Vũ Quốc ngữ dịch
Thông cáo báo chí của SAFEGUARD DEFENDERS
Cưỡng bức trước camera: Thú tội trên truyền hình ở Việt Nam
Ngày 11/03/2020: Việc vi phạm quyền của người bị giam giữ trước khi xét xử ở Việt Nam trở thành tâm điểm ngày nay với công bố nghiên cứu của Safeguard Defenders mang tên “Cưỡng bức trước camera: Thú tội trên truyền hình ở Việt Nam.” Báo cáo này là nghiên cứu đầu tiên về việc chế độ cộng sản Việt Nam thực hành ép buộc người đang bị giam giữ để điều tra về cáo buộc hình sự phải thú tội và sau đó phát lời thú tội này trên truyền hình. Hành động ép buộc thú tội rồi phát trên truyền hình vi phạm các nghĩa vụ của Việt Nam theo luật quốc tế mà chế độ đã ký kết.
Cưỡng bức trước camera cung cấp thông tin về tình trạng nhà cầm quyền Việt Nam thường xuyên phát các lời thú tội thu được từ việc ép buộc người đang bị giam giữ trước khi xét xử trên hệ thống truyền hình địa phương hoặc Đài truyền hình trung ương VTV. Báo cáo đã thu thập và phân tích hơn một chục chương trình phát sóng truyền hình lời lời thú tội của nhiều người bảo vệ quyền bao gồm một số luật sư có tiếng tăm, nhà báo công dân và người nông dân, và hai cá nhân nghi can trong một vụ án tham nhũng và một vụ án giết người. Phỏng vấn với một số nạn nhân cho thấy cách cảnh sát thao túng hoặc đạo diễn lời thú tội trước máy quay, lừa hoặc ép buộc họ hợp tác và cách những người bị giam giữ bị từ chối tiếp cận với luật sư.
Việt Nam từ lâu đã bị lu mờ bởi Trung Quốc, một quốc gia độc tài khác sử dụng những lời thú tội bị ép buộc để phát trên truyền hình nhằm bóp nghẹt bất đồng chính kiến, cô lập những người bảo vệ quyền và phản bác sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế. Chúng tôi đã sử dụng báo cáo đầu tiên của mình công bố năm 2018 mang tên Scripted and Staged: Behind the Scenes of China’s Forced Televised Confession về tình trạng ép buộc thú tội và phát trên truyền hinh ở Trung Quốc để so sánh thực tiễn ở hai quốc gia cộng sản. Giống như ở Trung Quốc, các nạn nhân Việt Nam (bị buộc) thú nhận hành động chống Nhà nước và cảm ơn chính quyền đã cho họ thấy lỗi của họ nhưng nói chung các chương trình phát sóng được sản xuất đơn giản hơn, không tinh vi như các chương trình của Trung Cộng.
Một sự phát triển đáng lo ngại gần đây cho thấy Việt Nam đang sao chép một số mánh khóe của Trung Quốc- bao gồm cả lời thú tội của một cựu quan chức nhà nước đã bị bắt cóc từ Đức vào năm 2017 và buộc phải nói rằng anh ta đã tự nguyện trở về để đầu thú, phát sóng lời thú tội của người nước ngoài đầu tiên vào năm 2018, và trường hợp gần đây nhất vào tháng 1 năm 2020 khi 4 người nông dân đấu tranh để ngăn chặn nhà cầm quyền cưỡng chế đất nông nghiệp của họ bị buộc nhận tội trước máy quay. Kỹ thuật sản xuất của các chương trình thú tội cũng được cải thiện rõ rệt.
Phát sóng trên truyền hình những lời thú tội thu được bằng cách ép buộc không chỉ vi phạm luật pháp của Việt Nam về quyền tiếp cận luật sư, xét xử công bằng và quyền được bảo vệ chống tra tấn-tự buộc tội, nhà cầm quyền Việt Nam còn vi phạm các nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên của các hiệp ước nhân quyền quốc tế bao gồm Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị và các biện pháp bảo vệ tư pháp khác.
Safeguard Defenders kêu gọi Chính phủ Việt Nam tuân thủ trách nhiệm của mình với tư cách là quốc gia đã ký kết Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị và Công ước của Liên Hợp quốc về Chống tra tấn, và tuân thủ luật pháp của chính Việt Nam bằng cách ngay lập tức cấm việc cưỡng bức người đang bị giam giữ nhận tội rồi phát trên truyền hình. Thay vào đó, người đang bị giam giữ cần được bảo vệ theo đúng quy trình và quy định của luật pháp.
Một nhà vận động môi trường nói như một cây gỗ trên màn hình khi cô giải thích cách cô âm mưu lật đổ nhà nước, một người đàn ông gục ngã trong những giọt nước mắt sợ hãi trong khi những người hàng xóm của ông ta – khuôn mặt của họ đầy vết cắt và vết bầm tím – buộc tội người khác lên kế hoạch cho các hành vi bạo lực, và một sinh viên Hoa Kỳ hứa sẽ không bao giờ tham gia các hoạt động chống Việt Nam nữa.
Đây chỉ là một vài trong số rất nhiều lời thú tội cưỡng bức được đưa lên truyền hình của người bị giam giữ trước khi xét xử và không được tiếp cận với luật sư mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã đưa lên truyền hình trong vài năm qua và được xem xét trong một báo cáo mới: Cưỡng bức trước camera: Thú tội trên truyền hình tại Việt Nam của Safeguard Defenders công bố ngày hôm nay. Tải về báo cáo đầy đủ (PDF) tại đây hoặc nhấp vào ảnh bìa. Đọc thông cáo báo chí về báo cáo ở đây:
Thong cao khan – Cuong buc truoc camera (PR VN).pdf
Thong cao khan – Cuong buc truoc camera (PR VN).pdf
Chúng tôi đã tìm thấy cảnh quay của ít nhất 21 cá nhân kể từ năm 2007, những người đã bị buộc phải thú nhận trước camera. Con số trong thực tế có khả năng cao hơn nhiều. Hồ sơ nhân quyền tồi tệ của Việt Nam làm cho nhiều khả năng nhiều nạn nhân khác cũng thường xuyên phải đối mặt với giam giữ độc đoán, tra tấn tinh thần và thể xác và nhiều hình thức đe dọa.
Đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi bao gồm luật sư nhân quyền, nhà báo công dân, dân oan đấu tranh chống lại cưỡng chế đất… Bằng cách phân tích những điều này và phỏng vấn một số nạn nhân, chúng tôi thấy rằng:
- Công an đã dùng thủ đoạn như lừa gạt, ép buộc và nói dối để quay lại lời thú tội
- Công an đã dàn dựng kịch bản, hoặc can thiệp vào nội dung thú tội
- Những người thú tội bị buộc phải xin lỗi, cầu khẩn sự tha thứ và cảnh báo người khác không lặp lại “lỗi” của mình, và cảm ơn nhà cầm quyền đã giáo dục và chỉ ra lỗi của họ.
Việt Nam đã ký kết Công ước Quốc tế về các quyền chính trị & dân sự và Công ước của Liên Hợp quốc về chống tra tấn, do vậy, việc ép buộc thú tội rồi đưa lên truyền hình là việc làm bất hợp pháp. Chúng tôi cũng đã xem xét Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Báo chí của Việt Nam và thấy rằng luật của quốc gia này cũng nghiêm cấm việc buộc người khác thú tội và đưa lên truyền hình.
Báo cáo này được chúng tôi thực hiện tiếp theo một nghiên cứu tỷ mỷ của chúng tôi năm 2018 về việc Trung Quốc phát sóng lời thú tội bắt buộc của nhiều người bị giam giữ trước khi xét xử: Kịch bản và dàn dựng: Đằng sau màn thú tội trên truyền hình tại Trung Quốc (Scripted and Staged: Behind the Scenes of China’s Forced Televised Confession)
Giống như ở Trung Quốc, một số nạn nhân ở Việt Nam bị buộc thú nhận đã thực hiện những hành động chống nhà nước hoặc chống đảng- phản ánh cách các quốc gia độc tài hình sự hóa những tiếng nói bất đồng hoặc phản biện.
Những lời thú tội sau này từ Việt Nam cũng xuất hiện cho thấy có lẽ Hà Nội đang học một số thủ thuật của Bắc Kinh. Năm 2017, một cựu quan chức của một công ty nhà nước đã bị bắt cóc từ Đức, sau đó ông này xuất hiện trên truyền hình ở Việt Nam nói rằng ông ta tự quay về để tự thú. Rất giống với chương trình phát trên truyền hình về nhà xuất bản quốc tịch Thụy Điển Gui Minhai, người đã bị bắt cóc từ Thái Lan vào năm 2015 và xuất hiện trên truyền hình Trung Quốc vài tháng sau đó để nói rằng ông ấy đã trở về Trung Quốc một cách tự nguyện.
V.Q.N.
Bản gốc: https://safeguarddefenders.com/en/blog/coerced-camera-how-vietnam-forces-detainees-confess-tv
Dịch giả gửi BVN