Với Đạo luật “Sáng kiến Bảo vệ và Tăng cường Quốc tế Đồng minh Đài Loan (viết tắt là: TAIPEI Act), Mỹ chính thức dọn đường đưa Đài Loan lên vị thế mới
Trong Đạo luật mới này có một nội dung là “cung cấp vũ khí” cho Đài Loan nhằm giúp quốc gia này ứng phó trước “các mối đe dọa hiện hữu và tương lai” từ nhà cầm quyền Bắc Kinh”
Đâu là điểm đặc biệt của TAIPEI Act [vừa ban hành 26.3.2020]?
Trong những thập niên qua, kể từ lúc Mỹ đặt Đại sứ quán tại Bắc Kinh 1979, Mỹ vẫn luôn bảo đảm cho Đài Loan về sức mạnh phòng thủ quân sự. Nhưng về mạng lưới ngoại giao thì Đài Loan tự chèo chống.
[1] Do sức ép của Bắc Kinh mà nhiều nước cắt đứt bang giao chính trị với Đài Loan.
Hiện nay chỉ còn vỏn vẹn 15 nước – trong đó có Thánh Quốc Vatican. Cũng chính vì Vatican vẫn kiên quyết giữ bang giao với Đài Loan mà Bắc Kinh làm khó dễ các hoạt động của tín hữu Công Giáo tại đại lục.
Gần đây Đức Giáo tông Francis có những nỗ lực thương thảo với Bắc Kinh.
Nhiều người chỉ trích nhưng họ quên rằng dù Bắc Kinh o ép thì Vatican vẫn thiết lập Đại sứ quán tại Đài Bắc.
Phải công nhận Đài Loan có ý chí kiên cường đáng phục! Gặp phải sự bao vây ngoại giao cỡ vậy, chính phủ nước khác dễ mất tinh thần hay suy sụp, nhưng người Đài Loan vẫn vững vàng, hơn nữa còn khôn khéo duy trì và phát triển các mối bang giao về thương mại trên toàn cầu.
Ngay như khối G7, mỗi nước trong G7 đều đặt Văn phòng Thương mại tại Đài Bắc.
Nền kinh tế Đài Loan vẫn vươn lên mạnh mẽ, và được xem là “một con rồng châu Á”!
[2].Nay với Đạo luật “TAIPEI Act”, Mỹ chính thức hỗ trợ Đài Loan trên chính trường toàn cầu:
– Mỹ tăng cường hiện diện ngoại giao tại những nước ủng hộ Đài Loan và giảm dần mức độ “bắt tay” với những nước ủng hộ Bắc Kinh (để chống Đài Loan);
– Mỹ sẽ tăng cường hoặc giảm xuống, chấm dứt viện trợ đối với các nước dựa vào việc những nước đó cải thiện hoặc giảm bớt, cắt đứt ngoại giao với Đài Loan. Những nước nào cắt đứt ngoại giao với Đài Loan sẽ gặp phải những rủi ro từ phía Mỹ trong vấn đề viện trợ;
– Mỹ chính thức hậu thuẫn cho Đài Loan tham gia vào các tổ chức, định chế quốc tế với tư cách thành viên chính thức lẫn tư cách quan sát viên. Những tổ chức, định chế quốc tế nào làm khó dễ đối với Đài Loan sẽ gặp phải những phản ứng thích hợp từ phía Mỹ trong sắp tới.
Có thể thấy, với “TAIPEI Act”
Hoa Kỳ đã dọn đường để Đài Loan trở nên ngày càng có tiếng nói mạnh mẽ hơn trên chính trường quốc tế.
Mỹ khuyến khích các nước đặt ngoại giao với Đài Loan mà bất chấp sức ép từ Bắc Kinh (qua việc Mỹ viện trợ cho những quốc gia nào hữu hảo với Đài Loan).
Khi nào Mỹ mở lại đại sứ quán tại Đài Bắc?
Khi nào Mỹ vận động trả lại vị thế của Trung Hoa dân quốc (Đài Loan) tại Liên Hiệp Quốc?
Đây chỉ còn là vấn đề chọn lựa thời điểm thích hợp mà thôi.
Bàn cờ thế giới đang xoay chuyển mạnh.
K.N.
Nguồn: FB Nam Le
Nguồn bản gốc: https://www.taiwannews.com.tw/en/news/3905444