Cuộc đấu mậu dịch Tập Cận Bình và Donald Trump đi tới đâu?

Ngô Nhân Dụng

Tuần lễ cuối tháng Tám, 2018, ông Vương Thụ Văn (Wang Shouwen, 王受文), Phó bộ trưởng Bộ Thương vụ Trung Quốc qua Washington gặp ông David Malpass, Thứ trưởng Tài chánh Mỹ. Mục đích của phái đoàn chín người là để giải quyết cuộc chiến tranh mậu dịch giữa hai nước, tránh không làm trầm trọng hơn.

Bắc Kinh đề xuất cuộc họp này, để trong tháng Mười Một hai ông Tập Cận Bình và Donald Trump có thể nói chuyện với nhau (hai lần), khi cùng tới dự hội nghị Châu Á Thái Bình Dương; hoặc Hội nghị G-20 ở Buenos Aires.

Trong thời gian hai ông Vương và Malpass thương thuyết thì văn phòng “đại diện thương mại” Mỹ (một chức vụ tương đương với Bộ trưởng Ngoại thương) vẫn mở cuộc điều trần để nghe giới kinh doanh Mỹ đến góp ý kiến. Đại diện các công ty được cho coi danh sách những món hàng Tàu sắp bị Chính phủ Mỹ đánh thuế thêm. Các công ty Mỹ có thể xin Chính phủ miễn trừ một số hàng nhập cảng, để bảo vệ quyền lợi của họ. Bản danh sách này sẽ dài, bởi vì Chính phủ Trump tính sẽ đánh thuế thêm trên $200 tỷ đô la hàng Trung Quốc nữa.

Từng bước leo thang

Tới giờ, Mỹ đã đánh thuế trên $34 tỷ hàng nhập cảng từ Trung Quốc. Tới cuối tháng Tám sẽ đánh thêm trên $16 tỷ nữa.

Mỗi lần Washington hạ thủ, Bắc Kinh cũng lập tức trả đòn. Ngày Thứ Năm 9 tháng 8, Bắc Kinh đưa ra danh sách mới những món hàng nhập cảng từ Mỹ sẽ bị đánh thuế 25%, tổng số cũng là $16 tỷ mỹ kim, và cũng sẽ áp dụng ngay khi Hải quan Mỹ ra tay. Trong danh sách đó, có một món dự trù sẽ bị đánh nhưng sau cùng được bỏ ra ngoài. Đó là dầu lửa, dầu thô mua từ Mỹ để về chế biến trong nước Tàu.

Trung Quốc cần nhập dầu lửa. Họ phải nhập cảng hơn 70% nhiên liệu dùng trong xứ, và trong 20 năm nữa tỷ số này sẽ lên thành 80%. Nhưng Trung Cộng mua dầu Nga và Sauđi (Saudi Arabia) nhiều nhất. Dầu lửa Mỹ chỉ chiếm 3% tổng số nhập cảng, nếu không mua có lẽ cũng chẳng sao, nhưng Bắc Kinh vẫn muốn mua, vì lý do kỹ thuật.

Trước đây Mỹ mua dầu vào nhiều hơn bán ra, vì có luật cấm xuất khẩu. Gần đây Quốc hội Mỹ bãi bỏ luật cấm vì số dầu và khí đốt sản xuất bỗng tăng rất nhanh trong mươi năm qua, nhờ phát minh các phương pháp khai thác mới. Kỹ thuật mới có thể chắt lọc hút dầu, khí từ những nơi trước đây khó khai thác, hoặc các mỏ dầu cũ đã bỏ khi không thể rút thêm được nữa.

Dầu thô của Mỹ, Nigeria, Lybia thuộc loại “ngọt”, lọc dễ hơn vì chứa chất lưu huỳnh (sulfur) dưới 1%. Dầu mua từ Trung Đông hoặc Nga “chua” hơn, khi lọc rất tốn kém. Trong hai năm vừa rồi các nước ở châu Á mua nhiều dầu thô của Mỹ hơn. Số dầu thô từ Mỹ bán qua Trung Quốc đã tăng lên gấp 200 lần! Họ đã lập những nhà máy lọc dầu mới cho thích hợp với loại dầu thô “ngọt” ít lưu huỳnh; phí tổn nhẹ hơn loại dầu “chua”. Nếu Bắc Kinh ngưng mua, các nước Châu Á khác sẵn sàng mua dầu thô của Mỹ. Quyết định đánh thuế 25% trên dầu thô Mỹ sẽ không gây một hiệu quả “trả đũa” nào cả!

Câu chuyện trên cho thấy trong cuộc chiến tranh mậu dịch đang diễn ra cán cân nghiêng về phía Mỹ. Nếu mỗi nước cứ tiếp tục tăng thuế nhập cảng từ nước kia, Mỹ có thể chịu đựng một cuộc chiến lâu dài trong khi Bắc Kinh sẽ đuối sức sớm!

Kinh tế Trung Quốc tùy thuộc vào số hàng hóa xuất khẩu, khác với Mỹ. Ông Tập Cận Bình đang muốn thay đổi tình trạng này, thúc đẩy dân nội địa tiêu thụ nhiều hơn. Trong cuộc chiến mậu dịch, nếu số xuất cảng cả hai bên cùng sụt giảm, Trung Quốc sẽ bị đòn nặng hơn và bị sớm hơn Mỹ.

Năm ngoái Mỹ chỉ bán khoảng $130 tỷ hàng sang Tàu, mua vào gần $500 tỷ. Hai bên đã leo thang từng bước, Mỹ đánh $34 tỷ, Trung Quốc theo $34 tỷ; đánh $16 tỷ cũng theo $16 tỷ Nhưng khi Mỹ tiến tới con số $200 tỷ, Trung Quốc sẽ không thể đánh trả đũa nhiều hơn $150 tỷ được! Trong một ván bài mà hai bên cùng tính “tháu cáy”, bên nào trường vốn hơn sẽ chiếm ưu thế.

Tập Cận Bình có thể đánh vào một tử huyệt, như dư luận ở Bắc Kinh đã nhắc tới, là ngưng không cho Mỹ vay nợ nữa! Hiện Bắc Kinh là chủ nợ lớn hạng nhất của Chính phủ Mỹ, số nợ tới hơn ngàn tỷ đô la. Nếu Ngân hàng Nhân dân bán hết các trái phiếu (tức là giấy nợ) của Chính phủ Mỹ mà họ đã mua trong các năm qua, thì nền tài chánh nước Mỹ sẽ đảo lộn khó lường.

Nhưng, như chúng ta sẽ thấy, miếng võ này rất khó thi hành vì đánh người ta thì mình cũng bị thương.

Vì sao Tập Cận Bình thụ động?

Nhưng một lợi thế Mỹ mạnh hơn cả, là kinh tế Mỹ có sức sống phong phú, linh động hơn. Lý do vì ở đó các công ty tư nhân đóng vai chủ động. Họ phải cạnh tranh bằng phát minh, sáng kiến, phải thay đổi nhanh chóng, sẵn sàng lâm chiến, đáp ứng với thị trường. Trong khi đó Cộng sản Trung Quốc vẫn dùng các cán bộ, đảng viên điều khiển kinh tế! Kinh nghiệm nửa thế kỷ chiến tranh lạnh cho thấy khi các công chức thư lại phải đấu trận kinh tế với tư nhân, có thể đoán trước bên nào sẽ thắng.

Hiện nay, chính hành động tập trung quyền lực của Tập Cận Bình khiến ông ta càng lúng túng trước một đối thủ tâm tánh bất thường, không ai đoán trước được, như Donald Trump.

Cảnh ù lì, trì trệ của guồng máy thư lại đã biểu lộ ngay từ những ngày đầu lâm chiến, tháng Ba năm 2018. Tập Cận Bình tự đặt mình vào thế thụ động. Trump đánh tới đâu thì trả đũa tới đó; trong khi Tôn Tử đã dạy rằng phương pháp phòng thủ tốt nhất là tấn công!

Có thể giải thích rằng chiến lược đối đầu thụ động này là do họ không tin Donald Trump tính đánh thật. Ông ta chỉ “tháu cáy” mà thôi, dọa dẫm nhưng không làm. Họ dễ rút ra kết luận này khi quan sát ông Trump đối đầu với Kim Jong Un hay với Assad ở Syria. Nói rất lớn tiếng, nhưng cuối cùng lại hòa hoãn. Trong lãnh vực thương mại, ông Trump đã nói mạnh và làm nhẹ với các nước Châu Âu, Canada và Mexico cũng vậy: giơ cao, đánh khẽ.

Giả thuyết này nghe bùi tai giới lãnh đạo Trung Nam Hải. Trung Cộng không thấy cần một kế hoạch chủ động đầy đủ. Vì thế, khi cuộc chiến quan thuế diễn ra họ chờ Trump hành động trước, rồi phản ứng.

Tại sao Tập Cận Bình nhận một vai trò thụ động trong cuộc đối đầu với Trump? Trong quá khứ, ông ta đã từng hạ tất cả các đối thủ, đè bẹp các phe nhóm Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, sẽ làm Chủ tịch suốt đời, lên cao gần bằng Mao Trạch Đông, át cả Đặng Tiểu Bình.

Một lý do là Tập Cận Bình đã quen với bãi chiến trường nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc; và ông đã chuẩn bị hàng chục năm trước khi xung trận. Còn tranh đấu trên trường thương mại quốc tế là một lãnh vực hoàn toàn mới. Và trong năm năm lãnh đạo nước Tàu ông chú tâm vào chuyện chính trị nội bộ hơn là đấu tranh kinh tế với nước ngoài.

Nhưng nguyên nhân chính khiến Tập Cận Bình chậm chạp là vì ông vẫn dựa vào một guồng máy thư lại trong đảng cộng sản. Những cán bộ đó vẫn quen thói ù lì chờ lệnh, mà chính ông Tập làm cho nó uể oải, trì trệ hơn.

Nhưng một lợi thế Mỹ mạnh hơn cả, là kinh tế Mỹ có sức sống phong phú, linh động hơn. Lý do vì ở đó các công ty tư nhân đóng vai chủ động. Họ phải cạnh tranh bằng phát minh, sáng kiến, phải thay đổi nhanh chóng, sẵn sàng lâm chiến, đáp ứng với thị trường. Trong khi đó Cộng sản Trung Quốc vẫn dùng các cán bộ, đảng viên điều khiển kinh tế! Kinh nghiệm nửa thế kỷ chiến tranh lạnh cho thấy khi các công chức thư lại phải đấu trận kinh tế với tư nhân, có thể đoán trước bên nào sẽ thắng.

Hiện nay, chính hành động tập trung quyền lực của Tập Cận Bình khiến ông ta càng lúng túng trước một đối thủ tâm tánh bất thường, không ai đoán trước được, như Donald Trump.

Cảnh ù lì, trì trệ của guồng máy thư lại đã biểu lộ ngay từ những ngày đầu lâm chiến, tháng Ba năm 2018. Tập Cận Bình tự đặt mình vào thế thụ động. Trump đánh tới đâu thì trả đũa tới đó; trong khi Tôn Tử đã dạy rằng phương pháp phòng thủ tốt nhất là tấn công!

Có thể giải thích rằng chiến lược đối đầu thụ động này là do họ không tin Donald Trump tính đánh thật. Ông ta chỉ “tháu cáy” mà thôi, dọa dẫm nhưng không làm. Họ dễ rút ra kết luận này khi quan sát ông Trump đối đầu với Kim Jong Un hay với Assad ở Syria. Nói rất lớn tiếng, nhưng cuối cùng lại hòa hoãn. Trong lãnh vực thương mại, ông Trump đã nói mạnh và làm nhẹ với các nước Châu Âu, Canada và Mexico cũng vậy: giơ cao, đánh khẽ.

Giả thuyết này nghe bùi tai giới lãnh đạo Trung Nam Hải. Trung Cộng không thấy cần một kế hoạch chủ động đầy đủ. Vì thế, khi cuộc chiến quan thuế diễn ra họ chờ Trump hành động trước, rồi phản ứng.

Tại sao Tập Cận Bình nhận một vai trò thụ động trong cuộc đối đầu với Trump? Trong quá khứ, ông ta đã từng hạ tất cả các đối thủ, đè bẹp các phe nhóm Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, sẽ làm Chủ tịch suốt đời, lên cao gần bằng Mao Trạch Đông, át cả Đặng Tiểu Bình.

Một lý do là Tập Cận Bình đã quen với bãi chiến trường nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc; và ông đã chuẩn bị hàng chục năm trước khi xung trận. Còn tranh đấu trên trường thương mại quốc tế là một lãnh vực hoàn toàn mới. Và trong năm năm lãnh đạo nước Tàu ông chú tâm vào chuyện chính trị nội bộ hơn là đấu tranh kinh tế với nước ngoài.

Nhưng nguyên nhân chính khiến Tập Cận Bình chậm chạp là vì ông vẫn dựa vào một guồng máy thư lại trong đảng cộng sản. Những cán bộ đó vẫn quen thói ù lì chờ lệnh, mà chính ông Tập làm cho nó uể oải, trì trệ hơn.

Trong năm, sáu năm qua, Tập Cận Bình chú tâm vào “Hai Củng cố”. Một là củng cố địa vị của mình, đã thành công khi bãi bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ chủ tịch. Hai là củng cố uy quyền của đảng cộng sản trong nước Trung Hoa. Ông đang tiến những bước quyết liệt, kiểm soát dư luận chặt chẽ hơn, kể cả internet, đàn áp thẳng tay các nhà tranh đấu dân chủ.

Thiếu dữ kiện, không dự đoán các kịch bản

Để thực hiện “Hai Củng cố” này, Tập Cận Bình tự làm mình yếu đi, tự cô lập, không còn được nghe những ý kiến trái ngược với “thiên tử” nữa. Khi Donald Trump bắt đầu hô hoán chiến tranh, không ai dám báo động cho ông Tập những nguy cơ có thể sẽ tới, trước khi hai bên lâm chiến.

Đặt niềm tin vào một số cận thần, Tập Cận Bình đã không sử dụng ngay cả những cơ quan nghiên cứu trong nội bộ, như Trung tâm Nghiên cứu Phát triển thuộc Quốc Vụ viện (国务院发展研究中心), đã hoàn toàn bị gạt ra ngoài các cuộc thảo luận chiến lược kinh tế. Bên ngoài guồng máy đảng, Tập Cận Bình ra lệnh kiểm soát chặt chẽ những cơ quan nghiên cứu của các đại học, theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, nhằm ngăn chặn các ý kiến trái nghịch. Cũng như Donald Trump tự tin ở “tài trí” của mình, Tập không coi các công trình nghiên cứu độc lập có giá trị gì. Có ai nói ngược cũng không muốn nghe.

Cuối cùng, Tập Cận Bình chỉ còn được nghe những ý kiến “làm vui tai lãnh tụ”.

Vì vậy, đứng trước những lời đe dọa tăng thuế quan, gây chiến tranh mậu dịch của Donald Trump, Tập Cận Bình không hề chuẩn bị đối chiến. Không cơ quan hay chức vụ nào lo thu thập các dữ kiện, con số. Không có người vạch ra các giả thiết cuộc chiến sẽ xẩy ra như thế nào, cần đối phó với mỗi kịch bản ra sao; như một số quan chức đã nói với báoSouth China Morning Post.

Tập Cận Bình cũng chủ quan khinh địch cho nên không tìm cách nhượng bộ ngay từ đầu, ít nhất cũng như một “kế hoãn binh.” Khác hẳn với Kim Jong Un, đã khéo vuốt ve nhã mạn của Donald Trump với những nhượng bộ tượng trưng, rồi sau dó, cho tới giờ, chẳng cần làm gì hết mà Trump đã bỏ qua vụ bom nguyên tử của Bắc Hàn để la lối về chuyện khác!

Dưới chế độ Tập Cận Bình, vẫn theo tờ báo trên, các học giả Trung Quốc sang Mỹ cũng bị hạn chế không được tiếp xúc nhiều với các đồng nghiệp trong những “think tank” và các đại học Mỹ. Họ không được nghe những ý kiến “chống Tàu” và các kịch bản mà nước Mỹ có thể hành động. Bắc Kinh vẫn tin tưởng quá đáng vào những “cố vấn” như Henry Kissinger, một tay cựu trào giỏi khai thác tiếng tăm của mình để kiếm hợp đồng nghiên cứu, làm cố vấn, nhưng không còn chút ảnh hưởng nào ở Washington. Thiếu dữ liệu, không có nhiều kịch bản dự trù sẵn, bộ máy chiến lược của Tập Cận Bình lâm vào thế thụ động.

Thiên tử không cần nghe chuyên viên

Vì vậy, cách đối phó của Tập Cận Bình với Donald Trump là dò dẫm đi theo từng bước một. Ngay việc rút món dầu thô ra khỏi danh sách sắp bị đánh thuế cũng chỉ được quyết định vào phút chót – theo lời một quan chức tiết lộ với báo South China Morning Post.

Từ đầu năm nay, sau khi Donald Trump phát pháo tấn công, Tập Cận Bình đã tính nước cờ “liên hoành”, kết thân với Liên Âu, Nga và Nhật Bản để cùng chống Mỹ. Khi Nhật Bản và Liên Âu ký hiệp ước lập một khối mậu dịch tự do lớn nhất thế giới, và ông Jean-Claude Juncker tới Washington gặp Donald Trump, thế cờ đó tan vỡ.

Một điều mà các cố vấn thân cận của Tập Cận Bình không dám nói cho ông chủ nghe, là các nước Châu Âu, Nhật Bản và Mỹ không phải chỉ giao thương hàng hóa và dịch vụ với nhau; họ còn chia sẻ những nguyên tắc chung của lối sống tự do dân chủ qua nhiều thế kỷ. Sau khi ông Juncker từ Washington trở về, ông Donald Tusk, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu (European Council) đã tuyên bố trên Twitter, “Mỹ và Châu Âu là những bạn bè thân thiết nhất”.

Những ý kiến như vậy, các nhà nghiên cứu độc lập ở Trung Quốc đều biết cà, và họ đã nói; nhưng không lọt tai ông Chủ tịch họ Tập.

Tập Cận Bình lên tiếng cổ động kế hoạch lớn “Trung Quốc Chế tạo 2025” với tham vọng qua mặt Mỹ trên nhiều lãnh vực kỹ thuật tân tiến. Một Giáo sư Bắc Kinh Đại học, ông Giả Khánh Quốc (Jia Qingguo, 贾庆国) mới nói trong một cuộc hội thảo, khuyên rằng, “Trong bang giao quốc tế Trung Quốc nên giữ một đường lối khiêm tốn… Đừng để người ta nghĩ rằng nước mình sắp chiếm địa vị của nước Mỹ”.

Một người phê phán táo bạo hơn là Giáo sư Từ Trương Nhuận (徐张润), Phân khoa Luật (Pháp học viện) của Đại học Thanh Hoa (清华大学法学院教授). Ông mới viết một bài vào cuối tháng Bảy đăng trên mạng Viện nghiên cứu Unirule (Thiên Tắc Kinh tế Nghiên cứu sở 天则经济研究所), một tổ chức mới bị đóng cửa gần đây.

Từ Trương Nhuận đánh thẳng vào một thành tựu cá nhân của Tập Cận Bình. Ông dám nói quyết định bãi bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ của chức vụ Chủ tịch là sai lầm. Ông yêu cầu Quốc hội Trung Quốc hãy hủy bỏ quyết định đó. Ông cũng công kích cuộc tàn sát Thiên An Môn năm 1989. Nhật báo South China Morning Post cho biết ông Từ Trương Nhuận đang ngồi chờ xem có bị thanh trừng hay không!

Chính Tập Cận Bình tạo ra bầu không khí trấn áp tự do tư tưởng; không chấp nhận các lời nói “nghịch ý thiên tử”. Gieo gió gặt bão, bây giờ Tập Cận Bình lúng túng khi đứng trước các cuộc tấn công quan thuế của Donald Trump, khi cả bộ tham mưu không được chuẩn bị dể đối phó.

Nhưng đó là tình trạng tất yếu sẽ đến với những lãnh tụ độc tài. Khi bịt mồm bịt miệng những người có ý kiến khác, các tay độc tài cũng tự bịt tai mình.

Tập muốn tháo gỡ khối nợ chồng chất

Cuộc chiến tranh mậu dịch xẩy ra vào thời điểm bất lợi nhất cho Tập Cận Bình; đúng vào lúc Trung Cộng đang muốn cải tổ cơ cấu kinh tế, bắt đầu với việc giảm bớt số nợ lớn đang đè nặng trên các ngân hàng, vì thế nhiều xí nghiệp đang gặp nhiều khó khăn.

Tập Cận Bình hô hào thay đổi cơ cấu từ khi nhậm chức nhiệm kỳ đầu. Thứ nhất, kinh tế phải hướng về người dân tiêu thụ, thay vì chú trọng xuất cảng. Thứ hai, các ngân hàng của nhà nước ngưng cho vay dễ dãi các xí nghiệp không sinh lời, để giảm dần số nợ khổng lồ đang đe dọa gây nên cảnh phá sản hàng loạt.

Trong ba năm qua Tập Cận Bình bắt các ngân hàng phải giảm bớt những món nợ đã chồng chất đang có nguy cơ bùng nổ. Trong thời Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng hơn 10% nhờ ngân hàng thả lỏng việc cho vay, miễn sao các doanh nghiệp có tiền dựng nhà máy mới và chính quyền địa phương đua nhau kiến thiết hạ tầng cơ sở. Những món nợ đó không thu lại được, vì những dự án này không sinh lời. Các công ty tư nhân cũng theo cơn sóng “tiền dễ dãi” đó mà phát triển. Nhưng khi nợ đáo hạn, con nợ không có tiền thì ngân hàng lại cho vay món nợ mới để trả nợ cũ, do đó nợ nần ngày càng cao hơn. Đây là một phương pháp “bao cấp” kiểu mới; dùng hình thức cho vay tiền thay vì trợ cấp trực tiếp.

Nhưng không một người, một xí nghiệp hay một quốc gia nào có thể cứ vay nợ ngập đầu mãi mãi. Từ mấy năm qua, “khối chất nổ” nợ nần chỉ chờ ngày nổ bùng. Nếu một số lớn thân chủ không thể trả nợ, ngân hàng cũng vỡ nợ, kéo theo các ngân hàng khác vì họ đều nợ nần lẫn nhau. Khi có một số ngân hàng lâm nguy, lòng tin của người gửi tiền sụp đổ, người ta sẽ rút tiền ra. Cả hệ thống đổ sụp.

Trong một chế độ độc tài đảng trị, chính quyền có thể ngăn chặn cơn hỗn loạn khi mới bắt đầu. Nhà nước sẽ đem công quỹ trợ cấp cho các ngân hàng, ngay lúc cơn nguy phá sản hàng loạt được phát hiện. Nhưng khả năng chặn dứt cơn khủng hoảng có giới hạn. Và một căn bệnh hiểm nghèo không thể trị hết nếu chỉ dùng phương pháp xoa dầu nóng và chườm đá mãi mãi.

Cho nên Tập Cận Bình biết phải sớm ra tay ngăn chặn khối nợ khổng lồ, không cho phồng lên quá đáng. Nếu cơn sóng phá sản bắt đầu Tập sẽ mất cả uy tín lẫn địa vị.

Lâm chiến trong lúc đang yếu

Tôn Tử khuyên các vị tướng phải chủ động chọn thời gian thuận lợi nhất hãy tham chiến. Tập Cận Bình không may bị tấn công trong lúc kinh tế đang yếu đi.

Tập Cận Bình làm đúng những điều cần phải làm để cải tổ. Khi các doanh nghiệp nhà nước không thể cứ ngửa tay ra là vay được tiền, họ buộc phải thay đổi, nâng cao hiệu năng. Khi chính quyền các địa phương không còn có thể bắt các ngân hàng đưa tiền cho xây cất thì họ sẽ phải thúc đẩy các xí nghiệp làm sao sinh lời để thâu thuế.

Nhưng một hậu quả tất nhiên của kế hoạch này là nền kinh tế quốc doanh phải giảm tốc độ. Khi các ngân hàng thắt chặt túi tiền lại, những việc đầu tư, sản xuất sẽ phải chậm lại. Trước khi Donald Trump khai chiến, cuộc cải tổ cơ cấu của Tập Cận Bình đã gặp khó khăn, ngay từ trong nội bộ.

Tập Cận Bình không thể đoán trước nước Mỹ sẽ gây chiến tranh mậu dịch. Dân Mỹ đã bầu một ông Tổng thống từng nói “chiến tranh mậu dịch là một việc rất dễ và chắc chắn thắng lợi!” Đây là một ý tưởng hoàn toàn trái ngược với quy tắc mậu dịch tự do của kinh tế tư bản! Nhưng Donald Trump tấn công thật sự. Trong lúc đó chương trình cải tổ cơ cấu của Trung Quốc chấp nhận những đau đớn ngắn hạn để được lợi trong dài hạn; đang cho nền kinh tế uống thuốc “giảm huyết áp”, làm cho máu chạy chậm lại để chữa trị căn bệnh tim trầm trọng kết tụ hàng chục năm qua.

Tập Cận Bình đứng trước một thế lưỡng nan. Nếu cố chống trả cuộc tấn công của Donald Trump thì sẽ phải trì hoãn, có thể phải tạm chấm dứt việc cải tổ kinh tế. Nếu muốn tiếp tục chương trình cải tổ, thì nền kinh tế đang yếu đi sẽ không đủ sức đối đầu.

Nhiều chứng cớ cho thấy kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu yếu rồi.

Đầu năm 2018, chỉ số CSI của các thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng như chỉ số S&P 500 của thị trường nước Mỹ đều tăng lên, trong tháng Giêng S&P 500 tăng 5 phần trăm còn CSI tăng gần 10%. Nhưng từ tháng Hai, cả hai đều xuống. Sau đó S&P 500 lại đi lên và đến tháng Tám vẫn còn tăng 5%. Nhưng CSI chỉ đi xuống, đã tụt mất hơn 25 phần trăm so với đầu năm. Giới đầu tư Trung Quốc đang mất tin tưởng.

Tập Cận Bình cố gắng thúc đẩy số tiêu thụ của dân nội địa. Nhưng ngay giới tiêu thụ cũng bớt tiền xài khi chính quyền hạn chế số tiền cho vay, vì thế đã giảm bớt số tiền tệ lưu hành. Số tiền thu nhờ bán hàng của 50 công ty bán lẻ lớn nhất đã giảm 0.6% trong tháng Tư, 2018; lại giảm 3.4% trong tháng Năm, tới tháng Bảy đã giảm bớt 3.9% so với tháng Bảy năm ngoái. Số thu của các cửa hàng bán lẻ chỉ tăng 8.8%, tụt xuống so với tỷ lệ tăng 9% trong tháng Sáu.

Vì các ngân hàng được lệnh giảm bớt tiền cho vay, số công trình xây dựng hạ tầng cơ sở chỉ tăng thêm 5.7% trong sáu tháng đầu năm nay, so với tỷ số tăng 7.3% trong nửa đầu năm 2017.

Khi các ngân hàng theo lệnh Trung ương giảm bớt tốc tăng của tiền cho vay, các xí nghiệp quốc doanh gặp khó khăn. Nhưng các công ty tư lại bị đòn nặng nhất. Vì không có thể vay các ngân hàng nhà nước, giới tư doanh thương vay trong “thị trường đen”. Những nhà cho vay “trong bóng mờ”, không được kiểm soát chặt chẽ, đã thúc đẩy số nợ toàn quốc tăng lên. Năm 2008 tổng số nợ trong nước Tàu lớn bằng 140% tổng sản lượng Nội địa (GDP). Đến năm 2017 số nợ lên thành 257% GDP.

Sau khi ngăn ngừa các ngân hàng chính thức, Tập Cận Bình bắt đầu tấn công các loại “ngân hàng đen”; ngăn không cho vay nhiều quá như trước. Năm ngoái, trong sáu tháng đầu năm họ vẫn còn hăng hái cho vay thêm hai ngàn rưởi tỷ đồng nguyên nợ mới (¥2,500 tỷ). Sau khi họ Tập ra tay, từ tháng Tư năm 2018 đến tháng Tám, thị trường tín dụng mập mờ đã giảm bớt, số tiền cho vay chỉ còn ¥1,500 tỷ, tương đương với $218 tỷ đô la.

Bây giờ khi cần vay nợ mới để trả nợ cũ, các công ty tư nhân phải chịu lãi suất cao hơn. Nhiều xí nghiệp tư đã phá sản. Đầu tháng Sáu năm nay, có 20 công ty không thể được trả nợ. Chu Kiến Xán (Zhou Jiancan, 周建灿) một nhà tư bản 55 tuổi đã tự tử trong tháng Bảy. Xán vốn là chủ nhân Tập đoàn Kim Thuẫn tại tỉnh Triết Giang (Zhejiang Jindun Holding Group, 浙江金盾控股集团). Trong những ngày cuối đời, Xán đã tìm cách thoát cảnh vỡ nợ, cho nên đi vay với lãi suất cắt cổ trong thị trường đen, 10% một tháng, tương đương với 120% một năm. Cái chết này là một tiếng báo động của quả khối nợ chồng chất đang chờ bùng nổ!

Chủ nhật 12 tháng Tám, một công ty quốc doanh lớn đã tuyên bố không có tiền trả nợ sắp đáo hạn. Công ty Sản xuất và Xây dựng Tân Cương (Xinjiang Production & Construction Corps, 新疆生产建设兵团) vốn thuộc quân đội, tuy hoạt động ở Tân Cương nhưng thuộc quyền Chính phủ trung ương. Họ phải xin hoãn trả tiền vốn cho món nợ trị giá $73 triệu đô la, và thế nào họ cũng được Bắc Kinh cứu trợ!

Tập Cận Bình không còn chủ động

Với tình hình kinh tế đi chậm lại do chủ trương giảm tốc của chính mình, Tập Cận Bình đang lo phải đối phó ngay trong nội bộ; mất bớt quyền điều khiển, không còn kiểm soát được chính guồng máy cai trị bên dưới nữa.

Trong nội bộ chính quyền, hiện có hai phe, tiêu biểu là bộ Tài chánh và Nhân dân Ngân hàng. Phía Chính phủ thì muốn trở lại thời bao cấp, bơm thêm tiền vào nền kinh tế; trong khi Ngân hàng trung ương, vì lo quả khối nợ bùng nổ, muốn hạn chế số mức gia tăng tiền lưu hành, theo chính sách của Tập Cận Bình.

Nếu muốn chống đỡ với các đợt tấn công sắp tới của Donald Trump, Tập Cận Bình sẽ phải giữ kinh tế Trung Quốc tăng trưởng như cũ sau khi số hàng xuất cảng giảm. Muốn vậy, phải bơm tiền vào nền kinh tế, trở về với chính sách bao cấp cũ! Tức là Tập Cận Bình phải ngưng kế hoạch cải tổ cơ cấu, vì giới lãnh đạo chung quanh ông đòi hỏi.

Cuối tháng Bảy, Bộ Chính Trị Cộng sản Trung Quốc đã tuyên bố ưu tiên số một là giữ tỷ lệ phát triển trên 6.7%; mặc dù họ vẫn nói cần phải ngăn chặn tổng số nợ không cho lớn hơn. Cùng lúc đó, Hội đồng nhà nước đã chấp thuận chi tiêu thêm 1,350 tỷ đồng nguyên (hơn $225 tỷ mỹ kim). Số tiền này sẽ được phân phối cho các địa phương để họ tiếp tục xây dựng! Đây là một biện pháp “bao cấp” vừa để mua chuộc chính quyền địa phương vừa để bảo vệ nền kinh tế trước khi các đòn đánh thuế của Trump làm cho hàng xuất cảng sụt giảm.

Tiền lại được đổ thêm vào nền kinh tế, vì thế lãi suất ở Trung Quốc lại giảm, trở về mức hai năm trước. Tất cả cho thấy chính sách của ông Chủ tịch nước và Chủ tịch đảng bị bỏ qua rồi! Từ khi Tổng thống Trump mở cuộc tấn công thuế quan, đồng nguyên của Trung Cộng đã giảm giá, vì nhiều người tìm cách đổi lấy mỹ kim để đem tiền ra nước ngoài.

Kinh tế thế giới có nguy cơ đi xuống cũng bất lợi cho Tập Cận Bình. Một hàn thử biểu đo lường sức khỏe của kinh tế toàn cầu là số xuất cảng của Đức. Đức là quốc gia chuyên xuất cảng, có số thặng dư mậu dịch cao gấp đôi Trung Quốc. Nhưng mấy tháng qua, số xuất cảng của Đức đứng nguyên không lên, so với năm ngoái đã tăng 13%.

Cuộc khủng hoảng mới diễn ra trong tháng Tám khi đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ mất giá cho thấy hệ thống tài chánh cả thế giới đang rất mong manh, dễ bị lung lay. Kinh tế Mỹ đã kéo dài giai đoạn phát triển từ năm 2009 đến nay, trong một hai năm sẽ tới lúc lên tột đỉnh rồi bắt đầu xuống. Những dấu hiệu đó cho thấy kinh tế thế giới có thể sắp đến thời kỳ thoái trào, kinh tế Trung Hoa không thể một mình phát triển như cũ nữa.

Tập Cận Bình dám đánh bom nợ không?

Vladimir Putin đã thử đánh Mỹ bằng thứ bom này vào đầu năm nay, để trả đũa Mỹ đánh thuế trên thép và nhôm nhập cảng từ Nga. Trong tháng Tư năm 2018, Nga đã bán 84% số công trái của Chính phủ Mỹ (US Treasury bonds) mà họ làm chủ, trị giá $81 tỷ đô la. Tháng Ba, Nga còn giữ $96 tỷ công trái Mỹ, đến tháng Năm đã xuống dưới $15 tỷ.

Khi có người bán một thứ gì, bán rất nhiều và trong một thời gian ngắn, thì “món hàng” đó mất giá trên thị trường ngay lập tức. Giá US Treasury xuống, nghĩa là mức lời, gọi là suất lời (yield), của công trái Mỹ tăng lên. Thí dụ, một công trái mang lãi suất cố định 3%, trước đây bán nguyên giá $1000, mỗi năm trả $30 đô la thì suất lời, yield cũng là 3%. Nhưng nếu công trái đó mất giá, chỉ còn $960, thì suất lời tăng lên. Chính phủ Mỹ vẫn trả $30, không hơn, nhưng những người chủ mới của công trái lãnh $30 trên số vốn $960 thì suất lời thành 3.75% (30/960). Suất lời tăng lên sẽ ảnh hưởng trên cả thị trường.

Sau khi Nga trả đòn thuế thép và nhôm, tống một số lớn công trái Mỹ ra thị trường, lợi suất của các công trái 10 năm của Mỹ đã tăng ngay lên trên 3%, lần đầu tiên cao như vậy kể từ năm 2014.

Nếu suất lời tăng rồi cứ tiếp tục giữ mức cao như thế, thì lần sau Chính phủ Mỹ đi vay sẽ phải trả lời lãi cao hơn trước.

Nhưng trong tháng Năm vừa qua, suất lời, yield, trên công trái 10 năm của Mỹ lại xuống ngay dưới 3%, như cũ. Vì vẫn có rất nhiều người muốn mua công trái Mỹ. Con số $81 tỷ đô la Nga bán ra, so với số công trái của Mỹ trị giá gần $21,000 tỷ, ít như muối bỏ biển, không gây ảnh hưởng nào đáng kể.

Nhưng Tập Cận Bình nắm trong tay một số công trái Mỹ “khổng lồ”, nhiều hơn Putin cả chục lần. Nếu Tập Cận Bình cũng đánh bom nợ như Putin, thì sẽ gây ảnh hưởng mạnh. Trên báo, đài của Trung Cộng, đã có người kêu gọi hãy dùng thứ bom này để đe dọa ông Donald Trump. Họ cho rằng Tập Cận Bình chỉ cần “tuýt” ra một lời tuyên bố sẽ bán rất nhiều công trái Mỹ mà nước Tàu đang giữ, chắc Chính phủ Mỹ sẽ phải ngưng cuộc chiến tăng thuế quan ngay, ngồi xuống bàn chuyện đình chiến!

Nếu Tập Cận Bình muốn dùng chiến thuật này, thì bây giờ là lúc thuận lợi nhất.

Bởi vì Chính phủ Mỹ đang bắt đầu đi vay ngày càng nhiều, do số khiếm hụt ngân sách đã tăng lên sau khi làm luật cắt giảm thuế cho các công ty. Thiếu tiền thì đi vay, bằng cách bán công trái. Ngày 30 tháng 12 năm 2016, tổng số nợ nần của Chính phủ Mỹ ở mức dưới $20 ngàn tỷ đô la. Tháng Tư năm 2018, số nợ đã lên tới $21 ngàn tỷ, và sẽ còn tăng nhanh hơn.

Không ai sắp đi vay nợ lại muốn lãi suất lên cao, Chính phủ Mỹ cũng vậy. Cho nên, nếu Trung Cộng tung ra thị trường một số lớn công trái Mỹ, chắc ông Trump sẽ chịu lùi một bước.

Bán công trái Mỹ là mũi tên sẽ nhắm hai mục tiêu!

Thứ nhất là đẩy lãi suất ở Mỹ lên cao. Nếu Trung Cộng tuyên bố sẽ bán mỗi tháng $100 tỷ đô la công trái Mỹ, liên tục trong mươi tháng, lãi suất ở Mỹ sẽ tăng, thị trường xáo trộn khó lường. Suất lời trên công trái Mỹ ảnh hưởng trên các thứ lãi suất khác, tất cả sẽ theo nhau tăng lên. Các công ty đi vay sẽ tốn kém hơn, có thể phải hoãn phát triển. Người vay tiền mua nhà cũng trả lãi cao hơn, thị trường địa ốc sẽ xuống. Người tiêu thụ sẽ mất tin tưởng, không thong thả chi tiền như trước, cả nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng.

Một hậu quả thứ khác là giá trị đồng đô la Mỹ sẽ lên. Khi lãi suất ở Mỹ tăng, nhiều người sẽ đem tiền tới cho vay, và họ phải mua đô la Mỹ. Đồng đô la lên giá sẽ khiến hàng hóa Mỹ bán ra nước ngoài cũng tăng giá khi tính ra tiền bản xứ. Các công ty xuất cảng ở Mỹ sẽ phải giảm hoạt động. Các nhà đầu tư thấy lãi suất lên sẽ bán bớt cổ phiếu để mua trái phiếu, làm thị trường chứng khoán tụt xuống. Khi kinh tế Mỹ sẽ lâm nạn một thời gian, lúc đó đồng đô la sẽ xuống giá.

Kẻ đánh bom nợ có thể bị thương

Trung Cộng có khả năng gây ra chuỗi biến cố trên, vì họ là chủ nợ lớn nhất của Chính phủ Mỹ, đang giữ số công trái Mỹ trị giá $1,200 tỷ đô la. Họ cũng mua khoảng $100 tỷ công trái Mỹ nhưng để nhờ ở nước Bỉ. Ngoài ra họ cũng làm chủ các trái phiếu một số cơ quan tín dụng Mỹ được Chính phủ bảo trợ, như Fannie Mae, khoảng $200 tỷ nữa. Tổng cộng, Bắc Kinh có trong tay trái bom $1,500 tỷ đô la giấy nợ của nước Mỹ.

Nhưng đòn bán công trái của Tập Cận Bình, nếu tung ra, khó đạt được hiệu quả, mà chính nước Tàu cũng sẽ gánh họa.

Trước hết, so với số công trái khổng lồ mà Chính phủ Mỹ đang mắc nợ thì con số $1,200 tỷ chỉ chiếm khoảng 6%. Thực ra, những chủ nợ quan trọng nhất của Chính phủ Mỹ, 70% số tiền họ vay là do dân Mỹ cung cấp. Chỉ có 30% là do các chủ nợ ở nước ngoài.

Đó là một ưu thế của Mỹ, cũng như Nhật Bản, vì hầu hết các người cho vay là người trong nước. Các công ty bảo hiểm, các quỹ hưu bổng lúc nào cũng cần mang tiền đầu tư vào chỗ an toàn. Mà trên thế giới không có cách đầu tư nào an toàn bằng cho nhà nước Mỹ vay; vì biết chắc rằng thế nào cũng được đủ trả lãi và vốn.

Nhưng một điều làm cho Tòa Bạch Ốc không lo bị Tập Cận Bình tấn công bằng bom nợ, là vì kẻ ném bom cũng có thể gây thương tích cho chính mình.

Trước hết, khi bán hàng trăm tỷ đô la công trái Mỹ khiến giá các công trái đó tụt xuống thì chính người bán đang tự gây lỗ lã cho chính mình. Họ mua món hàng lúc giá đắt, bán lúc giá rẻ. Bán công trái Mỹ rồi, có tiền thì sẽ phải đầu tư vào chỗ khác. Chỗ nào khác? Mua công trái những nước khác hay mua vàng, chọn cách nào cũng đều khiến các món đó tăng giá!

Hơn nữa, hành động bán và mua hàng ngàn tỷ đô la công trái Mỹ cũng đủ làm xáo trộn các thị trường tài chánh và cả nền kinh tế thế giới! Khi kinh tế toàn cầu xuống thì tất cả đều suy thoái, nhưng lâm nguy nặng nhất là những nước tùy thuộc vào việc xuất cảng. Trung Quốc đứng đầu trong đám này.

Khi Trung Cộng đem bán hết công trái Mỹ, thì Ngân hàng trung ương Mỹ phải đối phó. Bắc Kinh muốn bán bao nhiêu công trái Mỹ, Quỹ Dự trữ Liên bang sẽ mua không mệt, vì chính họ vẫn là chủ nợ lớn nhất của Chính phủ Mỹ! Ngân hàng trung ương Mỹ có quyền in tiền ra cho Chính phủ vay bằng cách mua công trái.

Chỉ còn cách là thương thuyết

Để chống lại tình trạng lãi suất tăng, Quỹ Dự trữ Liên bang, Federal Reserve, sẽ thay đổi chính sách tiền tệ để đẩy lãi suất xuống. Và họ có khả năng làm việc đó. Riêng một việc mua công trái hàng ngàn tỷ sẽ đẩy tiền vào nền kinh tế, khiến lãi suất phải xuống. Khi đó, giá trị đồng đô la Mỹ sẽ giảm cùng với lãi suất ở Mỹ.

Hậu quả là giá trị đồng nguyên, tiền của Trung Cộng, sẽ tăng lên so với đô la. Mà đó là điều mà các chính quyền ở Bắc Kinh vẫn muốn tránh.

Bao năm nay, họ bán hàng cho Mỹ, rồi lại cho Chính phủ Mỹ vay, với mục đích giữ giá đồng nguyên thấp. Vì muốn mua công trái Mỹ, Bắc Kinh sẽ đem đồng nguyên ra mua đô la mà các nhà xuất cảng ở Trung Quốc thu về. Khi đi mua nhiều đô la thì sẽ đẩy cho đô la tăng giá, bảo vệ hối suất thấp cho đồng tiền bản xứ!

Một điều Bắc Kinh không thể nào chỉ huy được, là trong giao dịch thương mại quốc tế hiện nay người mua kẻ bán vẫn thanh toán với nhau bằng đô la Mỹ! Nếu Ngân hàng trung ương Mỹ ghìm lãi suất xuống, giá trị đồng đô la xuống theo, thì đồng nguyên lên. Khi đó, hàng xuất cảng của Trung Quốc sẽ tăng giá khi tính ra đô la, khó cạnh tranh hơn.

Muốn vượt qua chướng ngại này, Trung Cộng có thể bỏ qua đô la Mỹ, nhận các nước mua hàng thanh toán bằng đồng nguyên của chính họ; yêu cầu khách hàng đi mua đồng nguyên để trả hóa đơn. Nhưng làm như thế thì giá trị đồng nguyên lại càng tăng nữa, tạo nên một cầu thang xoáy trôn ốc leo lên cao!

Cuối cùng, nếu Bắc Kinh khởi động việc bán công trái Chính phủ Mỹ hàng loạt thì không phải chỉ gây hại cho kinh tế Mỹ mà kinh tế của họ cũng xính vính. Cuộc chiến tranh thuế quan biến thành chiến tranh tiền tệ, hai bên lâm chiến bước vào tình cảnh “chắc chắn tiêu diệt lẫn nhau” (mutually assured destruction) không bên nào thoát được.

Cho nên, Tập Cận Bình không thể nào đánh trái bom công trái Mỹ!

Năm 2012, Bộ Quốc phòng Mỹ đã làm cuộc nghiên cứu về mối đe dọa trên an ninh quốc gia khi Trung Cộng mua quá nhiều công trái Mỹ. Nếu thấy có vấn đề, chắc chắn Chính phủ Mỹ có quyền hạn chế không bán nữa. Nhưng cuộc nghiên cứu đi tới kết luận rằng Trung Cộng sẽ không thể nào đem các công trái Mỹ ra bán hàng loạt mà không tác hại cho chính mình.

Chỉ còn một cách là thương thuyết.

Vì vậy ông Vương Thụ Văn đã qua gặp David Malpass.

Nhưng cuộc đàm phán sẽ đi tới đâu? Một điều chắc chắn là Chính phủ Trump sẽ không thể nhường một bước nào trước ngày dân Mỹ di bỏ phiếu, đầu tháng Mười Một năm nay. Donald Trump không thể nào tỏ dấu hiệu mềm yếu sau khi đã nói lớn quá nhiều lần hứa sẽ dùng chiến tranh mậu dịch khuất phục Tập Cận Bình. Ngược lại, Chính phủ Trump có thể lợi dụng cảnh ông Vương Thụ Văn “cầu hòa” để khoe rằng chiến thuật cứng rắn của họ thành công, và họ sẽ tỏ ra cứng rắn hơn. Chỉ cốt làm vui lòng các cử tri ủng hộ ông Trump, nhờ thế họ sẽ hăng hái đi bỏ phiếu cho đảng Cộng Hòa.

Tập Cận Bình sẽ phải công nhận rằng những cuộc thương thuyết của các nhân viên cấp dưới không ích lợi gì cả. Lưu Hạc là Phó thủ tướng nắm quyền trên mấy Bộ về kinh tế, tài chánh, đã qua Mỹ rồi về tay không. Vương Thụ Văn còn ở cấp thấp hơn, công việc duy nhất có thể làm được là chứng tỏ Cộng sản Trung Quốc đang muốn cầu hòa, nhưng không đạt được cam kết nào cả.

Cuối cùng, phải đợi tới sau ngày bầu cử ở Mỹ. Ông Tập Cận Bình sẽ biết rằng phải nói chuyện tay đôi với Donald Trump thì mới xong. Đó là bài học của Kim Jong Un. Hai người sẽ có cơ hội gặp nhau hai lần trong tháng Mười Một. Có lẽ trước khi đi phó hội Tập Cận Bình sẽ phải thỉnh Kim Jong Un làm cố vấn: Làm cách nào chinh phục Donald Trump?

N.N.D.

Second, Beijing probably realises discussions with cabinet members such as Mnuchin are not effective because the conversations do not yield any meaningful outcome. It is much more effective to talk to Trump, as others (such as the EU) have shown by reaching deals with him.

Tác giả gửi BVN

This entry was posted in Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Bookmark the permalink.