Nhà hoạt động Vũ Quốc Ngữ được Bộ Ngoại giao Đức – Pháp trao giải nhân quyền năm 2019. Photo Twitter Vu Quoc Ngu.
Liên chính phủ Pháp – Đức vừa công bố trao giải Nhân Quyền & Pháp Quyền năm 2019 cho nhà hoạt động Việt Nam Vũ Quốc Ngữ, Giám đốc tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders).
Bộ Ngoại giao Pháp hôm 10/12 công bố nhà hoạt Vũ Quốc Ngữ trong số tổng cộng 14 người đoạt giải Nhân quyền & Pháp quyền trên thế giới năm 2019.
Giải thưởng Nhân quyền và Pháp quyền Pháp-Đức, được Bộ Ngoại Giao Pháp và Đức thành lập vào năm 2016, giải thưởng này dùng để vinh danh những người bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới, chống lại sự kỳ thị chủng tộc, chống phân biệt đối xử với người đồng giới tính. Họ bảo vệ những người đang đấu tranh bằng cách đưa sự thật đến với thế giới. Chính phủ Pháp và Đức muốn thể hiện sự ủng hộ cho công việc của họ bằng giải thưởng này.
Danh sách 14 người nhận giải Nhân quyền và Pháp quyền Pháp-Đức năm 2019 (theo mẫu tự):
Ales BIALIATSKI (Belarusia)
Bà Li WENZU (Trung Quốc)
Le Centre NADIM (Ai Cập)
Ông Ameha MEKONNEN ASFAW (Ethiopiie)
Bà Robin CHAURASIYA (Ấn Độ)
Bà Nasrin SOTOUDEH (Iran)
Bà Amina HANGA (Nigéria)
Bà Miluska DEL CARMEN LUZQUINOS TAFUR (Peru)
Bà Mary Aileen BACALSO (Philippines)
Bà Irina BIRYUKOVA (Nga)
Bà Delphine Kemneloum DJIRAÏBE (Cộng hoà Séc)
Bà Asena GÜNAL (Thổ Nhĩ Kỳ)
Bà Luz Mely REYES (Venezuela)
Ông Vu Quoc NGU (Việt Nam).
Ông Vũ Quốc Ngữ còn là hội viên Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (IJAVN)
https://www.diplomatie.gouv.fr/…/prix-franco-allemand-des-d…
Nhà hoạt động Vũ Quốc Ngữ nói với VOA rằng quyết định trao giải thưởng đã được nhân viên sứ quán Đức thông báo cho ông vào tháng trước và Bộ ngoại giao Pháp chính thức công bố vào ngày Nhân quyền Quốc tế 10/12.
Ông Ngữ cho biết thêm:
“Việc trao giải thưởng này cho thấy sự ghi nhận của họ đối với các hoạt động của Tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (DOD) và cá nhân tôi”.
Việc trao giải thưởng này cho thấy sự ghi nhận của họ đối với các hoạt động của Tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (DOD) và cá nhân tôi.
Nhà hoạt động Vũ Quốc Ngữ
“Thông qua giải thưởng này, Pháp và Đức mong muốn chứng tỏ sự ủng hộ đối với việc làm của các nhà hoạt động”, thông cáo của Bộ Ngoại giao Pháp cho biết.
Hôm 10/12, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas phát biểu tại một buổi trao giải ở Berlin: “Sự can đảm của quý vị sẽ truyền cảm hứng cho người khác cùng can đảm!”
Bộ Ngoại giao Đức ra thông cáo nói: “Qua giải thưởng này, Pháp và Đức muốn gửi một thông điệp rõ ràng về cam kết của họ với nhân quyền và sự hợp tác của họ trong lĩnh vực này”.
Qua giải thưởng này, Pháp và Đức muốn gửi một thông điệp rõ ràng về cam kết của họ với nhân quyền và sự hợp tác của họ trong lĩnh vực này.
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Đức.
“Ông Vũ Quốc Ngữ làm việc cho tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền từ năm 2013 đến nay, trong đó ông liên tục vận động cho các quyền của các nhà bảo vệ nhân quyền”.
“Năm 2015, ông trở thành giám đốc điều hành của tổ chức này, chuyên tường trình các chủ đề như luật pháp, tham nhũng và bảo vệ môi trường, vì những điều này ít được truyền thông nhà nước đề cập”.
“Vào tháng 10/2017, ông Ngữ quyết định rời khỏi đất nước của mình vì áp lực ngày càng tăng. Ở nước ngoài, ông tiếp tục công việc lên tiếng cho những nhà hoạt động nhân quyền”, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Đức.
Giải Nhân quyền & Pháp quyền do hai nước Pháp và Đức đồng chủ xướng lập ra vào năm 2016 để vinh danh những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền, những luật sư đại diện cho các nhà bảo vệ nhân quyền và những nhà báo giúp làm sáng tỏ sự thật.
Mục sư Nguyễn Trung Tôn, nhà hoạt động Đặng Thị Minh Mẫn, và Luật sư Lê Công Định
Trong diễn biến liên quan, hôm 7/12, tại Thượng viện Canada, Mạng lưới Nhân Quyền Việt Nam (MLNQVN) đã trao giải nhân quyền năm 2019 cho ba nhà hoạt động ở Việt Nam: Mục sư Nguyễn Trung Tôn, nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Đặng Minh Mẫn, và luật sư Lê Công Định.
Mục sư Nguyễn Trung Tôn là người duy nhất trong những người được MLNQVN vinh danh đang còn bị giam cầm. Bà Nguyễn Thị Lành, vợ của ông Trung Tôn, cho VOA biết hiện ông đang trong “tình trạng sức khỏe kém và không được tiếp cận chăm sóc y tế”. Bà nói với VOA:
“Việc Mạng lưới Nhân Quyền Việt Nam và các dân biểu Canada bình chọn chồng tôi để trao giải năm nay là một nguồn động lực lớn để gia đình tôi vượt qua trong hoàn cảnh khó khăn khi mà án tù của chồng tôi còn dài”.
Mục sư Nguyễn Trung Tôn, bị bắt vào tháng 7/2017, và hiện đang thụ án 12 năm tù giam tại tỉnh Gia Lai, với cáo buộc “âm mưu lật đổ chính quyền”.
Tại lễ trao giải, nhà hoạt động Nguyễn Đặng Minh Mẫn từ Trà Vinh phát biểu qua màn hình video:
“Những gì tôi đã làm, tôi nghĩ là những điều đúng đắn mà những người trẻ như tôi nên làm. Cũng chính vì điều đó mà tôi đã phải trải qua 8 năm tù.
“Giải thưởng này khích lệ cho tôi, cũng như cho những người khác đang can đảm đấu tranh trong nước”.
Nhà hoạt động Nguyễn Đặng Minh Mẫn vừa mãn hạn 8 năm tù giam và đang chịu án phạt 5 năm quản chế với cáo buộc “lật đổ chính quyền”.
Lễ trao giải của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam hôm 7/12/2019. Photo by MLNQVN
Từ Sài Gòn, Luật sư Lê Công Định, phát biểu:
“Tự do không phải có được một cách dễ dàng mà không có trả giá. Con đường tự do của Việt Nam hãy còn ở phía trước.
“Tôi mong được tiếp tục đóng góp công sức của mình vào con đường tự do này cùng với quý vị.
Tự do không phải có được một cách dễ dàng mà không có trả giá. Con đường tự do của Việt Nam hãy còn ở phía trước.
Luật sư Lê Công Định
“Hy vọng trong tương lai Việt Nam sẽ có một thể chế bảo vệ quyền con người và đảm bảo các quyền tự do của người dân”.
Với cùng cáo buộc “lật đổ chính quyền”, Luật sư Lê Công Định từng bị phạt 5 năm tù giam và 3 năm quản chế.
Phát biểu tại lễ trao giải, ông Nguyễn Bá Tùng, Trưởng ban Điều hành MLNQVN đến từ California, Hoa Kỳ, nói: “Buổi hội ngộ hôm nay cũng là dịp để chúng ta hướng về quê hương ở đó đồng bào chúng ta, đặc biệt là các chiến sĩ nhân quyền, đang ngày đêm dấn thân vào cuộc chiến đấu gian lao và dũng cảm để dành lại quyền làm người”.