Thường Sơn
Chính Thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ đã phải nêu ra đề xuất đó với họ…
VOV – Đài Tiếng nói Việt Nam và bị xem là một trong những ‘con vẹt’ của Đảng Cộng sản Việt Nam – vừa giật tít chói lọi: “Việt Nam đã sẵn sàng ngồi vào ghế HĐBA Liên Hợp Quốc”.
Nhưng một tờ báo in của Đức lại vừa rút tít : “Trong khi đoàn của Thụy Sĩ rất vui vẻ thì Việt Nam đi ngủ“.
Và một tờ báo của Algerie đưa tin: “Cán bộ ngoại giao ngủ giữa Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc. Một người thuộc phái đoàn Việt Nam đã ngủ rất say giữa phiên họp toàn thể của Liên Hiệp Quốc tại New York” (Link: http://bit.ly/2DCS0C1)
Thông tin lan truyền trên mạng xã hội cho biết quan chức ngủ ngồi sau bảng hiệu VIET NAM là Nguyễn Nam Dương – Tham tán, HĐBA & Ủy ban 6, nằm trong Danh sách cán bộ ngoại giao thuộc phái đoàn Đại diện thường trực nước CHXHCNVN tại Liên Hiệp Quốc (New York):
Vì sao ông ấy ngủ?
Mấy hôm nay dư luận xôn xao về tấm ảnh quan chức Việt Nam sang họp Đại hội đồng LHQ khóa 73 ở New York nhưng lại nằm nghẹo cổ, ngủ ngon lành. Ngủ như chưa bao giờ được ngủ. Tấm ảnh do phóng viên Don Emmert của AFP chụp lại và được đăng tải trên nhiều tờ báo quốc tế ở Pháp, Đức, Mỹ và Trung Đông như Le Monde, CNN, Al Bawaba… Báo ta có bài thanh minh: đây là ngủ lúc giải lao, do lịch trình làm việc căng thẳng, trái múi giờ, rồi còn viện ra cả tổng thống các nước cũng ngủ trong cuộc họp…để coi đó là chuyện bình thường, cần thông cảm.
Ban đầu tôi cũng thấy buồn cười, buồn bực, rồi sau thấy buồn thương. Vì dù thế nào đi nữa, một khi để báo chí nước ngoài đưa hình ảnh ấy lên thì cũng là một thất thố ngoại giao, một lỗi rất không đáng có, làm hỏng cả hình ảnh đất nước, có người còn coi là làm nhục quốc thể. Nhưng sau đó nghĩ kĩ lại thấy thương và có thể thông cảm với vị quan chức này. Có điều, lí do thông cảm không như bài báo của ta đã nêu.
Tôi nghĩ nên thông cảm vì ông ấy ngủ chẳng qua chỉ là do thói quen. Mà thói quen này có được là do đi họp ở nhà chuyên ngủ rồi. Sở dĩ đi họp ở nhà chuyên ngủ là vì có ngủ cũng chẳng sao cả, thức cũng chẳng để làm gì, nghe hay không nghe đều như nhau. Giống hệt như cảnh họp hành ở Trung Quốc mà ông Bá Dương đã viết: “Cái bản lĩnh ghê gớm của tôi là có thể ngủ trong hội nghị. Ngủ xong tỉnh dậy thì hội nghị cũng vừa kết thúc. Tại sao thế? Vì trong hội nghị mọi người đều nói những chuyện mà chính bản thân họ không hề tin, nghe hay không nghe đều như nhau.” (Người Trung Quốc xấu xí).
Ông cán bộ của ta ở nhà đã quen thế rồi, nay sang họp ở Hoa Kỳ, tôi nghĩ là ông ấy nhầm, tưởng là đang họp Quốc hội nước ta vì thế cứ ngủ quách cho xong như mọi lần. Họp ở ta thiếu gì người cũng ngủ ngon lành, có ai trách mắng gì và cũng có ảnh hưởng gì đâu; các nghị quyết vẫn ra đều đều; đất nước vẫn đang quyết tâm phấn đấu tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH đấy thôi.
Nên mọi người đừng phê phán ông ấy nữa, nhầm tí thôi mà…
HN 30-09
Chưa hết. Trong khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc – quan chức thay thế cho một Trần Đại Quang vừa chết để dự phiên họp toàn thể của Liên Hiệp Quốc tại New York – cắm cúi đọc bài diễn văn. Tâm huyết của Việt Nam với tương lai thế giới, thì các hàng ghế cử tọa trống vắng đến khó tin. Có tờ báo nước ngoài tường thuật rằng nhiều quan chức ngoại giao các nước đã đứng dậy bỏ ra ngoài khi đến phiên Nguyễn Xuân Phúc đọc diễn văn.
Ôi trời! Tệ quá! Đại hội đồng Liên hiệp quốc giống như cái chợ thật rồi! Sao lúc Trump nói thì đông thế, mà khi Thủ tướng Việt Nam đưa sáng kiến về “trách nhiệm kép” rất tâm huyết với tương lai của thế giới thì các đại biểu dự thảo luận bỏ đi đâu cả, chỉ có đám bàn ghế lắng nghe. Tệ quá!
Nếu Tổng thống Hoa Kỳ, ông Donald Trump, “đơn độc” trước Liên hiệp quốc [như báo chí xứ An Nam lên giọng chế giễu – BVN], thì chúng ta phải thay đổi lại ngôn ngữ, hoặc sẽ phải mô tả tình trạng của Thủ tướng chính phủ Việt Nam khi phát biểu ở mức độ cô độc hơn gấp bội phần.
Chúng ta cần một nền báo chí khách quan, trung thực và tự do, chứ không phải là những ngòi bút, và do đó lương tri và nhân cách, sẵn sàng quỳ rạp trước quyền lực hay vật chất điều khiến.
Chỉ khi biết mình là ai và đứng ở đâu, ta mới có thể thay đổi, phát triển và văn minh hơn lên được. Nếu không, chúng ta sẽ không chỉ bị cười chê, khinh nhạo, mà chúng ta cũng sẽ trở nên ngày càng hủ bại trong chính chiếc bóng và sự dối trá của chính mình.
Tháng 10//2007, chính thể độc đảng ở Việt Nam lần đầu được bầu làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc nhiệm kỳ 2008 – 2009. Và đây là lần thứ hai chính thể này đang đôn đáo vận động cho một ‘thành tựu đối ngoại’ mới nhằm ‘không ngừng nâng cao vị thế việt Nam trên trường quốc tế’.
Có thể hiểu là vào lần này, nhu cầu ‘uy tín đối ngoại’ của nhà nước cộng sản Việt Nam còn khẩn thiết hơn nhiều so với năm 2007. Bởi vào năm 2007 nền kinh tế và ngân sách Việt Nam còn tương đối vững, viện trợ nước ngoài và kiều hối đổ vào chế độ ‘ăn của dân không chừa thứ gì’ còn tương đối nhiều, tài nguyên còn chưa bị khai thác đến mức cạn kiệt, chưa xuất hiện một cách rõ ràng quốc nạn nợ công và nợ xấu, và đặc biệt chưa hiện hình vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Nhưng 11 năm sau, tất cả những cảnh khốn cùng nêu trên đã biến thành hiện thực. Và đặc biệt nhất là vụ mật vụ Việt Nam bị cảnh sát Đức tố cáo (kèm bằng chứng) bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã khiến nổ tung cuộc khủng hoảng Đức – Việt và còn gây ra cơn địa chấn khủng hoảng kéo sang Slovakia, Pháp và cả Liên minh châu Âu.
Đó hẳn là nguồn cơn thê thiết và trực tiếp mà đã khiến Nguyễn Phú Trọng cùng bộ sậu của ông ta đặc biệt chạy vạy các sự kiện quốc tế được tổ chức tại Việt Nam, như Hội nghị Thượng đỉnh kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) được tổ chức tại Đà Nẵng vào tháng Mười Một năm 2017, Diễn đàn Kinh tế thế giới các nước ASEAN được tổ chức tại Hà Nội vào tháng Tám năm 2018, kể cả đề xuất đăng cai hụt về tổ chức cuộc gặp giữa Tổng thống Trump của Mỹ và Chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Jong Un tại Việt Nam…
Cuộc vận động để chính thể Việt Nam được trở thành thành viên Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc cũng rốt ráo không kém. Và đương nhiên lôi kéo cả hệ thống tuyên giáo đảng vào cuộc theo cách ‘nhét chữ vào miệng người’.
Chẳng hạn báo Lao Động giật tít: ‘Lãnh đạo nhiều nước khẳng định ủng hộ Việt Nam làm Uỷ viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc’.
Những nước nào vậy?
Cuba, Buglaria, Croatia, Fiji, Saint Lucia?
Chỉ có điều, thông tin trong bản tin của báo Lao Động đã hoàn toàn không cho thấy ‘lãnh đạo các nước’ trên chủ động “ủng hộ Việt Nam làm Uỷ viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc’’, mà chính Thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ đã phải nêu ra đề xuất đó với họ.
T.S.
VNTB gửi BVN