Việt Nam chơi với Trung Quốc theo kiểu cũ

Hà Nội tăng cường quan hệ quân sự với Nga và Mỹ, các mối quan hệ này có thể ít ra làm thất bại phần nào anh hàng xóm giàu nhất và là kẻ thù lâu đời nhất của mình.

20-06-2010

Khi Thái Lan đang trong trò chơi chính trị gập ghềnh lên xuống, đảo ngược cuộc sống bên trong quốc gia này cũng như nhận thức ở nước ngoài, hàng xóm của Thailand đang chơi trò chơi riêng của mình, đó là lặng lẽ tạo lại hình dạng các mối quan hệ trong khu vực.

Trước nhất là Việt Nam, nơi mà phân nửa hành động cân bằng khéo léo là gợi nhớ đến các trò chơi của cường quốc chiến tranh lạnh, trong khi nửa còn lại đòi hỏi sự nuông chiều của kẻ thù cũ, Hoa Kỳ.

Trung Quốc là hàng xóm giàu nhất của Việt Nam, người anh em họ khó chịu nhất và là kẻ thù lâu đời nhất. Và việc mở rộng quân sự của Bắc Kinh đã dồn Việt Nam vào một chân tường, thúc đẩy khả năng đáp trả về việc chống đỡ ảnh hưởng riêng trong khu vực và làm giảm bớt nỗi sợ hãi của phe chống Bắc Kinh ở nhà.

Để đạt được điều đó, Hà Nội đã đi đến việc gia tăng phòng thủ quốc gia, thông qua một loạt các thỏa thuận mua vũ khí quan trọng với Nga, trị giá hàng tỷ đô la ký tại Moscow hồi tháng 12. Thỏa thuận này gồm sáu chiếc tàu ngầm loại Kilo và có tới 20 máy bay ném bom SU-30.

Đó là thỏa thuận lớn nhất từ trước tới nay với Nga kể từ khi Moscow rút lợi ích quân sự còn lại ra khỏi Việt Nam cuối thời kỳ chiến tranh lạnh khoảng 20 năm trước.

Các điều khoản có thể không phải trả tiền mặt hoàn toàn, khi Hà Nội cũng đang cố gắng thu hút Nga [đầu tư] vào ngành công nghiệp dầu lửa và khí đốt ngoài khơi.

Điều đó không làm hài lòng Bắc Kinh.

Ngay sau những hành động này là chuyến viếng thăm lịch sử cấp thấp của tàu USNS Richard E Byrd hồi tháng 3, trở thành chiếc tàu thứ hai duy nhất của Mỹ trong những năm gần đây được đưa vào cảng Việt Nam để sửa chữa trong thời gian 16 ngày. Chuyến thăm được nhiều nhà phân tích xem như dấu hiệu mới nhất cải thiện quan hệ giữa hai kẻ thù cũ.

Thông điệp được gửi tới Bắc Kinh cũng rõ ràng như là gây khó chịu. Mặc dù không ngừng gia tăng sự quyết đoán của mình, Trung Quốc không nên có tham vọng lãnh thổ tại Biển Đông và các mỏ ở ngoài xa hơn, cho là hiển nhiên [của họ].

Mối thù nghịch truyền thống giữa Việt Nam và Trung Quốc quay ngược trở lại khoảng 2.000 năm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối quan hệ trong thời hiện đại. Cả hai nước đều đòi chủ quyền ở các dãy đảo giàu khoáng sản và có vị trí chiến lược quan trọng, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Điều quan trọng đối với Thái Lan, Trung Quốc cũng đặt các vị trí chiến lược “chuỗi ngọc trai” [lại với nhau], một đường chuyển tiếp của các cảng thân thiện và các đảo trải dài qua Biển Đông, vào vịnh Thái Lan và Ấn Độ Dương.

Chiến lược này được thiết kế để bảo vệ lợi ích quân sự và kinh tế bằng cách bảo đảm một lộ trình thương mại thay thế cho tất cả eo biển Malacca quan trọng.

Xây dựng một đường ống dẫn dầu và khí đốt khắp Miến Điện và vào bên trong Trung Quốc cũng sắp bắt đầu. Điều này sẽ làm cho giao thông qua eo biển không cần thiết và cho phép Bắc Kinh bơm dầu thô ở Trung Đông và châu Phi trực tiếp vào nội địa Trung Quốc và bảo đảm việc cung cấp nhiên liệu đủ cho nhu cầu tăng trưởng kinh tế.

Các bạn cần phải nhìn vào lịch sử lâu dài về tranh chấp Trường Sa, hoặc Trung Quốc gọi là Nam Sa. Người Trung Quốc và người Việt đã ăn miếng trả miếng trong quá khứ”. Ông Keith Loveard, thuộc Công ty tư vấn an ninh khu vực, có trụ sở ở Jakarta, đã nói.

Có nói về một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực. Trong khi ngoài Đài Loan và Bắc Hàn ra, khu vực này khá tốt. Tuy nhiên, tất cả mọi người đang mua vũ khí. Indonesia đang mua tên lửa hành trình của Nga, điều mà nhiều người xem là cách mở rộng sức mạnh quân sự kiểu nhà nghèo. Họ cũng đặt tại một căn cứ không quân mới gần biên giới với Malaysia, điều này sẽ cung cấp cho họ khả năng tấn công trong khu vực rộng lớn hơn”.

Ông Loveard nói, có lẽ Bắc Kinh xem các hành động của Hà Nội là chuyện bình thường từ một kẻ thù cũ.

Có một cuộc tranh cãi rằng Việt Nam chỉ trở thành nước cộng sản vì những người nổi dậy đã mô tả bác Hồ [Chí Minh] như người CS, khi ông thực sự là người quốc gia”.

Tuy nhiên, để kiềm chế các nỗ lực mở rộng của Trung Quốc, tầng lớp cầm quyền của Việt Nam đang tìm cách xoa dịu [dân chúng] bằng quân sự, mà họ phụ thuộc vào để tồn tại chính trị.

Phe ủng hộ Trung Quốc trong hàng ngũ cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) rất mạnh và thực dụng. Thương mại hai chiều giữa hai nước dự kiến sẽ đạt kỷ lục $25 tỷ đô la (810 tỷ baht) vào năm 2010, nhưng thâm thủng mậu dịch của Việt Nam với Trung Quốc rất lớn. Đã lên tới $11 tỷ đô la năm ngoái và các nhà phê bình xem những con số đó là bằng chứng chỉ trích về sự thống trị của Trung Quốc.

Gavin Greenwood, một nhà phân tích an ninh khu vực của Allan & Associates, có trụ sở tại Hongkong cho biết, một số người xem Chính phủ phản bội lại những hy sinh của quá khứ để đổi lấy lợi ích kinh tế mà nhiều người tranh luận sẽ đưa Việt Nam đến chỗ không có lợi về lâu dài.

Ông nói rằng thái độ chống Trung Quốc tăng mạnh trong năm 2007, khi Chính phủ trao hợp đồng khai thác mỏ bauxite cho nhóm khai thác tài nguyên Trung Quốc, Chinalco.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những nhà phê bình đó. Theo kiến trúc sư trưởng của chiến thắng lực lượng thực dân Pháp tại Điện Biên Phủ năm 1954 và trong cuộc chiến chống Mỹ đã kết thúc qua việc thống nhất Bắc – Nam 21 năm sau, tướng Giáp là một người có quyền lực hiếm hoi và có sức thuyết phục mạnh trong đời sống chính trị Việt Nam.

Ngay cả Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nông Đức Mạnh, người đứng đầu và có đầy đủ quyền hành trong đảng và là người đứng đầu phe ủng hộ Trung Quốc, phải đồng ý với biểu tượng quốc gia.

Tướng Giáp đã dẫn đầu một nhóm cựu chiến binh, buộc tội Chính phủ đã bán cho Bắc Kinh và chủ nghĩa tư bản. Nhóm đó có tiếng nói vang to hơn trước Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 11 vào năm tới.

Mỗi 5 năm, Quốc hội lập chính sách cho Đảng Cộng sản trong giai đoạn sẽ cung cấp cho các lãnh đạo tương lai [để mọi người] có cơ hội trút bỏ thất vọng về ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc.

Tổng Bí thư Mạnh ý thức rõ điều này, và ông Greenwood cho biết thời gian các thỏa thuận mua bán vũ khí của Nga phản ánh quan tâm chính trị ở trong nước nhiều hơn bất kỳ mối đe dọa quân sự nào từ bên ngoài [**].

Ông nói, việc tăng chi tiêu quốc phòng một năm trước kỳ Đại hội được xem như cái giá rất thấp bỏ ra chi trả, để cho [người dân] thấy việc đứng lên chống lại Bắc Kinh của giới Hà Nội thân thiện với Trung Quốc, bất chấp thực tế kinh tế và quân sự.

Đó là mưu mẹo mà Việt Nam thường sử dụng trong chiến tranh lạnh, nhưng cộng thêm sự khéo léo – ý tưởng về việc quay trở lại vịnh Cam Ranh của Mỹ, cảng nước sâu có tính chiến lược cao do Hoa Kỳ thành lập trong Chiến tranh Việt Nam.

Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Đô đốc Robert Willard, gần đây đã nói với Quốc hội Hoa Kỳ rằng quan hệ quân sự giữa Hoa Kỳ với Việt Nam đang tiếp tục được cải thiện. Các nhà phân tích nói rằng việc Hoa Kỳ quay trở lại vịnh Cam Ranh không phải là không thể xảy ra.

Ông Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, nói rằng, nỗ lực của Việt Nam tham gia cả hai bên cho thấy một sự cân bằng tinh tế.

Ông Thayer chỉ ra rằng, “Việt Nam chỉ tổ chức đối thoại cấp cao về an ninh, chính trị và quân sự với Hoa Kỳ. Nhưng trước đó đã tiếp một viên chức cao cấp [Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc]”.

Ông cho biết phe ủng hộ Trung Quốc ở Việt Nam không phản đối mối quan hệ kinh tế, thương mại với Hoa Kỳ và ông lưu ý rằng tàu Hoa Kỳ đã đến các cảng dân sự.

Nhưng có những khích lệ khác đang hứa hẹn ở phía trước.

Hoa Kỳ đã nêu ra khả năng ký kết một Thỏa thuận Dịch vụ Trao đổi và Thu nhận (ASCA) với Việt Nam. Điều này sẽ cung cấp hỗ trợ hậu cần qua lại, vật tư và dịch vụ. Washington thường dành các thỏa thuận như thế cho các đồng minh hoặc các đối tác liên minh của mình.

Ông Thayer cho biết, điều này sẽ làm cho nhóm ủng hộ Trung Quốc giận dữ, và chính Trung Quốc sẽ quan ngại nếu việc sửa chữa tàu trở thành điều dính chặt trong chương trình nghị sự phát triển Hải quân của Việt Nam.

Ông nói, Bắc Kinh sẽ rút ra kết luận trường hợp xấu nhất.

———-

[*] Lake Hunt: cũng là tác giả bài Việt Nam – người em gái nhỏ của Trung Quốc.

[**] Ý ông Greenwood muốn nói rằng, giới lãnh đạo Hà Nội chọn thời điểm để quyết định mua vũ khí có thể thấy rằng họ mua với mục đích trấn an người dân trong nước hơn là để chống lại sự đe dọa của Trung Quốc.

Ngọc Thu dịch

Dịch từ: http://www.bangkokpost.com/news/politics/39090/vietnam-plays-its-old-china-hand

This entry was posted in Trung Quốc. Bookmark the permalink.