Khi người ta nói dối

FB Thơ Phương

Có nơi nào trên thế giới như Việt Nam người ta thô bạo như vậy không nhỉ, đó là GDP quý I đạt mức 5,15%, trong khi GDP quý II chưa hết quý đã đạt mức tăng khá ẩn tượng theo chỉ tiêu đề ra là đúng con số 6,17%, và mới đây ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt ra mục tiêu chốt sổ là GDP còn lại của 2 quý nữa (6 tháng cuối năm) phải tăng 7,42% đúng mục tiêu về đích chênh nhau con số 6,8% theo chỉ tiêu đề ra.

Nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài, nợ xấu cũng đặt chỉ tiêu đề ra, nhưng vế bên kia là đặt mục tiêu tăng cung tiền, tăng trưởng tín dụng theo đúng chỉ tiêu đề ra với con số cao chót vót, tức là đang làm tăng tiền vào kinh tế, là tạo ra nợ chỉ có tăng chứ không giảm thì làm sao mà nói giảm nợ được.

Về nợ xấu thì còn mỉa mai hơn là “không dùng ngân sách giải quyết nợ xấu”. Thậm chí trước đây người ta còn tuyên bố mua nợ xấu có lời chứ không bị lỗ. Trên thế giới, tôi chưa từng nghe có cái nghiệp vụ nào mua nợ xấu mà có lời hay huề vốn cả. Khi nói đến nợ xấu thì có cụm từ “nợ xấu khó đòi và sẽ mất”, là chỉ có bị lỗ vốn chứ không thể thu hồi được vốn, và ngân sách nhà nước phải rót ra cứu các món nợ xấu độc hại ấy. Một ví dụ của sự dối trá là các dự án của các “quả đấm thép vina” thua lỗ cả “nghìn tỉ”, mà trong đó các khoản vay ngân hàng rót ra là rất lớn thì làm sao mà đòi được nợ, làm sao mà nói có lời. Nhà nước Việt Nam phải hoặc bơm vốn vào đó để cứu nó, hoặc bán đi với giá trị thấp hơn giá trị thị trường. Chẳng lẽ đòi bán giá cao hơn hay bằng giá ban đầu? Nếu bán như vậy thì mấy cái dự án nghìn tỉ kia đâu có bị lỗ vốn? Đúng là dối trá quá mức đến thô bỉ.

Chuyện quái đản nữa là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành lập VAMC (Công ty Quản lí tài sản) vốn liếng chỉ dăm tỉ bạc mà đòi mua nợ đến cả con số trăm ngàn tỉ cho đến triệu tỉ, giống như VAMC chỉ có một li nước quá ít mà đòi dập tắt cả một ngọn núi lửa đang cháy thì quả là vĩ đại và dối trá. Đó là bởi vì VAMC nhiều lần gửi hồ sơ mua nợ cho thị trường quốc tế, người ta đọc xong rồi im hơi, không hồi âm lại thì đúng là nhục mặt. Đó là bởi vì họ lí luận trái phiếu VAMC phát hành có bảo đảm, gọi là “trái phiếu đặc biệt” thì lại nhảm nhí và lươn lẹo để đánh lừa thị trường. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và VAMC như là trẻ con, nghĩ dễ đánh lừa được các nhà đầu tư nước ngoài hay người dân trong nước. Ngay cả quốc trái do Chính phủ Việt Nam phát hành còn nằm trong diện trái phiếu rác thì trái phiếu đặc biệt của VAMC là trái phiếu gì?

Hãy nhớ rằng xưa kia Thailand, Hàn Quốc hay cả TQ khi giải quyết nợ xấu, nếu bỏ ra 10 đồng mà thu hồi được 4-6 đồng thôi là may mắn lăm rồi. Việc mua nợ thì nhà nước Việt Nam phải thông qua VAMC và trả cho ngân hàng với giá trị mua nợ thấp hơn tài tản cho vay và chấp nhận khoản lỗ chứ không thể lời được. Trung Quốc giải quyết nợ xấu, nếu như Bắc Kinh bỏ ra 700 tỉ đô thì họ chỉ đòi được cao lắm là 400 tỉ. Vào các năm 1999-2000, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC), Ủy ban Điều tiết Ngân hàng Trung Quốc (CBRC) và Bộ Tài chính (MOF) phối hợp mua nợ xấu độc hại của Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC), Ngân hàng Trung Quốc (BOC), Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB), Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (EIBC)… như đã nói ở trên. Năm 2016 cũng vậy, Trung Quốc cũng đã chịu lỗ đến 370 tỉ đô để giải quyết dứt điểm các ngân hàng đó, vốn được những người hay lạc quan cho là các ngân hàng lớn nhất thế giới, vì nếu để chúng sập là giật sập luôn cả chế độ Bắc Kinh.

Ôi thôi, Việt Nam cũng không khá mấy! Tôi nghi ngờ là họ vẫn hàng ngày bơm vốn ngân sách cho những ông kẹ mắc nợ xấu như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp (Agribank)… vì những tượng đài này mà sập thì nó giật sập luôn cả chế độ Việt Nam. Thực tế hàng ngày nhà nước Việt Nam đang rót tiền từ ngân sách để châm vốn vào đó. Âu châu cũng vậy, họ giải quyết các ngân hàng quá lớn để không cho chúng sập thì ngân sách cũng phải chi ra chịu lỗ một chút. Đừng dối trá làm gì nữa!

T.P

Nguồn: https://www.facebook.com/groups/193292901105002/permalink/385524541881836/

This entry was posted in kinh tế. Bookmark the permalink.