Nguyễn Văn Tuấn
Lời người dịch: Tạp chí Australian Doctor mới đi một bài tường thuật về cách mà nhà cầm quyền Tàu áp dụng để kiểm soát dịch. Tác giả bài viết nhận định rằng các nước dân chủ sẽ khó có thể áp dụng những biện pháp mà nhà cầm quyền Tàu đã làm. Thấy bài viết hay hay, nên tôi lược dịch và chú giải cho các bạn nào không thể đọc được bài báo này.
***
[我注意到]诸如“士兵”,“前线”,“抗击流行病的人们”等短语以及如何像对抗敌人一样看待抗流行病等等, [本文中] 非常类似于越南的医学谚语。 目前尚不清楚这些种短语是中国是否模仿越南语言,还是越南是否受到中国的影响。 很多时候阅读中文文章或中文经验时,我们就知道说话风格越南人是如何被移植从中文中的。 后来,我还发现诸如“交通工具”,“参与交通”,“移动”,“敌对势力”,“和平演变”等表达都来自中国.
[Tôi nhận thấy] những mệnh đề như “chiến sĩ”, “đầu trận tuyến”, “Những người trên tuyến đầu chống dịch”, và cái cách xem chống dịch như đánh giặc, v.v. [trong bài viết này] rất ư giống cách nói của giới y tế Việt Nam. Không rõ những mệnh đề này Tàu bắt chước Việt Nam, hay Việt Nam chịu sự ảnh hưởng của Tàu. Nhiều khi đọc những bài của Tàu hay kinh nghiệm của Tàu, chúng ta mới biết được người Việt Nam đã bị nhồi sọ qua ngôn ngữ của Tàu như thế nào. Sau này tôi còn phát hiện những cách nói như “phương tiện giao thông”, “tham gia giao thông”, “di chuyển”, “thế lực thù địch”, “diễn biến hoà bình”, v.v. đều xuất phát từ bên Tàu.
Nguyễn Văn Tuấn
Chúng ta đã nghe qua về việc phong tỏa cả thành phố, những biện pháp khẩn cấp nhưng gắt gao, và chúng ta đã thấy một bệnh viện dã chiến 1000 giường được xây trong vòng 1 tuần. Nhưng những biện pháp đó chỉ có thể thực hiện ở một quốc gia chuyên chế, cùng sự tuân thủ tuyệt đối của quần chúng. Quần chúng ở bên đó không những tuân phục nhà cầm quyền, mà họ cũng chẳng mấy quan tâm đến quyền tự do cá nhân như người dân bên Úc.
Bác sĩ Bruce Aylward, một chuyên gia dịch tễ học, lãnh đạo phái đoàn WHO đến Tàu để theo dõi tình hình của dịch COVID-19 cho biết các biện pháp chánh mà nhà cầm quyền Tàu áp dụng để kiểm soát dịch như sau:
• Trước hết, họ (nhà chức trách) tuyên truyền về các biện pháp phòng ngừa căn bản như rửa tay, đeo khẩu trang, không bắt tay, và để ý đến những triệu chứng [2].
• Sau đó, họ truy tìm những ca lẻ bằng cách kiểm tra mọi ngóc ngách đường phố, thậm chí chận xe trên xa lộ để kiểm tra mọi người trong xe [2].
• Khi tìm ra một ổ dịch, họ đóng cửa các trường học, rạp hát, nhà hàng. Chỉ ở Vũ Hán và các thành phố lân cận thì bị phong tỏa toàn bộ.
• Khi kết quả xét nghiệm dương tính, nhà chức trách sẽ có một bộ câu hỏi để tìm hiểu tiền sử đi lại của bệnh nhân và những người mà bệnh nhân đã tiếp xúc. Bác sĩ sẽ làm CT scan. Mỗi máy CT có thể phục vụ cho 200 bệnh nhân mỗi ngày! (Ghi thêm của người dịch: Ở một bệnh viện lớn bên Úc, mỗi ngày máy CT có thể chỉ làm cho 2-5 bệnh nhân).
Nhà nước trưng dụng các nhân viên hành chánh hay nhân viên ngoài ngành y để tham gia phòng chống dịch. Bác sĩ Aylward kể rằng khi ông ghé thăm một bệnh viện và gặp một người phụ nữ đang hướng dẫn người khác cách mặc trang phục bệnh viện, ông hỏi “Bà là chuyên gia kiểm dịch à?”, bà kia trả lời “Không, tôi là một tiếp viên [receptionist]”. Còn trên xa lộ, người kiểm tra nhiệt độ có thể là người giao thức ăn nhưng được nhà nước kí hợp đồng để làm kiểm tra dịch!
Cơ sở vật chất bị quá tải với số lượng bệnh nhân đang chờ xét nghiệm. Đối phó với tình hình này, nhà chức trách chuyển sang dịch vụ trực tuyến. Gần 50% các dịch vụ như khám bệnh, cung cấp thuốc, mẫu sinh phẩm, v.v. đều làm trực tuyến. (Ghi thêm của người dịch: hiện nay Úc cũng đang áp dụng dịch vụ tư vấn sức khỏe và cung cấp thuốc trực tuyến).
Bác sĩ Bruce Aylward khen các bệnh viện Tàu. Ông nói các bệnh viện này có khả năng tốt trong việc cứu sống bệnh nhân. Ông còn nói một số bệnh viện mà ông ghé thăm còn tốt hơn ở Thụy Sĩ. Ông hỏi một bác sĩ ở bệnh viện Vũ Hán có bao nhiều máy trợ thở, họ nói 50. Bao nhiêu máy ECMO? Trả lời: 5. Một người trong phái đoàn là bác sĩ bên Đức kinh ngạc thốt lên: ở Berlin chỉ có 3 máy ECMO!
Bác sĩ Bruce Aylward hiểu rằng người ngoài không tin những con số về dịch bệnh do nhà chức trách Tàu báo cáo. Nhưng ông nói không có chứng cớ gì để nói nhà chức trách Tàu ‘xào nấu’ dữ liệu cả.
Ông cho biết ông từng nói chuyện với nhiều thường dân trên đường phố, xe điện, khách sạn, tất cả đều có cảm giác là họ đang được huy động để đi vào một cuộc chiến tranh — chiến tranh chống dịch — và họ thấy mình như là những chiến sĩ đầu trận tuyến [3], những anh hùng có nhiệm vụ bảo vệ Trung Hoa và BẢO VỆ THẾ GIỚI [4].
Bác sĩ Bruce Aylward có một so sánh về phản ứng của giới truyền thông trong các xã hội tự do và bên Tàu rất thú vị. Ông nói như chúng ta biết ở mấy nước như Úc, Mĩ, mỗi cái chết là trở thành một chủ đề để giới truyền thông moi móc và phê phán ai đó hay cái gì đó. Ở bên Tàu, thì giới truyền thông không dám phê phán nhà cầm quyền, nhưng giới khoa học họ có cách phê phán rất hay.
Chẳng hạn như tập san y khoa BMJ mới công bố một phân tích của một nhóm tác giả Tàu, mà trong đó họ cho rằng nếu nhà cầm quyền Tàu hành động phòng dịch sớm hơn 3 tuần thì qui mô dịch có thể giảm đến 95% so với hiện nay; ngay cả hành động sớm hơn 1 tuần thì số ca cũng có thể giảm đến 66%. Nhưng họ cũng ước tính rằng nếu không có biện pháp can thiệp thì số ca đã có thể cao hơn 67 lần so với hiện nay [5].
Khi được hỏi ông có nghĩ rằng những biện pháp mà nhà cầm quyền Tàu áp dụng có thể dùng ở các nước tự do, Bác sĩ Bruce Aylward nói “Thì anh biết rồi đó, ở Tàu người dân sợ nhà cầm quyền, và họ phải làm theo lệnh của nhà cầm quyền. Họ sợ nhà cầm quyền như sợ người thở ra lửa và ăn thịt trẻ con.”
***
Ghi chú của người dịch:
[1] Bài báo trên tạp chí Australian Doctor News:
https://www.ausdoc.com.au/news/pandemic-here-story-what-china-did-contain-virus
[2] Cách làm này cũng khá giống với Việt Nam như qua mô tả của một fbker:
https://www.facebook.com/chinh.duongquoc.56/posts/1664794837006806
[3] Những mệnh đề như “chiến sĩ”, “đầu trận tuyến”, “Những người trên tuyến đầu chống dịch”, và xem chống dịch như đánh giặc, v.v. rất ư giống cách nói của giới y tế Việt Nam. Không rõ những mệnh đề này Tàu bắt chước Việt Nam, hay Việt Nam chịu sự ảnh hưởng của Tàu. Nhiều khi đọc những bài của Tàu hay kinh nghiệm của Tàu, chúng ta mới biết được người Việt Nam đã bị nhồi sọ qua ngôn ngữ của Tàu như thế nào. (Sau này tôi còn phát hiện những cách nói như “phương tiện giao thông”, “tham gia giao thông”, “di chuyển”, “thế lực thù địch”, “diễn biến hoà bình”, v.v. đều xuất phát từ bên Tàu).
[4] Theo thông tin của trang bitterwinter.org, nhà cầm quyền Bắc Kinh chỉ thị cho các ngoại giao đoàn của Tàu ở nước ngoài là virus gây dịch COVID-19 không phải xuất phát từ Vũ Hán, mà nên dùng chữ “Italian Virus”, và nên xiển dương Tập Cận Bình là lãnh đạo anh hùng đã chiến thắng virus, và do đó thế giới nên ghi ơn của Tập và người Tàu.
[5]https://bitterwinter.org/de-sinicizing-the-virus-how-ccp-propaganda-is-rewriting-history
Nói cách khác, họ (giới khoa học Tàu) vừa ‘đấm’ vừa ‘xoa’ nhà cầm quyền Tàu. Rất tuyệt.
N.V.T.
Dịch giả gửi BVN