Công bố đột phá về “sự sống nhân tạo”

Tế bào nhân tạo trông giống hệt tế bào tự nhiên.

Tế bào nhân tạo trông giống hệt tế bào tự nhiên.

Dè dặt mấy lời bàn

Bản tin dưới đây công bố công trình nghiên cứu mới, đồng thời cũng nói tới hai ý kiến trái chiều về lợi và hại của công trình đó.

Nhưng còn một điều khác có thể bạn không để ý.  Sau khi nói “Các nhà khoa học đã thành công trong việc làm ra tế bào sống nhân tạo đầu tiên” bản tin thêm như sau: “Các nhà nghiên cứu đã tạo được vi khuẩn tạo gene để cấy vào một tế bào chủ vi khuẩn này được DNA nhân tạo “điều khiển”.

Điều thứ hai này thực sự đáng gờm! Gờm vì sức mạnh của thông tin di truyền trong DNA “cái cấu trúc của sự sống bất ngờ hơn cả, một hệ thống phúc tạp không thể tưởng tượng nổi…” (lời Gene Meyers, một trong những chuyên gia đã tìm ra bản đồ gene người).

Cái gene ấy, nó như thế này: DNA chứa trong một tế bào người có thể ghi lại đầy một nghìn trang sách bách khoa thư. Một đời người, ta cũng không đọc xong các thông tin của bản thân ta. Ngày nào cũng suốt 24 giờ ngồi đọc thông tin trong DNA của mình, thì mất 100 năm để hoàn thành công việc…

Còn điều này cũng thú vị: với việc tạo ra được DNA như vậy, từ nay sẽ càng thấy rõ việc chữa bách bệnh, việc “cải tạo” một thực thể sống nào đó, sẽ được tiến hành từ bên trong ra chứ không phải như chuyện xoa dầu cù-là từ bên ngoài.

Những ai kiêu căng tự nhận mình là trí tuệ thời đại, trí tuệ dân tộc, xin hãy khiêm nhường đọc bản tin và ngẫm nghĩ về mặt triết học của công trình tế bào nhân tạo. Chuyện này khó, không chứa đựng trong vài ba khẩu hiệu hô đã quen mồm đâu.

Xin tạm dừng ở đây.

Phạm Toàn

Các khoa học gia tại Hoa Kỳ đã thành công trong việc phát triển tế bào sống nhân tạo đầu tiên.

Các nghiên cứu gia đã xây dựng được vi khuẩn “phần mềm tạo gene” và cấy nó vào một tế bào chủ.

Vi khuẩn này sẽ có hình thức và cách hoạt động giống các vi khuẩn được DNA nhân tạo “điều khiển”.

Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Science và được ca tụng là một cột mốc khoa học quan trọng.

Tuy nhiên, những người chỉ trích nói mô hình này tiềm ẩn những nguy hại.

Các nghiên cứu gia hy vọng cuối cùng sẽ tạo được các tế bào vi khuẩn có khả năng chữa bệnh, tạo nhiên liệu hay thậm chí hấp thụ được khí thải nhà kính.

Nếu quý vị đưa các sinh vật, thành tố mới vào môi trường thì quý vị rất có thể đã gây hại nhiều hơn đem lại lợi ích.

Tiến sỹ Helen Wallace, Genewatch UK

Nhóm nghiên cứu do Tiến Sỹ Craig Venter của Học viện J Craig Venter Institute (JCVI) tại Maryland và California dẫn dắt.

Ông cùng các đồng nghiệp trước đó đã tạo được một bộ gene vi khuẩn nhân tạo và cấy bộ gene của một loại vi khuẩn này vào trong một vi khuẩn khác.

Nay các khoa học gia kết hợp cả hai biện pháp lại với nhau, tạo ra cái mà họ gọi là “tế bào nhân tạo” tuy chỉ có bộ gene của tế bào mới thực sự là sản phẩm nhân tạo.

Các nhà nghiên cứu sao chép bộ gene vi khuẩn sẵn có, xếp nối mã gene của nó rồi sử dụng “máy nhân tạo” để tạo bản sao nhờ phương pháp hóa học.

“Cuộc cách mạng công nghiệp mới”

Tiến sỹ Venter cùng các đồng nghiệp hy vọng rồi đây họ sẽ cho ra được các vi khuẩn mới, phục vụ các mục đích hữu ích.

Tiến sỹ Venter cùng các đồng nghiệp hy vọng rồi đây họ sẽ cho ra được các vi khuẩn mới, phục vụ các mục đích hữu ích.

Họ nói sẵn sàng hợp tác với các hãng dược phẩm và các hãng năng lượng để thiết kế, phát triển các nhiễm sắc thể vi khuẩn có thể tạo ra năng lượng hữu ích và các vaccine chữa bệnh mới.

Tiến sỹ Venter nói ông cùng các đồng nghiệp sẵn sàng hợp tác với các hãng dược phẩm và năng lượng.

Tuy nhiên, phe chỉ trích nói các lợi ích có thể có từ việc này thực ra đã được thổi phồng.

Tiến sỹ Helen Wallace từ Genewatch UK, một tổ chức chuyên giám sát các hoạt động phát triển công nghệ gene, nói với BBC News rằng vi khuẩn nhân tạo có thể sẽ nguy hiểm.

Bà nói: “Nếu quý vị đưa các sinh vật, thành tố mới vào môi trường thì quý vị rất có thể đã gây hại nhiều hơn đem lại lợi ích”.

“Với việc đưa chúng vào các khu vực ô nhiễm [để mong chúng dọn sạch] thì thực ra quý vị đang đưa vào một loại ô nhiễm mới”.

“Chúng ta không biết là các sinh vật đó sẽ hoạt động ra sao trong môi trường”.

Tiến sỹ Gos Micklem, khoa học gia chuyên nghiên cứu về gene từ Trường đại học Cambridge nói kết quả này “không nghi ngờ gì, chính là một mốc to lớn” trong công tác nghiên cứu.

Nhưng ông nói: “Hiện đã có những công nghệ đơn giản, tiết kiệm chi phí và đã được nghiên cứu thấu đáo về gene. Do đó, vào lúc này, cách tiếp cận mới ít có khả năng thay thế các biện pháp đã có trong ngành nghiên cứu gene”.

Các tranh cãi quanh vấn đề đạo đức của việc cho ra đời sự sống nhân tạo vẫn đang tiếp diễn.

Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/05/100521_artificial_life.shtml

This entry was posted in Thư Giãn Cuối Tuần. Bookmark the permalink.