Xét xử phúc thẩm đối với bà Đặng Thị Huệ (Huệ Như)

LS. Đặng Đình Mạnh

Bà Đặng Thị Huệ (Huệ Như) sinh năm 1981, là nhân viên hành chính của một trường tiểu học. Bà bị bắt giữ vào ngày 16/10/2019. Bà là một trong số nhiều công dân thường lên tiếng đấu tranh, phản đối về sự thu phí bất chính của các trạm thu phí BOT vào các năm 2018, 2019. Ngoài bà Đặng Thị Huệ, công chúng còn được biết đến tên tuổi của nhiều công dân khác như ông Hà Văn Nam, bà Phuong Ngo, ông Trương Châu Hữu Danh, bà Trần Thị Thu Thủy …

Thông thường, công chúng vẫn nghĩ rằng, lẽ ra, những kẻ thu lợi bất chính mới đáng là bị cáo trong những phiên tòa hình sự chứ không phải là những công dân dấn thân bằng chính sinh mạng của mình để lên tiếng vì công lý, vì lợi ích chung của xã hội. Nhưng khi những kẻ thu lợi bất chính lại được bảo kê bằng giấy phép hợp pháp, thì sự đổi vai tại pháp đình cũng là điều dễ hiểu. Sau phiên tòa, họ có thể là tù nhân, nhưng sự kính phục của công chúng dành cho họ cao hơn hẵn những tượng đài đang được dựng ở khắp chốn trên xứ sở này.

Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội đã ban hành quyết định đưa bà Đặng Thị Huệ và ông Bùi Mạnh Tiến ra xét xử hình sự phúc thẩm vào sáng ngày 21/07/2020, với tội danh “Gây rối trật tự công cộng”. Buổi xét xử được tiến hành tại trụ sở tòa án, địa chỉ Ngõ 01, phố Phạm Văn Bạch, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.

Bà Đặng Thị Huệ (Huệ Như) sinh năm 1981, là nhân viên hành chính của một trường tiểu học. Bà bị bắt giữ vào ngày 16/10/2019. Bà là một trong số nhiều công dân thường lên tiếng đấu tranh, phản đối về sự thu phí bất chính của các trạm thu phí BOT vào các năm 2018, 2019.

Ngoài bà Đặng Thị Huệ, công chúng còn được biết đến tên tuổi của nhiều công dân khác như ông Hà Văn Nam, bà Phuong Ngo, ông Trương Châu Hữu Danh, bà Trần Thị Thu Thủy …

Không chỉ lên tiếng, mà họ đã mạnh dạn đến trực tiếp các trạm BOT để phản đối, “đóng làn” gây khó khăn cho việc thu phí của các nhà đầu tư BOT, khiến họ phải liên tục xả trạm. Manh động hơn, có tài xế đã hưởng ứng bằng cách tông xe gẫy cả thanh chắn của trạm BOT để vượt trạm. Thậm chí, bà Đặng Thị Huệ còn tranh thủ đấu tranh bằng cả biện pháp tài phán khi tiến hành thủ tục khởi kiện Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, khi đồng ý để Công ty CP BOT Vietracimex 8 đặt trạm BOT không đúng vị trí và trên đoạn đường đã hết hạn thu phí.

Tuy hiện nay vẫn còn rất nhiều trạm thu phí bất chính BOT đang đặt tại nhiều nơi trong cả nước, nhưng nhờ sự đấu tranh của họ mà một phần trong số các trạm BOT ấy đã phải tạm ngưng việc thu phí, hoặc giảm phí, hay thay đổi sang các vị trí khác.

Chưa kể rằng, tác động của các cuộc đấu tranh của họ đã làm một số dự án BOT đang trong giai đoạn lập dự án phải sớm phá sản khi định áp dụng công thức thu lợi bất chính tương tự.

Đánh đổi lại, đã có khoảng 10 công dân tham gia đấu tranh tích cực đã phải trả giá bằng lao lý khá nặng nề, như: Các ông Hà Văn Nam 30 tháng tù, bà Đặng Thị Huệ 18 tháng tù, ông Bùi Mạnh Tiến 15 tháng tù, ông Văn Ngọc Hoàng 18 tháng tù …

Riêng đối với bà Đặng Thị Huệ và ông Bùi Mạnh Tiến, sau khi tòa án Huyện Sóc Sơn xét xử sơ thẩm, thì họ đều kháng cáo khẳng định mình vô tội.

Hiện nay, có 05 luật sư gồm: Lê Văn Luân, Lê Đình Việt, Phạm Lệ Quyên, Đồng Hữu Pháp và Đặng Đình Mạnh đã hoàn tất thủ tục đăng ký tham gia bào chữa trong phiên tòa hình sự phúc thẩm.

Thông thường, công chúng vẫn nghĩ rằng, lẽ ra, những kẻ thu lợi bất chính mới đáng là bị cáo trong những phiên tòa hình sự chứ không phải là những công dân dấn thân bằng chính sinh mạng của mình để lên tiếng vì công lý, vì lợi ích chung của xã hội. Nhưng khi những kẻ thu lợi bất chính lại được bảo kê bằng giấy phép hợp pháp, thì sự đổi vai tại pháp đình cũng là điều dễ hiểu. Sau phiên tòa, họ có thể là tù nhân, nhưng sự kính phục của công chúng dành cho họ cao hơn hẵn những tượng đài đang được dựng ở khắp chốn trên xứ sở này.

Sài Gòn, ngày 10/07/2020

Đ.Đ.M.

Nguồn: FB Mạnh Đặng

This entry was posted in BOT, Đàn áp xã hội dân sự. Bookmark the permalink.