Hệ quả của một nền giáo dục

Đỗ Thành Nhân

Dư luận nhiều chiều về những bạn trẻ thể hiện cảm xúc sau những trận bóng đá; tuy nhiên họ cũng chỉ là nạn nhân.

A. So sánh Hàn Quốc – Việt Nam

1. GDP

GDP Hàn Quốc gấp 4,3 lần GDP của Việt Nam; còn thu nhập bình quân đầu người là hơn 8 lần (hình 1, nguồn: countrymeters.info/en)

2. Passport

Passport của Hàn Quốc được miễn thị thực 187 nước, xếp thứ 3 thế giới; Còn Passport của Việt Nam thì ngược lại được miễn thị thực 51 nước, xếp hạng 86 (hình 2, nguồn: henleypassportindex.com).

3. FDI

Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam với 6.760 dự án, trị giá hơn 59 tỷ USD (tháng 3/2018). Người Hàn Quốc vào Việt Nam để làm chủ;
Còn Việt Nam đầu tư vào Hàn Quốc bao nhiêu (không biết) ? và người Việt Nam qua Hàn Quốc chỉ mong được làm thuê, thậm chí là … làm nô lệ.

4. Quyền người dân

Người dân Hàn Quốc bầu trực tiếp tổng thống và họ có quyền phế truất tổng thống, thậm chí cho vào tù nếu tổng thống tham nhũng. Lịch sử Hàn Quốc đã có ít nhất 5 tổng thống vào tù, tự tử vì tham nhũng (Chun Doo-hwan, Roh Tae-woo, Kim Young-sam, Kim Dae-jung, Roh Moo-hyun, Lee Myung-bak, Park Geun Hye).
Người dân Việt Nam có được bầu trực tiếp chủ tịch xã là cấp chính quyền thấp nhất không; có được quyền yêu cầu người lãnh đạo cao nhất nước công khai và giải trình tài sản không ?
.v.v…

B. Hệ quả của giáo dục

Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục số 44/2009/QH12
"Điều 3. Tính chất, nguyên lý giáo dục
1. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng."
Dựa trên nền tảng pháp lý là Hiến pháp 1992, Điều 4.
“Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. …”
Với "chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng", Đảng Cộng sản Việt Nam đã trang bị cho thế hệ trẻ kiến thức để làm chủ nhà nước và xã hội trong tương lai. Cảm xúc của các bạn trẻ đã phản ảnh đầy đủ nhất về nhận thức của xã hội, quan điểm của chính quyền, sản phẩm giáo dục của một chế độ.
Các bạn trẻ được tuyên truyền, giáo dục “tự hào dân tộc” qua trò chơi đá bóng; được chính quyền ủng hộ xuống đường thể hiện cảm xúc; nhưng không được giáo dục “xấu hổ dân tộc” khi thua kém nước khác. Thắng một trận bóng đá như men kích thích làm xã hội bùng “tự hào” thành cơn lên đồng tập thể; chơi thua thì buồn hơn cả quốc tang ông Fidel Castro!

Hangday10-2443-1535541286.jpgket-thuc-3-8537-1535540851.jpgkhoc-1-5939-1535536353.jpg

(Hình cổ động viên buồn, khóc khi đội Olympic Việt Nam thua Olympic Hàn Quốc; copy từ https://vnexpress.net/tuong-thuat/thoi-su/buon-vui-cua-co-dong-vien-trong-tran-dau-viet-nam-han-quoc-3800041.html)

Trong khi sự thắng, thua mang đẳng cấp quốc gia như so sánh ở phần A trên thì không nhiều bạn trẻ quan tâm; phải nói là chủ trương lấy "chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng" giáo dục đã thành công.
Nếu như một nền giáo dục không áp đặt bất kỳ chủ nghĩa, tư tưởng nào; mà giáo dục với quan điểm khai phóng, nhân bản thì những cảm xúc dành cho bóng đá các bạn sẽ thực hiện cho những mục đích khác, thiết thực hơn:
– Yêu cầu ông Nông Đức Mạnh, nguyên Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam công khai và giải trình tài sản;
– Góp ý Luật Phòng chống tham nhũng, yêu cầu tịch thu tài sản không rõ nguồn gốc của quan chức thay vì để Quốc hội đang tìm cách hợp thức hóa; …
***
Dư luận xã hội không nên chỉ trích nhiều các bạn trẻ, họ cũng chỉ là nạn nhân, hệ quả của một nền giáo dục tuyên truyền định hướng theo "chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh” – Gốc rễ bản chất là hệ thống giáo dục.
P/S. Miền Nam giai đoạn Việt Nam cộng hòa bóng đá nam đạt giải 4 Châu Á, nhưng thanh niên, sinh viên không xuống đường tập thể để ăn mừng. Những cuộc xuống đường, tuần hành dành cho các vấn đề chính trị xã hội lúc bấy giờ; chẳng hạn xuống đường chống lại chế độ gia đình trị của ông Ngô Đình Diệm.

Đ.T.N.

Tác gỉả gửi BVN

This entry was posted in Tản Mạn. Bookmark the permalink.