lên cho nó máu!

T.N.

Nguồn: FB Tuan Ngo

This entry was posted in Vụ án Đồng Tâm. Bookmark the permalink.