Tình trạng mất điện liên tục trong mùa hè này đã gây bức xúc cho các doanh nghiệp, nông dân và các hộ gia đình và người dân đang gây áp lực để có một cuộc cải cách mạnh mẽ, đó là chia tách tập đoàn điện lực Việt Nam.
Khi bị cắt điện liên tục, người dân tỉnh Thanh Hóa đã buộc các nhân viên của Điện lực Việt Nam (EVN), nhà cung cấp điện độc quyền phải ngồi ngoài trời dưới nhiệt độ 40oC, và Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam cũng đang yêu cầu EVN bồi thường cho các công ty.
Tuy nhiên điều đáng nói nhất là sự bất bình đã gây ra được áp lực về mặt chính trị đó là việc những người chủ trương đổi mới muốn chia tách Tập đoàn điện lực của Việt Nam.
“Việc thiếu điện sẽ liên tục kéo dài, trừ khi EVN được cải cách”, ông Hoàng Văn Dũng, Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phát biểu.
Với nhu cầu về điện ngày càng gia tăng với 15 phần trăm mỗi năm, các nhà phân tích đổ lỗi cho việc Việt Nam không thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài xây dựng nhà máy điện mới. Tuy nhiên các nhà đầu tư nước ngoài lại bị chính sự độc quyền của EVN gây khó dễ trong việc phân phối điện, và do cả mức áp giá điện thấp do Chính phủ quy định.
Kế hoạch chia tách chi nhánh và phân phối của EVN để tạo ra thị trường điện thu hút các nhà đầu tư được đề xuất lần đầu tiên trong năm 2007, và Bộ Công nghiệp và Thương mại năm ngoái đã đệ trình bản kế hoạch mới nhất.
Cho đến nay thì điện lực Việt Nam đã chứng tỏ có đủ sức mạnh để trì hoãn những nỗ lực cải cách được đề xuất. Nhưng hiện nay, một số quan chức cho biết họ không thể chờ đợi lâu hơn, và các doanh nghiệp bị cắt điện ngày càng có phản ứng mạnh mẽ hơn.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Đình Xuân đã yêu cầu có cuộc họp đặc biệt của cơ quan lập pháp để thảo luận về cải cách điện, bao gồm cả việc chia tách Tập đoàn EVN.
Chính phủ đã nâng mức phạt EVN khi để xảy ra cắt điện không báo trước lên gấp mười lần, mức phạt tối đa cho các hành vi sai trái khác lên tới 40 triệu đồng ($2100). Ông Kiêm cho rằng mức phạt này là quá thấp nên khó có tác dụng.
“Để giải quyết được gốc rễ của vấn đề, chúng ta phải chấm dứt tình trạng độc quyền của EVN”, ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam và giờ là người đứng đầu Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ, nói với FT.
Tiến Sĩ Nguyễn Quang A, một nhà kinh tế và trước đây là người đứng đầu viện IDS ở Việt Nam, cho biết cần phải có ít nhất ba công ty cạnh tranh trong từng phân ngành điện: sản xuất, truyền tải và phân phối.
“Chính phủ không nên kiểm soát các lĩnh vực này, mà cần hành động như một trọng tài”, Tiến Sĩ Quang A cho biết.
Trước đây đã có các yêu cầu đề xuất như vậy nhưng một số nhà phân tích nói rằng tình trạng thiếu điện khó có khả năng dẫn đến cải cách lớn.
Trong khi sự độc quyền của EVN cản trở các nhà đầu tư ngoại thì Việt Nam lại cố gắng để tiếp cận các nguồn vốn quốc tế nhằm xây dựng các nhà máy. Công ty điện lực Mỹ AES đã ký một thỏa thuận đầu tư 400 triệu đô vào nhà máy nhiệt điện 1200 mW vào hồi tháng Tư. Nhưng EVN lại là chủ đầu tư duy nhất đối với nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam được ký kết với Atomstroyexport của Nga để xây dựng vào mùa xuân này.
Trong khi ngày càng có nhiều sức ép muốn chia tách EVN thì kế hoạch cải cách của Chính phủ vẫn không rõ ràng.
Trong tháng Tư, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam đề xuất thành lập một công ty mua điện quốc gia độc lập để mua điện từ các nhà máy và bán cho người sản xuất. Ông Trần Việt Ngãi, Chủ tịch của Hiệp hội, nói rằng EVN cũng có kế hoạch riêng của mình. Nhưng một quan chức của Hiệp hội năng lượng lại cho biết không có kế hoạch chính thức nào.
“Chỉ có một kế hoạch cải tổ EVN, và chúng tôi là Bộ Thương mại và Công nghiệp đã gửi cho Chính phủ”, ông Phạm Mạnh Thắng, Giám đốc Ủy ban Điều tiết điện cho hay “Tôi không biết liệu nó có được chấp thuận hay không.”
Cong Dieu lược dịch
Dịch từ: http://www.ft.com/cms/s/0/20c7fa8a-7f82-11df-9973-00144feabdc0.html