Người Việt phản ứng gay gắt về vé tàu in chữ Trung Quốc

TÔI CẢM THẤY RÙNG MÌNH, BẠN THÌ SAO ?

Tấm thẻ lên tàu tuyến đô thị Cát Linh – Hà Đông nằm trong lãnh thổ Việt Nam nhưng được ghi bởi chữ Trung Quốc. Đặc biệt, nó nhấn mạnh một cách “trang trọng” bằng cách đưa chữ Trung Quốc lên trên.

Đoạn đường chỉ 13 km nhưng có gần 700 con người vận hành! Có thể, chính quyền lập luận đường sắt này do nhà thầu Trung Quốc thi công, đang chạy thử nên ghi cả chữ Trung Quốc. Thế tại sao không đưa tiếng Việt lên đầu và thay vào đó là Tiếng Anh thông dụng?

Nhìn cái thẻ, tôi chợt rùng mình khi nghĩ đến câu nói của ai đó ủng hộ Luật Đặc Khu: “Có chữ nào ghi cho Trung Quốc thuê đâu”.

P/S: KINH KHỦNG

LS Lê Ngọc Luân

Việt Nam, Trung Quốc

Vé tàu điện metro tuyến Cát Linh – Hà Đông in song ngữ Trung – Việt khiến cộng đồng người Việt Nam phản ứng mạnh

Theo truyền thông Việt Nam, hành khách được mời đi thử tàu điện metro đầu tiên của Việt Nam, tuyến Cát Linh, Hà Đông vào ngày 11/8.

Đáng chú ý, thẻ lên tàu in song ngữ Việt – Trung, trong đó chữ Trung Quốc in to và đặt phía trên chữ Việt, theo báo Tiền Phong.

Nội dung in trên thẻ lên tàu là: “Dự án đường sắt đô thị hạng mục vận hành thử”, “Thẻ lên tàu”, “Dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh – Hà Đông”.

Ngoài ra, biển chỉ dẫn tại các nhà ga thuộc tuyến đường sắt cũng được in song ngữ, trong đó chữ Trung Quốc được đặt trên chữ Tiếng Việt.

Hình ảnh vé tàu và biển chỉ dẫn được cộng đồng mạng đăng trên Facebook ngay sau đó lan truyền rộng rãi và làm dấy lên làn sóng giận dữ.

‘Đánh mất chủ quyền quốc gia’

iệt Nam, Trung Quốc

Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông chạy qua các quận Đống Đa, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm và Hà Đông. Ảnh: HOANG PHONG

Bình luận về vấn đề này, cây bút Nguyễn Đình Bổn cho rằng về nguyên tắc quốc tế, không thể in vé như vậy, kể cả khi vay vốn Trung Quốc để làm dự án này thì cũng đã phải trả cả nợ và lãi.

“Ai, kẻ nào, tập thể nào đã đánh mất chủ quyền quốc gia dù phải vét từng đồng thuế của dân nghèo để đầu tư một đường tàu tốn kém, và có thể thấy ngay không có hiệu quả cả kinh tế lẫn giải quyết vấn nạn giao thông tại Hà Nội? Những kẻ đó xứng đáng tra tay vào còng!”, ông Bổn viết trên Facebook cá nhân.

Còn theo nhà văn Nguyễn Quang Thiều, chuyện ồn ào quanh chiếc vé tàu Cát Linh – Hà Đông tuy nhỏ nhưng nói lên ba vấn đề lớn.

Về “nguyên tắc sử dụng song ngữ trong các văn bản, biển hiệu, tên các công trình, các khu du lịch, địa điểm văn hóa”… “tiếng của nước sở tại (ở đây là Việt Nam) phải được đưa lên đầu tiên. Đấy là văn hóa, là chủ quyền quốc gia. Mọi sự là khác đi là vô tình (có thể hữu ý) xúc phạm đến chủ quyền của nước sở tại…”. “Sau này khi nhà ga chính thức họat động thì hai thứ tiếng được sử dụng đầu tiên là Việt và Anh. Nếu thêm các tiếng khác thì phải tính đến các nhu cầu cần thiết và hợp lý của ngôn ngữ đó cho sinh hoạt và kinh doanh”, ông Thiều viết trên Facebook cá nhân.

Dù tuyến đường này làm bằng tiền vay Trung Quốc và do nhà thầu Trung Quốc thi công, nhưng “Trung Quốc không được quyền quyết định tùy tiện các văn bản đang sử dụng trong lãnh thổ Việt Nam nếu không được luật pháp của Việt Nam cho phép”, ông Thiều phân tích vấn đề thứ hai.

Cuối cùng, dù chỉ mới vận hành thử nhưng các nguyên tắc, quy định vẫn phải được chấp hành nghiêm túc”, kể cả việc ‘treo một cái biển nhà ga’. “Nếu không thì với một ít tiền thôi chúng ta sẽ có nguy cơ đánh mất lòng tự trọng hay nói rộng hơn là đánh mất chủ quyền của một quốc gia trong một việc làm tưởng như nhỏ nhặt”, theo phân tích của nhà văn Nguyễn Quang Thiều.

Cũng theo nhà văn, câu chuyện về biển chỉ dẫn các nhà ga và chiếc thẻ lên tàu diễn ra cách nhau có mấy ngày, cho thấy Ban Quản lý và nhà thầu “không hề có sự rút kinh nghiệm”. Đồng thời khiến người dân thấy “một điều gì đó không bình thường ẩn sau” sự việc này.

Luật sư Lê Ngọc Luân thì viết trên Facebook cá nhân rằng ông thấy ‘rùng mình’ khi nhìn thấy hình ảnh vé tàu chữ Trung Quốc.

“Tấm thẻ lên tàu tuyến đô thị Cát Linh – Hà Đông nằm trong lãnh thổ Việt Nam nhưng được ghi bởi chữ Trung Quốc. Đặc biệt, nó nhấn mạnh một cách “trang trọng” bằng cách đưa chữ Trung Quốc lên trên”.

“Đoạn đường chỉ 13 km nhưng có gần 700 con người vận hành. Có thể, chính quyền lập luận đường sắt này do nhà thầu Trung Quốc thi công, đang chạy thử nên ghi cả chữ Trung Quốc. Thế tại sao không đưa tiếng Việt lên đầu và thay vào đó là Tiếng Anh thông dụng”.

“Nhìn cái thẻ, tôi chợt rùng mình khi nghĩ đến câu nói của ai đó ủng hộ Luật Đặc Khu: “Có chữ nào ghi cho Trung Quốc thuê đâu”, ông Luân viết.

TQ chỉ phát vé ‘cho người nhà’

iệt Nam, Trung Quốc

Ảnh: HOANG PHONG

Đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt (BQL) sau đó trả lời truyền thông Việt Nam rằng “sẽ có văn bản chấn chỉnh Tổng thầu”, “không để xảy ra việc tự ý gắn, đề biển sử dụng song ngữ Việt – Trung không phù hợp tại dự án”, theo ông Vũ Hồng Phương được VOV dẫn lời.

Ông Phương cho hay đây mới là thời gian chạy thử nghiệm, kéo dài 3 – 6 tháng. Trong thời gian này người dân chưa được lên tàu. Chỉ những người làm nhiệm vụ mới được lên tàu kiểm tra, vận hành.

Về phản ánh biển chỉ dẫn ở nhà ga có chữ Trung Quốc, ông Phương lý giải là do “tổng thầu cắt chữ dán lên cho dễ quan sát trong lúc vận hành thử. Đến nay, hầu hết các biển thông tin trên đã bị gỡ bỏ”.

Còn về vé đi tàu in chữ Trung Quốc, ông Phương nói là do trong ngày 11/8, phía tổng thầu phát một số thẻ “cho người nhà của họ khi tàu vận hành thử. Vì đây là khu vực và nhiệm vụ của Tổng thầu nên Ban Quản lý Dự án không can thiệp”.

Ông Phương nói tổng thầu đã “tự ý mời nhân viên và người nhà” tham gia chạy thử tàu “nhằm khích lệ, động viên tinh thần nhân viên sau thời gian thi công vừa qua”, theo Zing.vn.

“Về Quy chuẩn, tất cả các biển báo trên tuyến đường sắt sẽ sử dụng Tiếng Việt và Tiếng Anh theo quy chuẩn quốc tế hiện nay”, ông Phương cho biết thêm.

700 nhân viên/13 km đường sắt

Mới đây, đại diện BQL cho hay đã chuẩn bị gần 700 nhân sự để vận hành tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông, trong đó khoảng 200 người được đi đào tạo tại Trung Quốc.

Đường sắt Cát Linh – Hà Đông dài 13 km, gồm 12 ga đi trên cao, do chủ thầu Trung Quốc thực hiện với tổng mức đầu tư ban đầu là 552 triệu đô là từ nguồn vốn chính phủ Việt Nam và vốn vay ODA của Trung Quốc.

Ban đầu dự kiến tuyến đường hoàn thành trong 7 năm, từ 11/2008 – 11/2013 hoàn thành. Nhưng mãi đến 10/2011 dự án mới chính thức triển khai, đội vốn lên 868 triệu đô la (hơn 18.000 tỷ đồng).

Vì tăng tổng mức đầu tư, dự án phải vay thêm Ngân hàng Eximbank Trung Quốc thêm 250 triệu đô la, theo VnEconomy.

https://scontent-sin6-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/38954573_2130925537228445_4455025355433967616_n.jpg?_nc_cat=1&oh=e379be3163ca8b037443105706d4ead7&oe=5C0B80AD

BA VẤN ĐỀ LỚN TỪ MỘT CHIẾC THẺ LÊN TÀU… RẤT NHỎ – Nguyễn Quang Thiều

Nguồn: https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45167800?SThisFB

This entry was posted in Tản Mạn. Bookmark the permalink.