Thông cáo phát hành ngay Việt Nam: Facebook bị ép kiểm duyệt bất đồng chính kiến

Công ty thỏa hiệp với chính quyền sau khi máy chủ trong nước bị ngắt kết nối

(New York, ngày 23 tháng Tư năm 2020) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng Facebook đã đầu hàng trước sức ép của chính quyền Việt Nam và đồng ý chặn bài của những người bất đồng chính kiến, đặt ra một tiền lệ xấu về cả nhân quyền lẫn chính sách toàn cầu của công ty này. Quyết định nói trên của Facebook làm gia tăng nguy cơ có thêm nhiều rào cản về nội dung trong tương lai.

Theo một bài báo chi tiết của Reuters có dẫn các nguồn tin trong nội bộ công ty Facebook, trong mấy tháng gần đây chính quyền Việt Nam đã chặn đường truy cập tới máy chủ của công ty này khiến tốc độ truy cập dịch vụ bị chậm lại, là một cách gây sức ép buộc Facebook phải gỡ bỏ hoặc hạn chế các nội dung phê phán chính quyền. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã kêu gọi Facebook rút lại quyết định nói trên.

“Facebook đã tạo ra một tiền lệ tồi tệ qua việc thỏa hiệp khi bị chính quyền Việt Nam tống tiền,” ông John Sifton, giám đốc vận động châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Giờ đây các quốc gia khác cũng biết cách đạt được điều họ muốn từ Facebook, để buộc công ty này đồng lõa trong việc vi phạm quyền tự do ngôn luận. Tất nhiên, trước hết chính quyền Việt Nam đáng lẽ không được ngăn chặn đường truy cập của Facebook, nhưng Facebook lẽ ra không nên chấp nhận các yêu cầu của họ.”

Chính quyền Việt Nam thường xuyên yêu cầu các công ty truyền thông xã hội gỡ bỏ các bài đăng hay cả tài khoản vì vi phạm các điều luật mơ hồ và lỏng lẻo trong bộ luật hình sự của quốc gia này, có nội dung hình sự hóa các phát ngôn phê phán chính quyền hay lãnh đạo, các nỗ lực tổ chức biểu tình và các hình thức bất đồng chính kiến khác. Luật an ninh mạng của Việt Nam, có hiệu lực từ tháng Giêng năm 2019, buộc các nhà cung cấp dịch vụ và các công ty internet phải gỡ bỏ các nội dung không vừa ý chính quyền trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu. Trong quá khứ, được biết Facebook đã phản đối các yêu cầu chặn đường truy cập tới các bài đăng của người sử dụng, dù đã có một số lần đã gỡ bỏ các bài đăng.

Theo bài viết của Reuters, liên tục trong tháng Hai và tháng Ba năm 2020, chính quyền Việt Nam buộc các công ty cung cấp internet ở Việt Nam, hầu hết thuộc sở hữu của chính quyền hoặc bị kiểm soát chặt chẽ, phải đưa máy chủ đệm (cache server) tại chỗ vào chế độ không kết nối mạng (offline). Máy chủ đệm giúp Facebook tạm thời lưu trữ tại chỗ bản sao một số nội dung của nền tảng để tạo điều kiện cho người sử dụng truy cập các nội dung đó nhanh hơn. Đưa các máy chủ này vào chế độ không kết nối mạng có nghĩa là tốc độ truy cập nền tảng Facebook và các dịch vụ liên quan, như WhatsApp và Instagram, bị chậm đi đáng kể. Tốc độ truy cập internet ở Việt Nam nói chung cũng bị chậm đi, do lưu lượng truy cập nền tảng và các dịch vụ của Facebook phải chuyển tới các máy chủ đặt ở nước ngoài đã làm quá tải đường cáp viễn thông quốc tế.

Khi Facebook rốt cuộc phải cam kết với Việt Nam sẽ hạn chế thêm nhiều nội dung mà chính quyền muốn gỡ bỏ, máy chủ nội địa của họ lại được kết nối mạng.

Thời gian bị chậm các dịch vụ nói trên lại trùng vào đúng lúc những người sử dụng Facebook và internet gia tăng sử dụng các dịch vụ trên mạng để liên lạc với nhau và thu thập hay trao đổi các thông tin trong đợt khủng hoảng dịch COVID-19. Việt Nam có một lịch sử lâu dài về việc hình sự hóa bất đồng chính kiến và truy tố các nhà hoạt động nhân quyền chỉ vì phê phán chính quyền.

Trong một thông cáo, một người phát ngôn của Facebook nói rằng chính quyền Việt Nam “đã yêu cầu chúng tôi hạn chế đường truy cập tới các nội dung bị coi là vi phạm pháp luật Việt Nam. Chúng tôi tin rằng tự do ngôn luận là một quyền cơ bản của con người, và làm việc tích cực để bảo vệ và bênh vực quyền tự do dân sự quan trọng này trên khắp thế giới. Tuy nhiên, chúng tôi đã làm như thế nhằm đảm bảo rằng các dịch vụ của Facebook vẫn được duy trì và hữu dụng với hàng triệu người ở Việt Nam, những người cần đến các dịch vụ đó hàng ngày.”

Các Nguyên tắc Định hướng của Liên hiệp quốc về Doanh nghiệp và Nhân quyền quy định rằng các doanh nghiệp như Facebook phải “tôn trọng nhân quyền,” trong đó có việc tránh xâm phạm và đối phó với các tác động tiêu cực trong các hoạt động mà doanh nghiệp tham gia. Với tư cách là một thành viên của Sáng kiến Mạng lưới Toàn cầu, Facebook đã cam kết bảo vệ nhân quyền của những người sử dụng khi phải đối mặt với các yêu sách của chính quyền đi ngược lại với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng Facebook cần công khai giải thích lý do đi đến quyết định đó. Công ty này cần chia sẻ các thông tin về đánh giá tác động nhân quyền trong tình huống này nếu có tiến hành; tường trình về việc có hay không có ý định, và bằng cách nào, khắc phục hậu quả cho các nạn nhân của việc kiểm duyệt, và trao đổi về kế hoạch của công ty nhằm tránh bị trở thành trung gian kiểm duyệt cho các chính quyền độc tài khác trong tương lai.

“Thật khó hình dung được Facebook sẽ hoàn tất được các nghĩa vụ nhân quyền của mình bằng cách nào khi công ty này đang giúp Việt Nam kiểm duyệt tự do ngôn luận,” ông Sifton nói.

Việc gây sức ép với Facebook trùng khớp với một nghị định mới của chính phủ quy định phạt tiền với cá nhân và công ty internet đăng hoặc phát thông tin ở hàng loạt hạng mục với “nội dung bị cấm,” hay các tài liệu “truyền bá tư tưởng phản động” hoặc “chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu,” hay “xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc.” Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói rằng, với các thuật ngữ mơ hồ và lỏng lẻo như thế, các điều khoản của nghị định nói trên cho phép chính quyền có thể xử phạt người dân và các công ty nền tảng vì bất kỳ phát ngôn nào.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho rằng lẽ ra Hoa Kỳ và các quốc gia khác cần sử dụng tốt hơn đòn bẩy ngoại giao để hỗ trợ Facebook trong tình huống bị chính quyền Việt Nam gây sức ép. Các doanh nghiệp và nhóm doanh nghiệp khác lẽ ra cũng cần ủng hộ Facebook một cách công khai hơn để ngăn ngừa các chiến thuật mạnh tay của chính quyền.

“Đây chưa phải là hồi kết của câu chuyện: chính quyền Việt Nam sẽ đưa ra thêm các yêu sách khác trong tương lai và không chỉ đối với Facebook,” ông Sifton nói. “Cách duy nhất để ngăn cản Việt Nam chấm dứt việc ép buộc các doanh nghiệp phải kiểm duyệt ngôn luận tự do là bảo đảm rằng họ phải trả giá về hành động đó.”

Để đọc thêm tin, bài của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền về Việt Nam, vui lòng truy cập:

https://www.hrw.org/vi/asia/vietnam

Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ:

Ở Washington, DC, John Sifton (tiếng Anh): +1-646-479-2499 (di động); hoặc siftonj@hrw.org. Twitter: @johnsifton
Ở Bangkok, Phil Robertson (tiếng Anh, tiếng Thái): +66-85-060-8406 (di động); hoặc robertp@hrw.org. Twitter: @Reaproy
Ở San Francisco, Brad Adams (tiếng Anh): +1-347-463-3531 (di động); hoặc adamsb@hrw.org. Twitter: @BradMAdams

https://www.hrw.org/news/2020/04/23/vietnam-facebook-pressured-censors-dissent
For Immediate Release
Vietnam: Facebook, Pressured, Censors Dissent
Company Caves to Government After Local Servers Disrupted
(New York, April 23, 2020) – Facebook has bowed to pressure by the government of Vietnam and agreed to restrict posts by dissidents, setting a bad precedent for both human rights and its global policies, Human Rights Watch said today. The decision increases the likelihood of other content restrictions in the future.
According to a detailed account by Reuters citing sources within Facebook, in recent months the government of Vietnam disrupted access to the company’s servers to slow access to its services as a means of pressuring the company to remove or restrict content criticizing the government. Human Rights Watch called on Facebook to reverse its decision.
“Facebook has set a terrible precedent by caving to the government of Vietnam’s extortion,” said John Sifton, Asia advocacy director at Human Rights Watch. “Now other countries know how to get what they want from the company, to make them complicit in violating the right to free speech. The government of Vietnam shouldn’t have throttled the platform’s traffic in the first place, but Facebook shouldn’t have agreed to its demands.”
The government of Vietnam regularly demands that social media companies take down posts or accounts for violating overbroad and vague provisions in the country’s penal code criminalizing speech critical of the government or its leaders, efforts to organize protests, or other forms of dissent. Its cybersecurity law, which went into effect in January 2019, requires service providers and internet companies to take down content that offends the authorities within 24 hours of receiving their request. In the past, Facebook has reportedly resisted requests to block access to user posts, although it has removed some posts at various times.
According to the Reuters report, through February and March 2020 the government of Vietnam compelled internet service providers in Vietnam, most of them owned or tightly controlled by the government, to take its local cache servers offline. The cache servers allow Facebook to temporarily store copies of some of the platform’s content locally to enable users to access it more quickly. Taking these servers offline meant that access to Facebook’s platform and its services, including WhatsApp and Instagram, slowed considerably. Internet usage in Vietnam in general also began to slow as traffic from Facebook’s platforms and services was overloading international cables in order to access servers outside of the country.
When Facebook finally made a commitment to Vietnam to restrict more content the government wants taken down, the local servers were put back online.
The slowdown of its services came at a time when Facebook and internet users worldwide had increased their use of online services to communicate with one another and obtain or share information during the COVID-19 crisis. Vietnam has a long record of criminalizing dissent and prosecuting human rights activists for criticizing the government.
In a statement, a Facebook spokesperson said that the Vietnamese government “has instructed us to restrict access to content which it has deemed to be illegal in Vietnam. We believe freedom of expression is a fundamental human right, and work hard to protect and defend this important civil liberty around the world. However, we have taken this action to ensure our services remain available and usable for millions of people in Vietnam, who rely on them every day.”
The UN’s Guiding Principles on Business and Human Rights require businesses like Facebook to “respect human rights,” including by avoiding infringements and addressing adverse impacts in which they are involved. As a member of the Global Network Initiative, Facebook has pledged that it will protect the human rights of users when they are confronted with government demands inconsistent with international human rights standards.
Facebook should publicly explain how it came to its decision, Human Rights Watch said. It should share the findings of any human rights impact assessment it conducted on the situation, describe whether and how it intends to remediate the victims of its censorship actions, and discuss how it plans to avoid becoming a censorship proxy for other authoritarian governments in the future.
“It’s hard to see how Facebook can live up to its human rights obligations when it’s helping Vietnam censor free speech,” Sifton said.
The pressure on Facebook coincides with a new decree by the government providing for monetary fines for people and internet companies for posting or publishing a sweeping range of items with “forbidden contents” or materials that promote “reactionary ideas” or “have not been allowed for circulation, or have been prohibited for circulation or have been confiscated” or “distort historical truth, dismiss revolutionary achievement, insult the nation or national famous people and heroes.” Stated in such vague and overbroad terms, the provisions allow the government to penalize people and platforms for any statement at all, Human Rights Watch said.
The United States and other countries should have better utilized their diplomatic leverage to support Facebook in their stance against pressure from the government of Vietnam, Human Rights Watch said. Other businesses and business groups should have stood more publicly with the company to prevent the government’s strong-arm tactics.
“This isn’t the end of the story: the government is going to make more demands in the future and not just of Facebook,” Sifton said. “The only way to stop Vietnam from forcing companies to censor free speech is to ensure that they pay a price for doing so.”
For more Human Rights Watch reporting on Vietnam, please visit:
https://www.hrw.org/asia/vietnam
For more information, please contact:
In Washington, DC, John Sifton (English): +1-646-479-2499 (mobile); or siftonj@hrw.org. Twitter: @johnsifton
In Bangkok, Phil Robertson (English, Thai): +66-85-060-8406 (mobile); or robertp@hrw.org. Twitter: @Reaproy
In San Francisco, Brad Adams (English): +1-347-463-3531 (mobile); or adamsb@hrw.org. Twitter: @BradMAdams

HRW gửi BVN

This entry was posted in Facebook, Facebook và Luật an ninh mạng, Sô phận người bất đồng chính kiến, Tự do ngôn luận. Bookmark the permalink.