Việt – Trung đồng ý xử lý vấn đề trên biển một cách thích hợp

“Trung Quốc sẵn sàng làm việc với Việt Nam để chỉ đạo sự phát triển quan hệ hai nước từ vị trí chiến lược và sử dụng Ủy ban Chỉ đạo hợp tác Việt – Trung như nền tảng thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện song phương”, đó là lời ông Đới Bỉnh Quốc nói trong cuộc hội đàm. Vậy thì Trung quốc đóng vai trò chỉ đạo trong quan hệ này rồi chứ đâu phải là bình đẳng, “song phương” nữa. Vậy mà ngài Phạm Gia Khiêm cũng bái lĩnh: Đó là lập trường không thay đổi của Đảng và Chính phủ Việt Nam nhằm tiếp tục nâng cao quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt – Trung. Không thay đổi lập trưởng vĩnh viễn để cho Trung Quốc chỉ đạo mình? Khó nghe quá, không sao lọt tai nổi.

Bauxite Việt Nam

Bản đồ khu vực Biên Đông. Courtesy Wikipedia

Bản đồ khu vực Biên Đông. Courtesy Wikipedia

BẮC KINH , ngày 2 tháng 7 – Tân Hoa xã –Việt Nam và Trung Quốc hôm thứ Năm đã đồng ý giải quyết các vấn đề lãnh hải một cách thích hợp ở Biển Đông.

Đây là một trong năm sự đồng thuận tại cuộc họp lần thứ tư của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác Việt – Trung, do ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện và ông Phạm Gia Khiêm, Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Ngoại giao đồng chủ trì.

Việt Nam và Trung Quốc đã ký một gói thỏa thuận về phân định ranh giới 1.300 km biên giới trên bộ hồi tháng 11 năm ngoái. Trong buổi lễ ký kết, hai nước đã đồng ý bắt đầu các cuộc thảo luận làm thành công thức hướng dẫn giải quyết các vấn đề trên biển.

Hôm thứ Năm, ông Khiêm tái khẳng định rằng Việt Nam sẵn sàng làm việc với Trung Quốc để xử lý thích hợp các vấn đề trên biển theo quan điểm của tình hình chung về quan hệ song phương và tình hữu nghị giữa hai dân tộc, cũng như sự cần thiết để duy trì ổn định.

Trong cuộc họp này, Việt Nam và Trung Quốc cũng đồng ý tiếp tục tăng cường trao đổi chính trị, tăng cường hợp tác kinh tế thương mại, trao đổi văn hóa cũng như nâng cao sự phối hợp về các vấn đề quốc tế lớn và các vấn đề trong khu vực.

Với lý do năm nay là năm kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và là năm hữu nghị Việt – Trung, ông Đới Bỉnh Quốc nói rằng, quan hệ song phương ở giai đoạn quan trọng trong việc kế thừa quá khứ hướng tới tương lai.

Ông Đới cho biết, lịch sử 60 năm quan hệ song phương đã chứng minh rằng việc phát triển tình hữu nghị Việt – Trung là vì lợi ích căn bản của hai nước và hai dân tộc, thêm vào đó nó cũng có lợi cho hòa bình và thịnh vượng trong khu vực.

Ông nói rằng kể từ khi cuộc họp thứ ba của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác Việt – Trung hồi năm ngoái, việc hợp tác thực tế giữa hai nước đã đạt được tiến bộ mới.

Ông đề cập đến gia tăng giao lưu chính trị, hợp tác sản xuất mang lại lợi ích lẫn nhau, trao đổi văn hóa, tiến bộ trong việc giải quyết các vấn đề biên giới, phối hợp chặt chẽ hơn và hỗ trợ lẫn nhau về các vấn đề quốc tế lớn và các vấn đề trong khu vực.

Ông Đới nhấn mạnh rằng, đứng trên góc độ của sự phát triển tương lai của quan hệ song phương, hai bên nên luôn luôn ghi nhớ tình hình chung và có một cái nhìn xa trong khi duy trì tình hữu nghị láng giềng tốt.

Ông tiếp tục kêu gọi hai bên học hỏi lẫn nhau để đạt được sự phát triển chung và để gia tăng sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau nhằm đối phó thích hợp với các vấn đề thông qua đàm phán thân thiện.

Trung Quốc sẵn sàng làm việc với Việt Nam để chỉ đạo sự phát triển quan hệ hai nước từ vị trí chiến lược và sử dụng Ủy ban Chỉ đạo hợp tác Việt – Trung như nền tảng thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện song phương, ông Đới cho biết.

Ông Khiêm nói, đó là lập trường không thay đổi của Đảng và Chính phủ Việt Nam nhằm tiếp tục nâng cao quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt – Trung, đó cũng là ưu tiên trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam.

Ông Khiêm nhấn mạnh, Việt Nam luôn ghi nhớ sự hỗ trợ của Trung Quốc cũng như sự giúp đỡ công cuộc cách mạng và xây dựng, và cam kết phát triển tình hữu nghị lâu dài với Trung Quốc, thêm vào đó, Việt Nam sẵn sàng làm việc với Trung Quốc nâng cao sự hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau.

Ngọc Thu dịch

Dịch từ: http://news.xinhuanet.com/english2010/china/2010-07/02/c_13379809.htm

This entry was posted in Hoàng Sa, Trung Quốc, Trường Sa. Bookmark the permalink.