Việt Nam phản ứng việc tàu Hải Dương 8 trở lại Biển Đông

VOA Tiếng Việt

ĐÃ ĐẾN LÚC HÌNH THÀNH LIÊN MINH TUẦN DUYÊN Ở BIỂN ĐÔNG

(Hồi tháng 6.2019, khi tàu Trung Cộng đâm chìm tàu cá Philippines ở Biển Đông, tôi có viết bài “Đã đến lúc hình thành liên minh tuần duyên” ở Biển Đông trên Facebook này.

Nay tình hình ngày càng căng thẳng hơn, với các sự kiện Trung Cộng lại đâm chìm tàu cá Việt Nam và tàu Hải Dương 8 lại quấy phá các nước ASEAN, ý tưởng này xem ra lại mang tính thời sự.

Hôm nay, báo Tuổi Trẻ cũng đăng bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung về chủ đề này, trong đó có vài ý mà tôi cũng từng khá tâm đắc. Xin đăng lại bài viết trước đây của tôi.)

Sự việc “tàu cá” Trung Quốc đâm tàu cá Philippines ở bãi Cỏ Rong một lần nữa gióng lên hồi chuông về cách hành xử bạo ngược, bất chấp luật pháp quốc tế của loại tàu cá, tàu dân quân Trung Quốc, với sự yểm trợ của tàu hải cảnh, tàu hải quân ở khu vực Biển Đông.

Nhiều năm qua, tàu cá Việt Nam là đối tượng bị quấy phá nhiều nhất và nặng nề nhất bởi sự hành xử vô nhân đạo của Trung Quốc. Nhưng này thì các nước như Philippines mới thực sự thấm thía.

Sự đoàn kết dưới hình thức liên minh tuần duyên của các nước chung chí hướng ở Biển Đông là giải pháp khả thi để đối phó vấn nạn tàu cá, tàu dân binh, tàu hải cảnh Trung Quốc lúc này.

Thứ nhất, liên minh tuần duyên với các cuộc tuần tra chung ở Biển Đông giải quyết cán cân lực lượng so với Trung Quốc, nhằm ngăn chặn sự tàn phá môi trường, và âm mưu kiểm soát lãnh thổ bất chấp luật pháp quốc tế.

Ban đầu liên minh này có thể bao gồm các nước lớn có hoạt động nghề cá ở Biển Đông như Việt Nam, Malaysia, Philippines, Indonesia…, sau đó tiến tới mở rộng ra các nước chung chí hướng khác như Nhật, Mỹ, Úc…

Thứ hai, liên minh tuần duyên trên danh nghĩa không phải là một liên minh quân sự, tránh được sự nhạy cảm đối với việc liên minh, liên kết về quân sự, chẳng hạn chính sách ba không của Việt Nam. Tuy không phải là liên minh quân sự, nhưng đặt trường hợp Trung Quốc sử dụng tàu quân sự cản phá hoạt động tuần tra, chấp pháp chung thì tàu chiến các nước vẫn có thể can thiệp.

Tùy theo điều kiện, mỗi nước sẽ đóng góp số lượng tàu chấp pháp theo định kỳ vào lực lượng tuần tra chung.

Sự can dự sâu hơn của tuần duyên Mỹ ở Biển Đông thời gian qua là thuận lợi lớn cho sự hình thành liên minh tuần duyên.

Thứ ba, liên minh tuần duyên, với một sở chỉ huy tuần tra chung, và một khuôn khổ pháp lý mới có thể giúp giải quyết vấn đề cọ xát nổi cộm giữa các nước Đông Nam Á hiện nay là hoạt động đánh bắt trái phép ở vùng biển của nhau. Theo đó, mỗi khi phát hiện hoạt động đánh bắt trái phép của tàu cá nước nào thì sẽ chuyển giao cho tàu chấp pháp nước đó xử lý, giáo dục, chế tài…, hạn chế được tình trạng bắt bớ, đánh chìm tàu cá của nhau.

Để tránh những phản ứng thái quá của Trung Quốc, mục tiêu danh nghĩa ban đầu có thể là chống đánh bắt trái phép, bảo vệ môi trường, nguồn hải sản, cứu hộ, cứu nạn…, theo UNCLOS.

Tay đông vỗ nên kêu. Sự hình thành liên minh tuần duyên không phải là chuyện một sớm một chiều, và sẽ phải giải quyết rất nhiều vấn đề về pháp lý, ý chí chính trị…

Nhưng đã đến lúc phải suy nghĩ nghiêm túc về ý tưởng này. Bởi đây dường như là phương cách hiệu quả duy nhất để đối phó nạn bạo ngược trên biển của Trung Quốc.

Duan Dang

Tàu thám hiểm “Hải Dương Địa Chấn 8″ của Cục Khảo sát Địa chất Trung Quốc. Con tàu này đã được đưa trở lại vùng lãnh hải của Việt Nam hôm 14/4. (Ảnh: China Geological Survey)

Bộ Ngoại giao ở Hà Nội đã lên tiếng sau khi Trung Quốc đưa một tàu khảo sát từng vi phạm lãnh hải Việt Nam vào năm ngoái trở lại khu vực tranh chấp trên Biển Đông.

Theo ghi nhận của Reuters, Bộ Ngoại giao VN hôm 15/4 cho biết Việt Nam “đang theo dõi sát sao” hoạt động này.

Trước đó hôm 14/4, dữ liệu hành trình hàng hải được Reuters trích dẫn cho thấy tàu Hải Dương 8 – từng tiến hành khảo sát địa chấn trong lãnh hải Việt Nam nhiều tháng trời vào năm ngoái – đã xuất hiện ở khu vực cách bờ biển Việt Nam khoảng 158 km và trong vùng đặc quyền kinh tế của Hà Nội.

Chiếc tàu này được ít nhất hai tàu quân sự của Trung Quốc hộ tống, theo thông tin từ Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á của CSIS Greg Poling đăng tải trên Twitter. Cũng theo dữ liệu của ông Poling, một tàu giám sát các tàu cá của Việt Nam bám đuôi theo tàu Trung Quốc.

Ryan Martinson, chuyên gia của viện nghiên cứu hàng hải Trung Quốc thuộc trường Hải chiến Hoa Kỳ, hôm 13/4 cũng trích dẫn dữ liệu hành trình hàng hải cho thấy tàu Hải Dương 8 đã rời cảng hướng về phía biển của Việt Nam.

Jim “Bones” Bona

@JimBonesBona1

 · 13 thg 4, 2020

Đang trả lời @duandang @rdmartinson88

As of 0122 UTC 13 April, I still showed her import Sanya

Ryan Martinson

@rdmartinson88

She left port at 04:39 UTC on 13 April, according to Marine Traffic.

Tweet của Ryan Martinson

Năm ngoái, tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc đã nhiều lần ra vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và Hà Nội đã phải vài lần lên tiếng cáo buộc Bắc Kinh “xâm phạm lãnh hải” của mình cũng như phản đối hành động khảo sát “bất hợp pháp” trong vùng biển Việt Nam.

Vụ việc đã làm quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng nhất kể từ khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào lãnh hải Việt Nam năm 2014.

Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 14/4 nói rằng tàu Hải Dương 8 không làm việc gì bất thường.

“Tàu của Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động bình thường trong vùng biển do Trung Quốc quản lý”, người phát ngôn Triệu Lập Kiên nói tại một buổi họp báo hàng ngày ở Bắc Kinh.

Đây cũng là câu trả lời của Bắc Kinh hồi năm ngoái khi tàu Hải Dương 8 tiến hành khảo sát tại khu vực Bãi Tư Chính, mà Việt Nam nói là nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của họ, trong nhiều tháng.

Động thái đưa tàu Hải Dương 8 trở lại khu vực tranh chấp trên Biển Đông được tiến hành không lâu sau khi Hà Nội trao công hàm phản đối tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam.

Chính phủ Mỹ ngay sau đó lên tiếng chỉ trích Trung Quốc trong vụ đụng độ hôm 3/4 mà Bắc Kinh nói là tàu cá của Việt Nam cố ý đâm vào tàu hải cảnh của họ.

Tờ Hoàn cầu Thời báo của nhà nước Trung Quốc hôm 11/4 nói họ có bằng chứng bằng video cho thấy tàu hải cảnh của họ “vô tội”. Tuy nhiên chưa có bằng chứng nào về vụ việc được phía Trung Quốc đưa ra.

Tờ Hoàn cầu Thời báo còn cáo buộc Mỹ đứng về phía Việt Nam để đổ trách nhiệm cho Trung Quốc và cảnh báo leo thang căng thẳng trên Biển Đông.

Vụ việc này cũng diễn ra vài ngày sau khi Việt Nam thông báo họ đã gửi công hàm lên LHQ để phản đối các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc khi “vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông”.

Nhưng Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 14/4 phản bác lại khi nói rằng các quần đảo Tây Sa – mà Việt Nam gọi là Hoàng Sa –, và Nam Sa – là Trường Sa theo cách gọi của Việt Nam – thuộc lãnh thổ Trung Quốc và rằng các tuyên bố chủ quyền của Việt Nam là “phi pháp và không có giá trị”.

Nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-phan-ung-viec-tau-hai-duong-8-quay-tro-lai-bien-dong/5373033.html

This entry was posted in Biển Đông. Bookmark the permalink.