Nghe báo chí nói tai nạn liên tục xảy ra ở khúc cua cầu Thủ Thiêm và một số khúc cua khác trong hệ thống giao thông đường bộ. Tôi có tìm hiểu qua báo chí và các ảnh của báo chí đưa lên. Xin có ý kiến nhỏ với Bộ Giao thông vận tải: Các khúc cua này có lẽ đã được thiết kế không đúng vì khi phương tiện đi vào khúc cua có bán kính r với tốc độ v sẽ chịu một lực ly tâm có độ lớn . Lực ly tâm này luôn vuông góc với vectơ vận tốc v và hướng ra ngoài nên khi phương tiện vào cua với tốc độ v lớn, lực ly tâm sẽ kéo phương tiện đổ ra ngoài vòng cua – sách vật lý lớp 7 cũ và tất cả các giáo trình về giao thông đường bộ của Trường Đại học Giao thông vận tải đều nói về vấn đề này.
Để khử lực ly tâm này người ta thiết kế độ nghiêng hướng tâm. Ở các khúc cua, độ nghiêng này phụ thuộc vào chất lượng mặt đường tại đấy, từ đó tính ra vận tốc mà tính toán góc nghiêng. Quan sát một số ảnh ở khu vực khác tôi thấy đều có hiện tượng trên – đều không đủ độ nghiêng hướng tâm.
Để giảm bớt tai nạn tại các khúc cua này ta có hai cách làm sau:
Cách 1 (tiêu cực): đào thật nhiều lỗ trên mặt đường để các phương tiện bắt buộc phải giảm tốc độ, tức giảm v, lực ly tâm sẽ giảm xuống, xe qua an toàn.
Cách 2 (tích cực): nâng độ nghiêng ở đoạn cua về hướng tâm đúng độ nghiêng trong thiết kế (cụ thể nên quay về Trường Đại học Giao thông vận tải nhờ các Giáo sư giúp đỡ). Độ nghiêng này sẽ giảm lực ly tâm khi phương tiện vào cua giống như các khúc cua đua xe ta hay thấy trên tivi.
Cách chăng hàng rào B40, xây ụ bêtông như trên ảnh của Bộ Giao thông vận tải chỉ có hai tác dụng tiêu cực để cho nạn nhân chết nhanh hơn khi va đầu vào ụ bê tông, đỡ phải chui xuống gầm cầu để lượm xác nạn nhân.
Đây là những ý kiến và suy nghĩ của tôi để bớt tai nạn ở các khúc cua này, mong những ai có trách nhiệm lưu ý.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI HÃY NHANH CHÓNG TỈNH “GIẤC MƠ ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC” TRỞ VỀ HIỆN THỰC CHO DÂN NHỜ
VTN