Nguyễn Ngọc Chu
1. Trong thời gian đầu dịch, từ nửa cuối tháng 1 cho đến hết tháng 2/2020, Trung Quốc thu gom hơn 2 tỷ khẩu trang.
Vào cuối tháng 3/2020 khi đại dịch bùng nổ ở châu Âu thì hầu như tất cả các nước bị dịch nặng ở châu Âu, phải mua hơn 1 tỷ khẩu trang từ Trung Quốc. Trong đó Pháp đặt tối thiểu là 600 triệu khẩu trang từ Trung Quốc. Các quốc gia đang bị dịch virus Trung Quốc hành hoành mạnh như Ý, Tây Ban Nha, Anh… đều phải đặt khẩu trang từ Trung Quốc.
Nhu cầu các thiết bị y tế chống dịch virus Trung Quốc còn tăng mạnh trong vài tháng nữa. Hiện nay dịch đang bùng phát mạnh ở Hoa Kỳ. Cả Hoa Kỳ lẫn châu Âu đều phải đối mặt với dịch virus Trung Quốc kịch liệt hơn nữa trong vài tháng tới.
Hoa Kỳ đã ban bố tình trạng đặc biệt, huy động các xí nghiệp công nghiệp chuyển sang sản xuất thiết bị y tế chống dịch virus Trung Quốc. Đó là khả năng to lớn của Hoa Kỳ mà không quốc gia nào sánh được.
Dẫu vậy, vào thời điểm cấp bách hiện nay, thì cả Hoa Kỳ lẫn châu Âu không thể một mình phủ hết được các nhu cầu về chống dịch virus Trung Quốc, cho nên cả Hoa Kỳ lẫn châu Âu đều cần nhập các phương tiện y tế chống dịch từ các nước khác, mà hiện nay chủ yếu là từ Trung Quốc.
2. Đối phó với dịch bệnh từ virus Vũ Hán, một số xí nghiệp Việt Nam đã nhanh chóng chuyển sang sản xuất các thiết bị y tế chống virus corona.
Trong đó, nổi bật là bộ kit thử phát hiện SARS-Cov-2 mà theo truyền thông cho biết thì đã được xuất khẩu sang nhiều nước (https://tuoitre.vn/nhieu-nuoc-dat-mua-kit-thu-sars-cov-2-do-viet-nam-san-xuat-20200317144548107.htm).
Tiếp đến là Vingroup đã tập trung toàn bộ lực lượng để sản xuất máy thở, máy đo thân nhiệt (https://vingroup.net/tin-tuc-su-kien/bai-viet/2166/vingroup-bat-tay-vao-san-xuat-may-tho-va-may-do-than-nhiet) không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước, mà còn hướng tới xuất khẩu.
Cùng lúc là một loạt các xí nghiệp dệt may chuyển sang sản xuất khẩu trang chống virus corona. Ngoài phục vụ trong nước, còn để xuất khẩu. Cụ thể là May 10 đang có hợp đồng xuất khẩu 400 triệu chiếc khẩu trang (https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/viet-nam-co-don-hang-khau-trang-52-trieu-usd-trong-boi-canh-toan-cau-chong-dich-covid-19-1207725.html).
3. Điều các doanh nghiệp Việt Nam khó khăn trong chào hàng quốc tế chính là xác nhận chất lượng.
Bởi vậy, Bộ Y tế và Bộ khoa học và Công nghệ cần có biện pháp xác định chất lượng cho các sản phẩm chống virus corona sản xuất tại Việt Nam.
Ngoài nhanh chóng cấp chứng nhận chất lượng của Việt Nam, cần liên hệ với các cơ quan kiểm soát chất lượng tương ứng ở Hoa Kỳ và châu Âu để họ xác nhận chất lượng. Có như thế, việc xuất khẩu sang Hoa Kỳ và châu Âu mới thuận lợi.
Còn Bộ Công Thương thì khẩn trương giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam trong tìm kiếm đối tác xuất khẩu sản phẩm.
4. Nhu cầu các sản phẩm y tế chống virus corona đang rất lớn, và còn lớn nữa trong tháng 4 và tháng 5 năm 2020. Việt Nam có thể tham gia một thị phần tích cực đáp ứng nhu cầu này. Ngoài tự cứu mình, đây cũng là chung tay góp sức đẩy lùi dịch virus Trung Quốc trên bình diện toàn thế giới.
5. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đang toàn tâm cho chống dịch virus Vũ Hán. Ông Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, ông Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh và ông Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh hãy để tâm đúng mức đến mặt trận này.
Đây chính là lúc phát huy vai trò của các vị. Đây là thị trường nhiều tỷ USD. Không thể bỏ lỡ.
6. Cả Trung Quốc đang dồn sức cho sản xuất khẩu trang và thiết bị y tế chống virus Trung Quốc ngoài Trung Quốc.
Không có lẽ ngồi nhìn Trung Quốc một mình độc diễn?
N.N.C.
Nguồn: FB Nguyen Ngoc Chu