Mặt tối của Đảng và tương lai không sáng của ĐCSVN

Anh Văn (VNTB)

ĐCSVN đang đứng trước viễn cảnh tối tăm của mình, khi bản chất tối bên trong của Đảng khiến cho Đảng đối mặt với một tương lai không hề sáng sủa.

Mặt tối của Đảng

Tác giả Yomiuri Shimbun trong một bài viết trên Japantimes đã cho thấy mặt tối của ĐCSVN qua vụ “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh. Dù có lời tự thú tại quê nhà, nhưng hành động đưa Trịnh Xuân Thanh về nước cũng khiến Việt Nam đón nhận chỉ trích mạnh từ Đức, nơi mô tả vụ bắt cóc như một “vi phạm chưa từng thấy và trắng trợn đối với pháp luật Đức và quốc tế”.

Kết quả, một nhân viên ĐSQ Việt Nam bị tống khứ về nước, một nhân viên công lực gốc Việt làm trong vấn đề di trú bị cho thôi việc, và Bộ trưởng Ngoại giao Đức Sigmar Gabriel đã mô tả phương pháp bắt cóc như một bộ phim gián điệp thời Chiến tranh Lạnh.

Một nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam khi so sánh tình hình trong nước với Trung Quốc đã cho biết, không giống như Trung Quốc, sự đàn áp ở Việt Nam diễn ra từ từ hơn nhiều, bất kể trường hợp nào. Tuy nhiên, có vẻ điều đó không còn hiện diện trong thời gian gần đây.

Nhiều nhà hoạt động cho rằng, “đàn áp thô bạo hơn” đến từ sự kiện ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống. Tuy nhiên, xu hướng này không rõ rệt. Reuters cho biết, 15 nhà hoạt động đã bị bắt giữ tại Việt Nam trong năm nay, tính đến đầu tháng 8 – tức tăng vọt trong những năm gần đây.

Việt Nam cũng đã thắt chặt kiểm soát internet, một nền tảng được coi là “chống lại Nhà nước”, gắn với lan truyền “thông tin sai sự thật”. Các nhà hoạt động tin rằng, mục đích thực tế nằm trong việc kiềm chế sự chỉ trích chế độ.

Tác giả cho rằng, nếu được hỏi về điều gì ưa thích nhất ở Việt Nam, tác giả sẽ không ngần ngại trả lời trên cơ sở lời của Hồ Chí Minh – “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Nhưng hiện trạng cho thấy, Việt Nam đã không xem xét điều đó, và sẵn sàng sử dụng vũ lực để ngăn chặn những lời chỉ trích chống lại Đảng và Chính phủ.

Tương lai tối của Đảng

Việt Nam đã chứng kiến nhiều cuộc biểu tình trên toàn quốc trong những năm gần đây liên quan đến hoạt động gìn giữ môi trường, theo Atimes.

Từ năm 2000, đã có những cuộc biểu thị liên quan đến vấn đề Bauxite Tây Nguyên, mà người ủng hộ có cả Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Ông bày tỏ dự án sẽ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, làm tổn hại môi trường thiên nhiên và cộng đồng người dân tộc thiểu số.

Từ đó đến nay, nhiều phản ứng liên quan đến môi trường và dân sinh nổ ra. Đỉnh điểm là vụ Formosa thải xả chất độc ra môi trường biển, khiến 200km bờ biển miền Trung bị tổn hại. Đây được xem như là một “thảm họa môi trường”, và hình thành các cuộc biểu tình dài với số lượng đông người trong hơn bốn thập kỷ gần đây.

“Trường hợp Formosa cho thấy, Chính phủ Việt Nam tham nhũng, bất tài và có thể ‘mua chuộc’ được bằng lợi ích nước ngoài”, Vũ Tường – Gs Khoa học Chính trị tại ĐH Oregon cho biết.

Ông Huỳnh Ngọc Chênh – một nhà báo độc lập dự đoán, chế độ đẫ đạt đến một “điểm chết”. Theo đó, trong khi Chính phủ vật lộn để duy trì trật tự theo hàm ý của họ, thì các nhà hoạt động đã trở nên táo bạo hơn và có sự kết nối tốt hơn qua mạng xã hội. Một liên minh đoàn kết chống lại sự hủy hoại môi trường đang hình thành.

Tất cả mọi người đều bị ảnh hưởng, vì thế, một người nông dân/ lao động nông thôn cũng đến thành phố để tìm học các khóa đào tạo dân sự – xã hội và tham gia biểu đạt chính kiến ngoài đường phố.

Vấn đề môi trường khiến cho Chính phủ Việt Nam trở nên khốn đốn hơn, và dường như họ vẫn đang “vật lộn” đúng nghĩa. The Economist trong một bài viết cho biết, trong khi Bắc Kinh đã đóng cửa các nhà máy và hạn chế sử dụng xe cá nhân thì tại Hà Nội, chính quyền vẫn phải vật lộn để ngắn chặn đậu đỗ xe lung tung trên vỉa hè.

Trở lại với môi trường, môi trường đã trở thành một cao điểm thu hút nhiều người dân, và làm thay đổi cảnh quan chính trị theo hai cách quan trọng, theo nhiều nhà phân tích cho biết. Trong đó, Chính phủ sẽ cho thấy sự bất lực của mình trong sự ô nhiễm đang gia tăng ở các khu vực trong nước, có cả Sài Gòn lẫn Hà Nội. Và vì thế, một phong trào môi trường trên diện rộng có thể được duy trì.

Nó có thể là cơn ác mộng đối với nhà cầm quyền Việt Nam? Có! Ít nhất là Hà Nội đang tìm mọi cách làm suy yếu phong trào đòi hỏi dân sinh, dân chủ trong nước. Mà gần nhất là việc tiến hành bắt giữ và kết án hàng loạt nhà hoạt động, sử dụng côn đồ để tấn công họ.

Môi trường, theo như học giả Vũ Tường, đã đưa chính trị lên một mức cao hơn, và trở thành một điều kiện để cho những nhà hoạt động phê phán Chính phủ trực diện hơn, táo bạo hơn.

Họ đang thách thức Chính phủ Việt Nam.

Chính phủ ứng phó thế nào? Sẽ rất khó khăn nếu không nói bế tắc khi phong trào đang mở rộng hơn và có sự lan tỏa hơn nhờ mạng xã hội.

Trong một bài viết trên báo Vnexpress, tác giả Dien Luong cho hay, mạng xã hội đang có những tác động hữu hình đối với Chính sách của Chính phủ Việt và gây cho Chính phủ Việt những “phiền toái” không hề nhỏ. Từ vụ biểu tình cây xanh Hà Nội 2015 cho đến tác động tìm kiếm cứu lấy hang động Sơn Đoòng.

Tuy nhiên, Việt Nam hoàn toàn không có cơ hội để chặn mạng xã hội như Facebook lại như cách Trung Quốc đã tiến hành. Bởi kinh phí và điều kiện hoàn toàn không cho phép.

Và những thách thức tối đối với Chính phủ Việt Nam vì thế vẫn còn dài.

A.V.

VNTB gửi BVN.

This entry was posted in Đảng CSVN. Bookmark the permalink.