RFA – 2020-07-07
ƯNG KHUYỂN CỦA ĐẢNG
Phạm Minh Vũ
Theo tờ trình của Bộ Công an, 3 lực lượng (bảo vệ dân phố, dân phòng, công an xã bán chuyên trách) với gần 750.000 quân sẽ được tổ chức thành lực lượng mới có tên là lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự, theo đề xuất của Bộ Công an.
Lực lượng bảo vệ dân phố dân phòng hay công an xã ở VN lâu nay nổi tiếng vì là lực lượng ưng khuyển tay sai của đám chính quyền phường xã, được sai đi coi xe, dọn dẹp đường phố, có việc thì trông giữ đất đã cướp như ở Vườn rau Lộc Hưng hay là oách tí thì đi điều phối giao thông, ngon tí thì đi ném mắm tôm vào nhà dân hoặc đàn áp biểu tình chống Trung cộng.
Nhưng nhiệm vụ chính lâu nay lực lượng vô học này toàn đi cướp rau, đá văng rổ bán cá hạch họe dân là chính, cũng chính vì vô học nên dễ sai khiến, chỉ cần cho tí quyền thoải mái hống hách là chúng tưởng rằng như vậy là quyền lực vô đối rồi, vậy mới trung thành mà bám víu mong ngày được đổi đời theo hướng từ lính bị sai vặt có thể lên chỉ huy đám lính đó.
Sau khi Bộ Công an đưa đề án đem 25 ngàn công an chính quy về xã, thay thế cho công an xã bán chuyên trách thì đám vô học này cũng tỏ ra vô tích sự hơn. Vì vậy, bỏ thì thương vương thì tội, Tô Lâm lại đẻ ra kế thống nhất đám ưng khuyển này thành lực lượng bảo vệ an ninh trật tự, cái tên của nó nghe sặc mùi chống biểu tình và cướp đất quá.
Công an là thành lũy vững chắc để bảo vệ chế độ, nên nhà cầm quyền dành sự ưu ái cho nó cũng chẳng có gì là khó hiểu. Và có việc gì từ chuyện bị chụp ảnh biệt phủ quan cũng nhờ công an can thiệp. Lấy ví dụ mới đây trường hợp Lương Minh Sơn phó bí thư Phú Yên đã đề nghị công an tỉnh này và các cơ quan liên quan vào cuộc để điều tra, làm rõ người phát tán thông tin liên quan đến việc xe biển xanh vào tận máy bay đón mình. Hành động của Sơn là gây phản cảm, sảnh đón cách 70 m mà nó thể hiện tính kiêu ngạo cộng sản phải hơn người dân đen, nên đem xe vào đón tận cửa chờ, xe của dân đóng thuế cho nó đi, bị người ta chụp lại đưa lên mạng chẳng có gì sai, mà hắn ta mất dạy phải nhờ công an vào cuộc điều tra, cái cần điều tra là cái biệt phủ hơn 100 tỷ của Sơn ở đâu mà có ấy.
Cũng tương tự, việc bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ bị Bộ Chính trị đuổi vì hàng loạt sai phạm của hắn ta thời hắn nắm giữ vị trí bí thư QN, sai phạm của hắn thì nhiều, nhưng hắn cúi đầu cung kính dâng cho Quyết còi FLC 1.200 ha đất ở ven biển Bình Sơn, khi đó hơn 1.200 ha đất thuộc các xã Bình Hòa, Bình Phú, Bình Hải (huyện Bình Sơn) phải thu hồi, giải phóng mặt bằng; hơn 1.100 hộ đang ở lâu nay bị bắt di dời ra tái định cư, mà tiền đền bù còn chưa xong do đền bù giá rẻ mạt, tiền chênh lệch nó ăn hết. Trong đó, hơn 184 ha đất trồng lúa, hơn 55 ha đất rừng phòng hộ và một ha đất quốc phòng theo quy định phải xin ý kiến của Chính phủ trước khi chuyển đổi nhưng Chữ giao luôn cả đất quốc phòng. Điều tệ hại hơn Quyết còi nó lâu nay được Bắc Kinh hậu thuẩn, vung tiền cho Quyết còi thu mua đất ven biển ở VN mới đáng lo ngại.
Việc nó về vườn được người ta đưa lên mạng thì có gì vi phạm mà công an bắt người ta lên rồi đòi xử phạt họ, đó là thể hiện sự ngạo mạn của bọn cầm quyền theo kiểu mafia. Công an được chế độ giao cho quyền lực quá lớn nên muốn làm càn bất chấp vi phạm pháp luật, trái luân thường đạo lý mà vẫn cố làm càn, miễn được lòng quan trên chiếu cố thăng tiến trên sự nghiệp.
Chưa hết, theo bảng dự toán ngân sách Trung ương năm 2019 (Nghị quyết số 73/2018/QH14) thì tổng thu ngân sách Trung ương là 810.099 tỷ đồng. Thế nhưng chi cho Bộ Công an đến 82.348 tỷ đồng, chiếm hơn 10% tổng thu.
Và được biết cũng trong năm 2019 chính phủ chi cho Bộ Y tế chỉ có 14.816 tỷ, và chi cho bộ Giáo dục chỉ có 7.661 tỷ. Tính ra chi riêng cho Bộ Công an gấp gần 4 lần số tiền chi cho y tế và giáo dục cộng lại thưa quý vị.
Một chế độ công an trị cai trị bằng bạo lực thì khó mà tồn tại lâu, nó kết hợp với đám cầm quyền hủ bại, đồi trụy khinh thường dân hở tí là la toáng nhờ công an giải cứu thì càng làm khoảng cách giữa dân và bọn cầm quyền lớn hơn. Thắng nhân dân mà không được lòng dân thì các ông nhắm có bắn đến viên cuối cùng vào dân không?
Ảnh minh họa. Cảnh sát 113 và dân phòng bao vây những người biểu tình chống Trung Quốc tại Sài Gòn, ngày 18/05/2014. Reuters
Sát nhập ba lực lượng thành một
Tờ trình của Bộ Công an về đề xuất Dự luật thành lập Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở cho biết nguyên nhân sát nhập ba thành phần bảo vệ dân phố, dân phòng và công an xã bán chuyên nghiệp trở thành một lực lượng mới là do ba lực lượng quần chúng đang tồn tại này có cùng nhiệm vụ và đang trong tình trạng không thống nhất.
Bộ Công an giải thích rằng việc sát nhập cả ba thành phần vào một lực lượng mới, với tên gọi Lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở sẽ góp phần tinh gọn bộ máy và kiện toàn lực lượng, cũng như khắc phục và hạn chế tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo và chồng lấn giữa 3 lực lượng quần chúng này.
Theo Dự luật được Bộ Công an công bố, hiện có gần 750 ngàn người trong 3 lực lượng bảo vệ dân phố, dân phòng và công an xã bán chuyên nghiệp gộp lại, được trang bị và sử dụng công cụ hỗ trợ, phương tiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ.
Theo tôi nghĩ thì ông Tô Lâm cạnh tranh với bên quân đội, quốc phòng. Ông Tô Lâm có một lực lượng lớn như vậy, đông hơn thì quyền lực của ông trải khắp đất nước. Đúng là ‘công an trị’, với mục tiêu rải đều khắp nơi đều có công an hết. Rõ ràng sự chuyên nghiệp đó sẽ trao thêm quyền và chắc chắn sẽ lạm quyền hơn
Ông Đinh Quang Tuyến
Nhiệm vụ của lực lượng mới này được nói là có tác động trực tiếp đến quyền con người và quyền công dân, như tham gia tuần tra, kiểm soát, truy nã, tấn công, trấn áp tội phạm hay thực hiện những biện pháp chống tội phạm, tệ nạn xã hội…
Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở sẽ do Bộ Công an chịu trách nhiệm quản lý. Và, chính quyền địa phương sẽ chi trả tiền bồi dưỡng, hỗ trợ hàng tháng cho các thành viên của lực lượng này, cũng như phải đóng bảo hiểm xã hội và y tế cho họ.
Ủng hộ và Lo ngại
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM, vào tối ngày 7/7 nêu lên quan điểm của ông liên quan Dự luật Lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở:
“Tôi nghĩ rằng sát nhập là đúng. Khi Việt Nam phát triển và hội nhập với thế giới thì đòi hỏi về một lực lượng chuyên nghiệp. Ví dụ như vừa rồi thành lập lực lượng kỵ binh, chẳng hạn. Đó là một lực lượng giống như ở các nước khác. Thế thì, trong tình hình hiện nay có nhiều quá các lực lượng bảo vệ an ninh cho nên cần phối hợp các lực lượng này, sát nhập lại chỉ có một lực lượng để bảo vệ thôi. Bên cạnh cảnh sát và an ninh thì có một lực lượng hỗ trợ và họ phải được chuyên nghiệp hóa để tránh sự lạm quyền, tránh sự không chuyên nghiệp trong quá trình hành xử”.
Ảnh minh họa. Công an Việt Nam thử súng. AFP
Đài RFA ghi nhận, qua trang fanpage các báo chính thống, một số độc giả bày tỏ sự ủng hộ cho việc sát nhập này, với hy vọng người dân được bảo vệ và yên tâm hơn. Tuy nhiên, số lượng độc giả tỏ ra lo ngại về Dự luật lại nhiều hơn bội phần. Không ít người cho rằng “cũng là bình mới rượu cũ”, hay “lực lượng này chưa đủ chuyên môn để đảm trách công việc, và đưa vào hoạt động chỉ có bắt nạt dân”, thậm chí có người còn cho rằng khi lực lượng mới này được trang bị, hỗ trợ công cụ để thi hành nhiệm vụ thì có thể dẫn đến hậu quả phản tác dụng và gây rối thêm.
Những nỗi lo lắng của dân chúng như thế được nhà hoạt động dân chủ Đinh Quang Tuyến giải thích cũng là hợp lẽ, bởi vì Nhà nước Việt Nam sử dụng công an để “trị dân”, và việc tăng cường, chuyên môn hóa các lực lượng công an không chính quy cũng không là điều ngạc nhiên.
Ông Đinh Quang Tuyến, vào tối hôm 7/7 lên tiếng với RFA:
“Theo tôi nghĩ thì ông Tô Lâm cạnh tranh với bên quân đội, quốc phòng. Ông Tô Lâm có một lực lượng lớn như vậy, đông hơn thì quyền lực của ông trải khắp đất nước. Đúng là ‘công an trị’, với mục tiêu rải đều khắp nơi đều có công an hết. Rõ ràng sự chuyên nghiệp đó sẽ trao thêm quyền và chắc chắn sẽ lạm quyền hơn”.
Hồi năm 2018, dư luận trong nước cũng đặc biệt quan tâm đến Thông tư 17/2018/TT-BCA quy định về trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ, được Bộ Công an thông qua và có hiệu lực thi hành từ 1/7/2018.
Theo thông tư này, công an xã, phường, thị trấn cho đến cấp huyện, quận, thị xã, thành phố được trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, các loại súng và còn được xem xét trang bị tên lửa chống tăng cá nhân, trực thăng vũ trang, bom, mìn, lựu đạn…
Bác sĩ Đinh Đức Long, cựu sỹ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam từng nêu quan ngại của ông về việc này:
“Tôi nghĩ thứ nhất là rất tốn kém. Trong lúc ngân sách eo hẹp mà trang bị lượng vũ khí như thế cho cấp cơ sở là rất nhiều tiền mà không biết họ có sử dụng hết công suất không, có hiệu quả không, chứ vũ khí trang bị xong mà để kho đấy thì nó cũng hết hạn sử dụng. Lãng phí! Thứ hai là xin vũ khí rồi mà nếu có chuyện gì xảy ra, sẵn súng trong tay thì liệu họ có khả năng kiểm soát tình hình một cách chuyên nghiệp không, hay sẵn súng đấy rồi sẵn sàng bạo động? Còn một mặt trái nữa là nếu tình hình có biến động thì những vũ khí ấy có khi lại trở thành trang bị cho những người ở cơ sở dùng ngay để họ đạt mục đích của họ”.
Quan ngại của Bác sĩ Đinh Đức Long phần nào được phản ánh qua tình trạng dư luận trong thời gian qua chỉ trích nặng nề về công an lạm dụng súng trong hành xử với người dân.
Từ năm 2018, Bộ Công an cũng thực hiện đề án đưa 25 ngàn công an chính quy về xã, thay thế cho công an xã bán chuyên trách.
Cựu Đại tá công an Nguyễn Đăng Quang từng nhận định với RFA rằng việc tăng cường lực lượng chính quy về công an xã là một bước để nâng cao trình độ công an xã lên, để họ thực thi luật pháp một cách đúng pháp luật. Thế nhưng, với Dự thảo Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở thì ông Nguyễn Đăng Quang cho rằng sẽ xảy ra tình trạng lạm quyền:
‘Chắc chắn là có lạm quyền rồi!”
Những người quan tâm đến Dự Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở mà Đài RFA được dịp tiếp xúc cùng bày tỏ rằng họ chưa rõ lực lượng mới này sẽ được chuyên mốn hóa như thế nào, nhưng họ canh cánh về sự lạm quyền, nhất là trong việc sử dụng vũ khí cũng như ngân sách chi trả cho lực lượng mới này phải chăng lại trích từ tiền thuế của người dân?
Nguồn: rfa.org/vietnamese