习近平真面目在G20会议旁边特朗普与习的谈判中

Chiến tướng Robert Lighthizer phá vỡ cấu trúc chính trị của Trung Cộng

Tran Hung

Xin gửi đến bạn đọc bài viết dưới đây mà theo chúng tôi, nên bỏ qua cái tinh thần có hơi lạc quan tếu của tác giả, nhất là ở đoạn cuối, để chỉ rút lấy những nhận định về triển vọng cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Cộng hay đúng hơn chiến lược của Tập đoàn Donald Trump nhằm dẹp bỏ mọi mưu mô xây lâu đài cộng sản giả hiệu nhằm thống trị thế giới của con sói dữ Tập Cận Bình.

Bauxite Việt Nam

https://lh3.googleusercontent.com/-_wCade4h9Io/XAYcT6yseHI/AAAAAAAAdJY/XwD64pEkQm0-GojX1C88Me4La7H2rY_ZACHMYCw/s5000/%255BUNSET%255D

Trong bữa ăn tối giữa Trump với Tập, Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer đã ủy quyền cho “sát cộng” Peter Navarro tham dự, nhưng nay ông lại được Trump ủy thác sứ mạng dẫn đầu phái bộ Mỹ tại các cuộc đàm phán với Trung cộng diễn ra trong vòng 90 ngày hưu chiến thương mại. Đây là một tin dữ mà phía Trung cộng phải đối diện.

Nói sơ về ông Robert Lighthizer, ông là một luật sư đã từng học ngành luật cùng Bill Clinton. Thời ông Reagan làm Tổng thống Mỹ, ông Robert Lighthizer được chỉ định làm Phó đại diện thương mại Mỹ và đã dẫn đầu các cuộc đàm phán với Tokyo nhằm giảm thâm hụt thương mại lớn với Nhật Bản. Ông Lighthizer được xem là một người đầy kinh nghiệm có đủ phẩm chất của một nhà thương thuyết cao cấp.

Ông Robert Lighthizer được xem là một kiến trúc sư của các cuộc tấn công vào vấn nạn thương mại không công bằng mà thành quả của Hiệp định USMCA là bằng chứng của tài thương thuyết đầy cứng rắn của ông ta. Chiến lược thuế quan của ông Trump đối với Trung cộng cũng là tác phẩm của ông Robert Lighthizer. Ngay cả đại diện thương mại Mỹ dưới thời Tổng thống Reagan là ông Bill Rock, một người luôn phản đối chính sách thương mại của Tổng thống Trump đã phải ca ngợi Lighthizer là “vô cùng tài năng”.

Quan điểm cứng rắn của ông Robert Lighthizer trong các chính sách thương mại giữa Mỹ với các đối tác là nỗi ám ảnh thường trực với Trung cộng nhưng điều mà Trung cộng hãi hùng nhứt đó chính là quyết tâm phá vỡ cấu trúc chính trị của Trung cộng mà ông Robert Lighthizer luôn đeo đuổi bằng vũ khí thương mại. Ông Robert Lighthizer luận giải về việc thâm hụt thương mại Mỹ – Trung suốt hàng thập kỷ qua mà nguyên nhân của nó xuất phát từ “Hệ thống chính trị của Trung cộng về cơ bản mâu thuẫn với quan niệm của Mỹ về luật pháp”.

Cũng theo ông Robert Lighthizer, hiện nay kinh tế của Trung cộng không phải là kinh tế theo mô hình của chủ nghĩa cộng sản như Liên Xô trước đây mà nó là nền kinh tế theo mô hình “chủ nghĩa tư bản nhà nước”. Tức nhà nước chi phối, can thiệp sâu vào mọi ngõ ngách của các tập đoàn doanh nghiệp, nó hoàn toàn đối lập với “chủ nghĩa tư bản tư nhân” của Mỹ và các nước tư bản khác. Trung cộng lấy đảng cầm quyền sử dụng các tập đoàn nhà nước kết hợp với những tập đoàn tư nhân nổi trội để tạo ra một thị trường nội địa khổng lồ thách thức các cường quốc công nghiệp truyền thống.

Trong năm ngoái, khi nói đến Trung cộng, Robert Lighthizer đã gọi chủ nghĩa tư bản nhà nước của Trung cộng là “mối đe dọa chưa từng có tiền lệ đối với hệ thống thương mại thế giới”. Theo Lighthizer, cốt lõi của mối đe dọa đó là “những yêu cầu bắt buộc về chuyển giao công nghệ hay thậm chí là những vụ ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ trắng trợn” mà Trung cộng đã và đang tận dụng triệt để.

Vào tháng 6/2018, phát biểu trên Fox News, khi được hỏi “Kế hoạch đối phó với Trung cộng của Lighthizer là gì, ông khẳng định “Chúng ta phải đưa mọi thứ quay trở về vạch xuất phát, loại bỏ các rào cản về cấu trúc đồng thời buộc Trung cộng phải mở cửa”.

Như vậy, việc Trump trao cho Tập ân huệ là có được 90 ngày để “tự sửa sai” trong chính sách thương mại thông qua đàm phán song phương nhưng lại cử chiến tướng Robert Lighthizer làm tổng chỉ huy thì có khác gì Trump ép Tập đi vào “tử lộ” bởi với ông Robert Lighthizer thì sẽ không có được thỏa thuận nào với Trung cộng nếu Trung cộng không chịu đi đúng đường kinh tế tư bản tư nhân như Mỹ, Trung cộng phải tự mình “đưa mọi thứ quay trở về vạch xuất phát, loại bỏ các rào cản về cấu trúc đồng thời buộc phải mở cửa thị trường tự do cho thương mại”.

Chủ nghĩa tư bản nhà nước hay nói trắng ra nó là khái niệm trá hình của cái gọi là “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, mô hình này là “thuốc phiện” của thể chế chính trị độc tài cộng sản; từ trước đến nay nó đã mang lại “hạnh phúc ấm no, nhà to, cửa rộng,…” cho người cộng sản, mang lại tiền của cho giới “tư sản đỏ” và là trụ chống đỡ của thành trì cộng sản. Nay bỗng dưng ông Trump giở chứng quyết phá hủy nó theo học thuyết của chiến tướng Robert Lighthizer có khác gì Trump đốt kho thuốc phiện của những con nghiện nặng mang máu cộng sản. Ca này quá khó cho Trung cộng bởi phá hủy mô hình kinh tế đồng nghĩa phá hủy cấu trúc chính trị mà cộng sản nằm lòng bởi phép biện chứng của học thuyết Mark – Lenin đã khẳng định giữa kinh tế với chính trị có mối quan hệ biện chứng mà kinh tế quyết định chính trị theo phép biện chứng vật chất quyết định ý thức.

Trung cộng sẽ quyết định thế nào trong vỏn vẹn có 90 ngày thương thảo với chiến tướng Robert Lighthizer đây? Không chịu tự mình “đưa mọi thứ quay trở về vạch xuất phát, loại bỏ các rào cản về cấu trúc đồng thời buộc phải mở cửa thị trường tự do cho thương mại” theo yêu sách của Mỹ thì phải đương đầu với chiến tranh thương mại toàn diện với Mỹ. Chấp nhận nhượng bộ Mỹ để tránh chiến tranh thương mại toàn diện thì có khác gì muốn luyện Tịch tà kiếm phổ buộc phải “TỰ CUNG” bởi lúc này Trung cộng phải làm một điều tương tự như Nguyễn Minh Triết Chủ tịch nước Việt nam cộng sản đã nói “bỏ điều 4 của Hiến pháp là TỰ SÁT”.

Trump quá cao cờ trong thế cao cơ, những ai thất vọng Trump hãy vui lên, hãy tin tưởng Trump sẽ xóa sổ XHCN trong vòng 1,5 nhiệm kỳ Tổng thống nhưng với cộng sản Việt Nam tui tin rằng sẽ không còn sống sót đến cuối năm 2020 đâu bởi tui thấy Cộng sản Việt nam bị bịnh giòi đục trong xương nặng lắm rồi, thầy lang Trung cộng sẽ sớm lắc đầu và trả nó về để lo hậu sự trước năm 2020./.

T.H.

Nguồn: http://www.thesaigonposts.com/2018/12/chien-tuong-robert-lighthizer-pha-vo.html

This entry was posted in Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Bookmark the permalink.