Du Miên
Thiết bị mạng của công ty Trung Quốc Huawei cho phép đàn áp hàng loạt, đang được xuất khẩu trên toàn thế giới.
Một màn hình để nhận dạng khuôn mặt và trí thông minh nhân tạo trên các màn hình tại cơ sở Phản Điền của Huawei ở Thâm Quyến, Trung Quốc, vào ngày 26/4/2019. (Kevin Frayer / Getty Images)
Bủa vây bởi hàng loạt nghi vấn và chỉ trích, nhà cung cấp thiết bị mạng Trung Quốc Huawei tiếp tục phải đối mặt thêm một cáo buộc mới. Ở phương Tây, công ty này đã trở nên nổi tiếng với thiết bị mạng 5G và là nhà sản xuất thiết bị cầm tay lớn thứ 2 trên thế giới. Nó cũng là một công ty dẫn đầu trong công nghệ AI (Trí thông minh nhân tạo).
Tuy nhiên, Huawei có một mặt tối mà nhiều người quan tâm tới khi người ta coi ông trùm công nghệ này như là một cánh tay đắc lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Bạn có thể còn nhớ rằng, ban lãnh đạo của công ty này đã bị cáo buộc vi phạm các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ với Iran, dẫn đến việc bắt giữ CFO của Huawei Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou) tại Canada vào tháng 12/2018. Hiện bà vẫn đang bị giam giữ tại đây.
Thiết bị gián điệp của Huawei có mặt ở mọi nơi
Huawei và nhiều tập đoàn của Trung Quốc do quân đội kiểm soát hoặc hậu thuẫn. Ảnh: Getty Images
Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác đã lên án Huawei vì thiết lập phần mềm gián điệp trong các thiết bị phần cứng khi công ty này sử dụng các loại cửa hậu khác để thu thập và đánh cắp dữ liệu từ người dùng. Việc các đồng minh của Hoa Kỳ sử dụng thiết bị mạng 5G của Huawei, ví dụ như Vương quốc Anh, là một chủ đề gây tranh cãi.
Theo đó, chính quyền Hoa Kỳ đã cảnh báo các đồng minh, rằng nếu các quốc gia này tiến hành cài đặt thiết bị của Huawei, thì sẽ dẫn đến việc giảm thiểu chia sẻ các thông tin nhạy cảm và bảo mật từ Hoa Kỳ. Cụ thể, Hoa Kỳ đã yêu cầu Vương quốc Anh không sử dụng Huawei để nâng cấp mạng 5G do rủi ro bảo mật quá rõ ràng.
Như vậy, trong 3 năm qua, chiến dịch chống lại Huawei của Hoa Kỳ đã khiến công ty này mất đi khoản doanh thu trị giá hàng tỷ USD. Nhưng những thông tin vừa được phơi bày trước ánh sáng mới đây, chỉ càng bôi đen lên danh tiếng vốn đã vấy bẩn của Huawei.
Cổ súy hành vi bắt giữ hàng loạt
Trong các bài báo gần đây, Forbes đã xác định công ty Huawei đóng vai trò không thể thiếu trong bộ máy giám sát nhà nước độc tài rộng khắp của ĐCSTQ.
Trong một cuộc triển lãm vào tháng 11/2019, cộng tác viên của Forbes là ông Zak Dorfman đã giải thích làm thế nào công nghệ theo dõi và giám sát tiên tiến của Huawei cho phép ĐCSTQ thực hiện các hành vi đàn áp, giam cầm và tra tấn hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương:
“Sử dụng công nghệ [Huawei] sâu rộng để củng cố tất cả những điều này là một chủ đề nhất quán xuyên suốt. Điều này bao gồm hệ thống giám sát dựa trên công nghệ trí thông minh nhân tạo AI, xâm nhập để thu thập dữ liệu, theo dõi thông tin liên lạc chung và trên điện thoại thông minh. Bất kỳ sai lầm nào dường như đều dẫn đến nguy cơ bị bắt giữ. Và một khi bị giam giữ, chỉ có ‘cải tạo’ tư tưởng và hành vi mới có thể đảm bảo cơ hội được phóng thích của người đó”.
Ngoài ra, những bài báo này đã tiết lộ thông tin mật rò rỉ về nội dung được ghi trong hướng dẫn sử dụng thiết bị trong các trại giam ở Tân Cương, gồm cả thông tin về hệ thống giám sát và báo cáo trạng thái của các trại giam cũng như hệ thống giám sát ở Tân Cương. Các chính sách và thủ tục có ghi trong bản hướng dẫn sử dụng được chứng minh là đã được cơ quan an ninh Tân Cương phê duyệt.
Thông tin trên được trích dẫn từ Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế, vốn là tổ chức đã đăng tải báo cáo điều tra về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Tân Cương, gọi là China Cables. Viện Chính sách chiến lược Úc (ASPI) cũng xác nhận những thông tin trên. Viện này là cơ quan dẫn đầu cuộc điều tra các thông tin trong báo cáo của China Cables. Báo cáo của ASPI kết luận: “Nhiệm vụ Tân Cương của Huawei rất sâu rộng, bao gồm cả việc hợp tác trực tiếp với công an Trung Quốc trong khu vực. Hoạt động của Huawei ở Tân Cương cần được xem xét kỹ trong các cuộc tranh luận về công nghệ Huawei và 5G”.
Theo dõi, kiểm soát và tăng cường tẩy não cùng những biện pháp cực đoan được chính quyền Trung Quốc sử dụng nhằm đàn áp người Duy Ngô Nhĩ từ bỏ tín ngưỡng. (Ảnh: Getty)
Tất nhiên, Huawei không phủ nhận rằng những bên khác ở Tân Cương cũng sử dụng công nghệ của họ, nhưng công ty này nhấn mạnh rằng họ không thể lên tiếng về cách thức công nghệ này được sử dụng như thế nào. Công ty này cũng phủ nhận mọi cáo buộc liên quan đến việc hỗ trợ và tăng cường chiến dịch của ĐCSTQ chống lại người Duy Ngô Nhĩ, vốn được coi là vụ giam giữ hàng loạt lớn nhất đối với bất kỳ dân tộc nào kể từ Thế chiến II, hoặc bất kỳ dân tộc nào nói chung.
Tuy vậy, báo cáo của ASPI trái ngược với khẳng định của Huawei khi kết luận rằng: “Nhiệm vụ Tân Cương của Huawei rất sâu rộng, bao gồm cả việc hợp tác trực tiếp với công an Trung Quốc trong khu vực này”.
Thực tế là ở Trung Quốc, các công nghệ giám sát và theo dõi của Huawei là công cụ được toàn bộ lực lượng cảnh sát trực thuộc ĐCSTQ sử dụng. Họ cũng hỗ trợ chính sách đàn áp, bắt giữ và giam cầm của ĐCSTQ với người dân Duy Ngô Nhĩ.
Trung Quốc là Đại Ca của thế giới?
Đáng tiếc thay, các công nghệ theo dõi và giám sát của Huawei không chỉ giới hạn trong phạm vi Trung Quốc và ĐCSTQ. Như Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đã nhắc tới trong báo cáo tháng 11/2019, Huawei là công cụ trong chính sách “xuất khẩu chủ nghĩa độc tài” của ĐCSTQ.
Gói công nghệ và quy trình giám sát toàn diện của Huawei, đi kèm với chiêu bài marketing của công nghệ “thành phố an toàn”, một uyển ngữ che giấu mục đích thực sự của công nghệ này, cho phép nhà nước [Trung Quốc] giám sát, kiểm soát và áp bức công dân một cách hiệu quả.
Và phần lớn thế giới đang noi theo sự dẫn dắt của Trung Quốc, đặc biệt là ở Trung Á và Châu Phi. Các quốc gia này thường có ít tự do hơn nhiều so với các xã hội phương Tây, đa phần là các quốc gia có mức thu nhập thấp hoặc trung bình.
Tuy nhiên, xu hướng sử dụng công nghệ Huawei của các quốc gia này nhằm tạo ra “xã hội an toàn và thông minh hơn” của riêng họ là một điều đáng lo ngại, vì Liên Hợp Quốc (LHQ) dự đoán rằng 90% dân số gia tăng trên thế giới diễn ra ở châu Á và châu Phi. Trên hết, các công nghệ của Huawei chắc chắn sẽ gửi mọi thông tin cho chính quyền Bắc Kinh, cũng như chính quyền nước sở tại.
Các công ty như Huawei đang bán hệ thống giám sát cho nhiều quốc gia bên ngoài Trung Quốc. (Ảnh: flickr/CC0 1.0)
Tính đến tháng 4/2019, hơn 230 thành phố đã sử dụng công nghệ giám sát “thành phố an toàn” của Huawei, chủ yếu ở Trung Á và Châu Phi, nhưng cũng có một số nước ở khu vực Mỹ Latinh và các nơi khác. Giả sử rằng Trung Quốc có thể truy cập vào dữ liệu của các thành phố và quốc gia này, điều này trao cho ĐCSTQ một quyền lực đáng nể trọng, tương tự như là một “Đại Ca” của phần lớn thế giới.
Những hàm ý ở trên không phải là quá lời.
Sự phát triển và mở rộng của công nghệ “thành phố an toàn” của Huawei trên toàn thế giới đe dọa sự lan tỏa và thậm chí là tiếp nối các lý tưởng tự do và dân chủ của phương Tây, và hỗ trợ cho việc truyền bá chủ nghĩa độc tài.
Ở bất kỳ quốc gia khách hàng nào của Huawei trên thế giới, công nghệ này giúp các nhà độc tài và các quốc gia phi dân chủ, bao gồm chính Trung Quốc, có khả năng nhận diện và bắt giữ các phong trào dân chủ cũng như lãnh đạo phe đối lập, trước khi họ có thể tạo nên một phong trào tự do dân chủ có sức ảnh hưởng.
Tất nhiên, mục tiêu của ĐCSTQ là loại bỏ tầm ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới, và tái thiết lập thế giới theo chủ nghĩa độc tài. Nó có thể thành công. Những lý tưởng tự do của nền văn minh phương Tây sẽ nhanh chóng phai mờ nếu thế giới không bao giờ được biết về chúng.
D.M.
Nguồn: NTDVN