Sự thật về hiện tượng “cộng sản” và “Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt”

Nguyễn Hữu Đổng

Con người thật sự ai cũng coi sự thật hay công lý là điều thiêng liêng nhất. Người nào nói và làm đều không thật thì tức là người đó dối trá, thủ đoạn. Hiện tượng (khái niệm) sự thật hay sự sống con người đã từ lâu ít được các nhà khoa học xã hội trên thế giới và ở Việt Nam nghiên cứu làm rõ về thực chất và nguồn gốc hình thành.

 

Sự thật là gì?

Hiện tượng sự thật là khái niệm nói về “điều phản ánh đúng hiện tượng khách quan” hay “cái có thật”[1], tức nói tới bản chất của sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới tự nhiên và xã hội. Đối lập với bản chất của khái niệm sự thật là tính chất, tức tính từ – khái niệm đứng sau động từ. Giữa bản chất và tính chất là tồn tại thực chất, tức danh từ – hiện tượng biểu hiện “thực” hay “thật” của sự vật, hiện tượng. Theo đó, mô hình cấu trúc sự thật của sự vật, hiện tượng được biểu hiện như sau: sự thật (động từ, bản chất) – thật (danh từ, thực chất) – thật sự (tính từ, tính chất).

Từ mô hình sự thật nêu trên cho thấy, sự thật có thể được nhìn nhận là hiện tượng “bao hàm mặt đối lập”[2], đồng thời tồn tại hiện tượng thực chất cân bằng ở giữa các sự vật, hiện tượng. Mô hình cấu trúc nêu trên được coi là sự thật của sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới tự nhiên và xã hội.

Chẳng hạn, nhìn nhận, so sánh thể trạng con người, hay thể chế quốc gia với mô hình cấu trúc sự thật ta có thể nhận thấy rằng, phần dưới bụng gồm nội tạng cơ bản là dạ dày (vật chất) và đôi chân được coi như biểu tượng của kinh tế và xã hội; phần giữa ngực gồm nội tạng cơ bản là trái tim, đôi tay và cái cổ (tồn tại) được coi như biểu tượng của chính trị, nhà nước và pháp luật; phần đầu gồm nội tạng cơ bản là bộ não (ý thức), bộ mặt gắn với các giác quan được coi như biểu tượng của khoa học và văn hóa.

Hoặc nhìn nhận, so sánh thể trạng con người, hay thể chế quốc gia với các chữ số nguyên cũng cho thấy rằng, chữ số dương có thể được coi là nhà nước (phần đầu của thể trạng con người); chữ số âm được coi là xã hội (phần thân của thể trạng con người); còn chữ số 0 được coi là pháp luật (phần cổ của thể trạng con người). Tức là, pháp luật và sự thi hành pháp luật nghiêm minh trong quốc gia có vị trí, vai trò cực kỳ quan trọng. Con người sống không thể thiếu cái cổ, cũng như quốc gia tồn tại không thể không có sự thi hành pháp luật. Nói cách khác, mỗi quốc gia trong xã hội loài người đều phải có nhà nước, pháp luật và cộng đồng xã hội. Nhà nước (cá nhân) – nhóm, và xã hội (cộng đồng) – nhiều nhóm, là các mặt đối lập khách quan trong quốc gia; còn pháp luật hay pháp quyền tồn tại độc lập ở giữa một cách khách quan, có chức năng điều hòa các mâu thuẫn giữa nhà nước và xã hội, cá nhân và cộng đồng, người có quan điểm theo chủ nghĩa tư bản và theo chủ nghĩa xã hội,…. Pháp luật thật sự đúng đắn, hoàn thiện, sự thi hành pháp luật nghiêm minh là cơ sở quan trọng để quốc gia tồn tại ổn định và phát triển[3].

Tức sự thật nhìn từ góc độ ngôn ngữ, thể trạng người có thể được coi như một danh từ hoàn hảo hay con người có đầy đủ các bộ phận của cơ thể. Hoàn hảo hay đầy đủ là các hiện tượng biểu tượng cho trái đất tự quay xung quanh nó trọn một ngày đêm 24 tiếng đồng hồ; còn chưa hoàn hảo hay chưa đầy đủ là các hiện tượng biểu tượng cho trái đất quay xung quanh nó chưa trọn một ngày đêm 24 tiếng đồng hồ, chẳng hạn như mới quay được ¼ vòng, nửa vòng hay ¾ vòng,.v.v..

Sự thật về hiện tượng “cộng sản”

Cộng sản là hiện tượng có nguyên gốc là cộng đồng (số nhiều, đông đảo) do C. Mác nêu ra vào thế kỷ XIX. Điều đó có nghĩa, chủ nghĩa cộng sản chỉ là chủ nghĩa hướng tới mục tiêu “đại đồng” (tính chất), tức cộng đồng người cùng chung sống ngang “bằng nhau”, không có kẻ giàu người nghèo, bóc lột nhau trong xã hội, tự do cho mỗi cá nhân. Đây là mục tiêu cao đẹp nhìn về mặt hình thức, còn sự thật thì lúc bấy giờ, Mác đã chưa nhận thấy bản chất của cộng đồng người trong xã hội là luôn tồn tại mô hình cấu trúc dạng cân bằng: nhóm (sự thật) – cộng đồng quốc gia (thật) – cá nhân (thật sự). Tức Mác cũng như nhiều nhà triết học khác vào thế kỷ XVIII-XIX chỉ nhận thức được hiện tượng sự thật (vật chất), thật sự (ý thức), chứ chưa nhận thức được hiện tượng thật (thực chất tồn tại) ở giữa sự thật (sự vận động tuyệt đối của trái đất luôn tự quay vòng xung quanh nó) và thật sự (sự đứng im tương đối của trái đất trong quá trình quay quanh mặt trời) do hạn chế về phát triển khoa học công nghệ chưa cao lúc bấy giờ.

Từ các phân tích cho thấy, hiện tượng cộng sản cũng tương tự như thể trạng người chỉ có các bộ phận hoàn hảo là trái tim (chiếc búa) gắn với đôi tay, dạ dày (cái liềm) gắn với đôi chân, còn khiếm khuyết rất lớn ở bộ não (khoa học) cùng với các giác quan (văn hóa). Mục tiêu đại đồng của Mác đã dẫn tới các ý tưởng sở hữu “toàn dân”[4] không thật sự và các hình thái kinh tế – xã hội thiếu sự thật, tức kinh tế – xã hội phát triển chỉ biểu hiện ở hình thức (mục tiêu).

Do đó, Tuyên ngôn cộng sản và áp dụng mô hình chủ nghĩa cộng sản của V.I. Lênin sau này có thể được coi là hiện tượng cản trở sự phát triển của xã hội Nga nói riêng, xã hội loài người nói chung. Lênin là người đầu tiên áp dụng chủ nghĩa cộng sản; tuy nhiên, Lênin đã biết sự sai lầm của mình nhưng chưa kịp sửa chữa thì mất. Nhân vật biến tướng, đối lập với chủ nghĩa cộng sản là A. Hitler – nhân vật gắn với Đảng “Quốc xã” (Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa), đã gây nên thảm họa cho loài người. Sau đó, phải kể đến J.V. Stalin và Mao Trạch Đông – những người giữ vai trò hàng đầu dẫn đến nhiều tai họa cho con người.

Sự sống, con người đều xuất thân từ thế giới tự nhiên chứ không phải do chúa sinh ra, chẳng phải được mang đến từ các hành tinh xa xôi khác như một số nhà khoa học nêu ra. Con người sống đều có hai mặt, như công hay tội; tốt hay xấu; giàu hay nghèo, ác hay thiện;… nhưng nếu nhận thức được bản chất, thực chất, tính chất của sự thật, sự sống tồn tại cũng như nguồn gốc của chúng, thì mỗi con người sẽ có thể trở thành chiếc thìa khóa (quy luật, quy tắc, pháp luật, pháp quyền, thể chế…) vạn năng để có thể hóa giải mọi mâu thuẫn, bất đồng chính kiến, chiến tranh, khủng bố… giữa con người với nhau.

Sự thật hiện tượng xây dựng “Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt”

Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt được coi là một trong các chính sách quốc gia có tầm quan trọng đặc biệt của Chính phủ (đảng cầm quyền), Quốc hội Việt Nam – các tổ chức do nhân dân ủy thác ra để xây dựng, thực hiện mục tiêu phúc lợi chung là “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; tức đây là chính sách vì lợi ích quốc gia (cá nhân – nhóm và cộng đồng – nhiều nhóm). Đã là chính sách quốc gia có tầm quan trọng đặc biệt như vậy thì luật này cần phải được tổ chức trưng cầu ý dân.

Từ mô hình sự thật nêu ở phần trên cho thấy, Đảng Cộng sản Việt Nam đang “lạm quyền” của nhân dân trong xây dựng pháp luật, bởi vì “tất cả quyền lực trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều thuộc về nhân dân”[5] như Hồ Chí Minh đã khẳng định, hay “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân” như Điều 2 Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận; nhân dân bao gồm “bốn giai cấp công, nông, tiểu tư sản, tư sản dân tộc và những phần tử khác yêu nước”[6]. Thực tế (sự thực) cũng cho thấy rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam mà trước đây có tên là Đảng lao động Việt Nam, đã và đang có không ít quan điểm sai lầm về đường lối, chính sách phát triển đất nước.

Thực tế còn cho thấy, “Bộ Chính trị” – cơ quan quyền lực của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trình ra Quốc hội ý tưởng của mình xây dựng “Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt” chính là sự thể hiện của một trong những sai lầm nghiêm trọng nhất về phương thức lãnh đạo của Đảng, bởi vì, ngay khái niệm Bộ Chính trị cũng là không thể hiện sự chính danh[7]. Cách lãnh đạo của Đảng như vậy có thể được nhìn nhận là sự biểu hiện của loại hình “tham nhũng chính sách” (tham nhũng “ý thức” hệ – phi vật chất) mà những người có các giác quan thường không thể nhận thức được; khái niệm Bộ Chính trị được sử dụng trong các văn bản của Đảng, Nhà nước là thể hiện sự thiếu liêm chính học thuật.

Về thực chất, Quốc hội Việt Nam hiện nay đã không còn thể hiện sự “độc lập” khách quan trong hoạt động lập pháp!

Sự sai lầm nêu trên xuất phát từ chính Điều 4 Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định rằng: Đảng là lực lượng “lãnh đạo Nhà nước” hay Đảng lãnh đạo “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, trong khi cụm từ xã hội chủ nghĩa (tính từ) là khái niệm không rõ về bản chất (động từ), thực chất (danh từ); tức khái niệm xã hội chủ nghĩa đã bị đánh tráo[8], hay chưa chính danh; khái niệm bị đánh tráo này là không phải do chủ ý của một ai, mà là do sự “dốt nát” (giặc dốt) của con người trong thế giới tự nhiên và xã hội, mà lúc sinh thời, cả Phan Châu Trinh và Hồ Chí Minh đều cảnh báo. Khái niệm Đảng lãnh đạo Nhà nước đã không được Hồ Chí Minh nói đến. Hơn nữa, khái niệm này do Lênin nêu ra, nhưng ông đã thừa nhận sự sai lầm và đã nhắc nhở vài lần cho hậu sự phải đổi ngược lại rằng, chính bộ máy nhà nước phải “phục vụ chính trị”[9], tức Nhà nước phải phục vụ Đảng (tổ chức do dân mà có) mới đúng, vì hiện tượng lãnh đạo là muốn nói tới sự “phục vụ” hay “làm đày tớ”[10].

Thay cho kết luận

Tác giả bài viết này có vài thập kỷ nghiên cứu triết, kinh tế, luật và chính trị học nhận thấy rằng, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam hiện đang sai lầm nghiêm trọng về “cách lãnh đạo” của mình như Hồ Chí Minh đã nêu ra trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc viết năm 1947. Các đảng viên có trọng trách (trách nhiệm) trong Chính phủ, Quốc hội cần phải biết nhìn rõ sự thật, tôn trọng “quy luật lịch sử xã hội loài người”[11], nhìn rõ những sai lầm của mình về đường lối và dám thừa nhận sai lầm, sửa đổi sai lầm như Lênin và Hồ Chí Minh đã từng làm, để bản thân mình sửa đổi, nếu không chính các đại biểu Quốc hội, thành viên Chính phủ “là đày tớ” của dân lại trở thành các công dân, đảng viên “hỏng”, tức trở thành các “quan chủ” như Hồ Chí Minh đã có lần nói tới.

Khái niệm lãnh đạo của Đảng là nói tới sự tiên phong (đi đầu) về xây dựng cương lĩnh, đường lối bảo đảm sự đúng đắn chứ không phải là sự “chỉ đạo” áp đặt ý tưởng “giáo điều” của mình cho Dân tộc Việt Nam. Lãnh đạo không theo quy luật và sự thật khách quan thì sớm muộn Đảng cũng sẽ bị diệt vong. Điều đó có nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam cần phải từ bỏ “độc quyền” (một đảng cầm quyền) của mình và lãnh đạo đúng theo quy luật, để tránh cho Dân tộc Việt Nam khỏi bị diệt vong, bị đồng hóa vào các dân tộc khác.

N.H.Đ.

__________

Chú thích:

[1] Viện Ngôn ngữ học (Nxb Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học) xuất bản năm 2005, tr. 877.

[2] C. Mác và Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, t. 12, Nxb CTQG, Hà Nội, tr. 40.

[3] http://kienthuc.net.vn/giai-ma/vi-sao-so-0-duoc-ky-hieu-bang-hinh-tron-huyen-bi-673093.html

[4] https://boxitvn.blogspot.com/2017/05/ap-dung-hinh-thuc-so-huu-toan-dan-la.html

[5] Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 9, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995, tr. 590.

[6] Hồ Chí Minh, Sđd, t. 7, tr. 219.

[7], [8] Xem: http://www.viet-studies.net/kinhte/NguyenHDong_KhaiNiemDanhTrao.html

[9] V.I.Lênin, Toàn tập, t. 43, Nxb Tiến bộ, M, 1977, tr. 87, 447.

[10] Hồ Chí Minh, Sđd, t. 12, tr. 222.

[11] https://boxitvn.blogspot.com/2017/11/chu-nghia-cong-san-sai-lam-cua-lich-su.html

Tác giả gửi BVN.

This entry was posted in chủ quyền lãnh thổ, cộng sản, đặc khu, luật pháp, quốc hội, tư bản đỏ. Bookmark the permalink.