Hành trình ra Trường Sa (Kỳ 1)

Chuyến đi này đem lại tín hiệu gì? Chúng tôi đã bàn với “anh hai” xong đâu đấy cả rồi, tình nghĩa đồng chí quả là sâu nặng. Bây giờ là lúc sóng yên bể lặng đấy. Hải quân thì lên tiếng mạnh vào, còn các bạn cứ vững tâm mà đi. Đi thế mới tỏ ra mình giữ được quyền tự chủ.

Bauxite Việt Nam

1. Xuất phát

Từ 5 -14/5/2010 tôi may mắn được tham gia đoàn đại biểu thành phố Hà Nội ra thăm quần đảo Trường Sa.

Đoàn gồm đại diện của Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang, văn hóa văn nghệ của Thủ đô. Chuyến đi do Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức, ngoài đoàn chính là Hà Nội (50 người), còn có đoàn của Viện nghiên cứu Trung Quốc (Viện Khoa học xã hội Việt Nam), báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh, và một vài đoàn khác. Trưởng đoàn chung là bà Ngô Thị Doãn Thanh, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội, Phó đoàn là Chuẩn Đô đốc (Thiếu tướng) Nguyễn Văn Ninh, Phó Tư lệnh bộ đội Hải quân.

Sáng 5/5/2010 từ Hà Nội chúng tôi bay vào Cam Ranh. Đúng 17 giờ cùng ngày, chuyến đi xuất phát từ quân cảng Cam Ranh trên tàu HQ 936, sau các nghi lễ quân đội tiễn đoàn lên đường.

Bản đồ hành trình chuyến đi (Song Tử Tây, Đá Nam, Nam Yết, Sinh Tồn Đông, Cô Lin, Đá Tây, Trường Sa Lớn, Đá Lát, DK1).

Bản đồ hành trình chuyến đi (Song Tử Tây, Đá Nam, Nam Yết, Sinh Tồn Đông, Cô Lin, Đá Tây, Trường Sa Lớn, Đá Lát, DK1).

Lên tàu.

Lên tàu.

Bộ đội hải quân tiễn tàu đi.

Bộ đội hải quân tiễn tàu đi.

Chào đất liền, chúng tôi lên đường.

Chào đất liền, chúng tôi lên đường.

Cầu cho trời yên biển lặng, đi đến nơi về đến chốn.

Cầu cho trời yên biển lặng, đi đến nơi về đến chốn.

2.  Song Tử Tây

Ra khơi, đến với quần đảo Trường Sa của Tổ quốc Việt Nam. Phải sau hai đêm một ngày trên biển chúng tôi mới đến được đảo đầu tiên là Song Tử Tây.

Ra khơi, đến với quần đảo Trường Sa của Tổ quốc Việt Nam. Phải sau hai đêm một ngày trên biển chúng tôi mới đến được đảo đầu tiên là Song Tử Tây.

Sau hai đêm một ngày chạy trên biển, sáng 7/5/2010, đúng ngày kỷ niệm 55 năm thành lập binh chủng Hải quân, tàu HQ 936 buông neo, thả xuồng đưa đoàn chúng tôi vào thăm đảo đầu tiên trong chuyến đi – đảo Song Tử Tây. Nhìn thấy một dải đất hiện ra trước mặt, mọi người ai cũng cảm thấy xúc động.

Đây là Song Tử Tây, một trong những đảo lớn của quần đảo Trường Sa. Cách bên phải gần ba cây số là đảo Song Tử Đông, đứng trên tàu nhìn bằng mắt thường có thể thấy được, nhưng hiện do Philippines chiếm giữ. Ngọn hải đăng trên đảo được dựng vào tháng 10/1993, nó là hải đăng cấp 1, thuộc hệ thống bảo đảm an toàn hàng hải quốc tế.

Đây là Song Tử Tây, một trong những đảo lớn của quần đảo Trường Sa. Cách bên phải gần ba cây số là đảo Song Tử Đông, đứng trên tàu nhìn bằng mắt thường có thể thấy được, nhưng hiện do Philippines chiếm giữ. Ngọn hải đăng trên đảo được dựng vào tháng 10/1993, nó là hải đăng cấp 1, thuộc hệ thống bảo đảm an toàn hàng hải quốc tế.

Trên đảo Song Tử Tây có dân ở, nên đón đoàn cùng các chiến sĩ hải quân còn có cả phụ nữ và trẻ em.

Trên đảo Song Tử Tây có dân ở, nên đón đoàn cùng các chiến sĩ hải quân còn có cả phụ nữ và trẻ em.

Các em có trường lớp để học

Các em có trường lớp để học

Mốc chủ quyền lãnh thổ Việt Nam trên đảo Song Tử Tây.

Mốc chủ quyền lãnh thổ Việt Nam trên đảo Song Tử Tây.

Từ năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã xác lập chủ quyền lãnh thổ trên đảo.

Từ năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã xác lập chủ quyền lãnh thổ trên đảo.

Một ngôi chùa đang được xây dựng trên đảo.

Một ngôi chùa đang được xây dựng trên đảo.

 Những người lính trẻ này sắp được rời đảo và ra quân. Thay họ sẽ lại có những người lính khác ra đảo.

Những người lính trẻ này sắp được rời đảo và ra quân. Thay họ sẽ lại có những người lính khác ra đảo.

3. Đá Nam

Đảo Đá Nam

Đảo Đá Nam

Đá Nam cũng nằm trong vùng biển với Song Tử Tây. Đây là dạng đảo chìm, nghĩa là giữa biển có một bãi san hô, khi thủy triều lên thì ngập hết, thủy triều rút thì có chỗ nhô lên chút ít. Bộ đội ta dựng đồn giữ biển trên những chỗ nhô lên ấy. Mấy năm gần đây ta đã cho xây cao nền lên, tôn cao phần nhô lên giữa biển đó và xây nhà kiên cố để vững chắc thêm vọng gác tiền tiêu nơi hải đảo quê hương.

Toàn cảnh đảo Đá Nam giữa trùng khơi (nhìn từ tàu sang). Trên một khoảng diện tích nhỏ nhoi, nhưng là đất của Tổ quốc, các chiến sĩ ta sống và canh gác lãnh thổ đất nước.

Toàn cảnh đảo Đá Nam giữa trùng khơi (nhìn từ tàu sang). Trên một khoảng diện tích nhỏ nhoi, nhưng là đất của Tổ quốc, các chiến sĩ ta sống và canh gác lãnh thổ đất nước.

Bãi San Hô

Bãi San Hô

Bãi San Hô là thế này đây. Nước nhạt hơn so với nước sẫm ở vùng biển sâu phía ngoài, nhìn xuống thấy được các loại đá ở phía dưới. Tàu thả neo ở ngoài xa rồi thả xuồng chở người vào đảo.

Đảo quanh năm nắng gió và sóng biển. Một chút rau xanh thôi cũng biết bao khó nhọc. Đây là vườn rau thanh niên trên đảo: rau được trồng vào các thùng gỗ đựng đất từ bờ mang ra rồi đậy nắp che nắng.

Đảo quanh năm nắng gió và sóng biển. Một chút rau xanh thôi cũng biết bao khó nhọc. Đây là vườn rau thanh niên trên đảo: rau được trồng vào các thùng gỗ đựng đất từ bờ mang ra rồi đậy nắp che nắng.

Văn công đến với các chiến sĩ đảo (hai người đứng là thành viên của đoàn).

Văn công đến với các chiến sĩ đảo (hai người đứng là thành viên của đoàn).

Trong đoàn đi có các diễn viên của Nhà hát chèo Hà Nội, Nhà hát cải lương Hà Nội, Nhà hát ca múa nhạc Thăng Long, Nhà hát múa rối Thăng Long. Cô diễn viên đang hát cùng các chiến sĩ đây là Thúy Hằng, nhà hát chèo HN. Thúy Hằng vào vai Thị Mầu rất giòn, rất lẳng, hát cũng rất tung tẩy, tự nhiên. Tốp diễn viên ra đảo lần này quả thực đã phục vụ nhiệt tình, sôi nổi, mang lại cho các chiến sĩ đảo nhiều niềm vui, nỗi nhớ.

Nước mắt người về thương lính đảo.

Nước mắt người về thương lính đảo.

Các anh là một chấm xa vời!

Các anh là một chấm xa vời!

PXN

Nguồn: http://phamxuannguyen.vnweblogs.com/

(Còn tiếp)

This entry was posted in Hoàng Sa, Trường Sa. Bookmark the permalink.