Một buổi thắp nến cầu nguyện cho Đặng Xuân Diệu và các tù nhân lương tâm
Châu Âu đang trở thành thị trường mới… xuất khẩu tù nhân chính trị Việt Nam!?
Gia đình tù nhân Đặng Xuân Diệu vừa cho hay, Diệu sẽ bay thẳng qua Paris, Pháp đi từ trại giam Xuyên Mộc lên Tân Sơn Nhất vào hôm nay 12.1, theo diện chữa bệnh!…
Phanxicô Xavie Đặng Xuân Diệu (1979) là kỹ sư xây dựng, Giám đốc Công Ty CP Xây dựng công trình Tiến Thành, từng ký tên chống việc khai thác bauxite Tây Nguyên, biểu tình chống Trung Quốc, v.v. Diệu bị bắt 2011 và ra tòa 2013 trong vụ xét xử 14 thanh niên Công giáo, anh bị cáo buộc tội danh tham gia tổ chức Việt Tân hoạt động “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 BLHS. Ban Công lý và Hòa bình Giáo phận Vinh từng ra tuyên bố khẳng định các thanh niên Công giáo bị bắt giữ sai pháp luật và theo kiểu xã hội đen.
Diệu là người chịu án nặng nhất, 13 năm tù + quản thúc 5 năm sau khi mãn hạn.
Những năm gần đây, sức khỏe Diệu suy yếu trầm trọng sau nhiều lần tuyệt thực phản đối bản án, phản đối việc không được sự trợ giúp của luật sư, việc ngược đãi trong tù, v.v. Các tổ chức quốc tế bảo vệ nhân quyền nhiều lần lên tiếng yêu cầu chính phủ Việt Nam trả tự do cho các thanh niên Công giáo. Một số nhà hoạt động cũng tiếp xúc với các đại sứ quán Canada, Úc, Na Uy, Thụy Sĩ ở Hà Nội vận động sự ủng hộ. Vấn đề của Diệu còn được sự quan tâm đặc biệt của Liên minh châu Âu (EU).
Không đợi tới khi ông Trump đắc cử, mà từ nhiệm kỳ mới của tướng công an Tô Lâm, vấn đề xuất khẩu tù nhân chính trị đã được xem xét lại theo chủ trương không thỏa hiệp!
Tuy nhiên, theo nhận định của một nhà hoạt động. Việc vuột mất TPP, thì Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là một cứu cánh.
EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2, chỉ sau Mỹ một tí!
EVFTA cùng với TPP là hai Hiệp định thương mại tự do có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay. Mặc dù đã được ký kết từ tháng 12.2015, nhưng để chính thức có hiệu lực (dự kiến là đầu 2018), hiệp định còn chờ các bước rà soát pháp lý kỹ thuật trước khi chuyển sang thủ tục phê chuẩn bởi Quốc Hội Việt Nam và Nghị viện Châu Âu. Nếu được thông qua, EVFTA sẽ giúp xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng 30-40% và nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường này tăng 25-35%
Trong thời gian này, rất có thể Việt Nam sẽ chấp nhận nhượng bộ một số đòi hỏi về nhân quyền và cải cách tư pháp từ EU để đảm bảo tiến trình không bị trì hoãn. Việc thả anh Diệu cần được nhìn nhận trong bối cảnh này!
Châu Âu đang trở thành thị trường mới… xuất khẩu tù nhân chính trị Việt Nam!?
Bị bắt hôm 30/7/2011, ông là một trong 14 bị cáo bị Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An kết án tù hồi 1/2013 với tội danh Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự.Tin cho hay, tù nhân Đặng Xuân Diệu, một trong những ‘thanh niên Công giáo’, được đưa từ trại giam Xuyên Mộc đến sân bay Tân Sơn Nhất để đi Pháp ‘chữa bệnh’ hôm 12/1.
Đặng Xuân Diệu, 37 tuổi, bị án 13 năm tù giam và 5 năm quản chế tại địa phương.
Ông và các bị cáo bị buộc tội hoạt động cho đảng Việt Tân mà chính quyền trong nước liệt vào dạng tổ chức khủng bố.
Nguồn tin của BBC cho hay chuyến bay của ông Diệu cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất lúc 23:40 hôm 12/1.
Cùng ngày, trả lời BBC từ Nghệ An, ông Đặng Xuân Hà, anh ruột của Đặng Xuân Diệu nói: “Gia đình vui mừng vì Diệu đã ra khỏi nhà tù cộng sản”.
“Tuy vậy, có một nỗi buồn là mẹ tôi 70 tuổi, muốn gặp con trai trước khi nó đi mà không được”.
“Lúc 10:00 hôm nay công an gọi điện nói cho phép gia đình gặp Diệu tại trại giam Xuyên Mộc vào lúc 11:00 thì không có cách nào để người nhà từ Nghệ An vào kịp”.
‘Khoan hồng’
“Phía EU đã gọi điện báo trước cho gia đình từ cách đây một tháng nhưng không nói lý do”.
“Còn phía công an Nghệ An thì bảo gia đình rằng đây là sự khoan hồng”.
Ông Hà nói thêm: “Trong gần 5 năm rưỡi bị giam cầm mà Diệu không mắc bệnh mới là chuyện lạ”.
“Gia đình lo ngại Diệu mắc các bệnh thần kinh, dạ dày”.
Ông cũng cho hay là trong thời gian Diệu bị tù, gia đình không được gặp mặt hoặc nhận thư từ Diệu, mà chỉ có thể gửi đồ tiếp tế.
“Trước khi bị giam ở Xuyên Mộc, Diệu đã bị chuyển trại từ TP Hồ Chí Minh, đến Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa”, ông Hà nói với BBC.
Hôm 12/1, nhà hoạt động Paulus Lê Văn Sơn, cựu tù nhân cũng trong vụ ‘thanh niên Công giáo’ nói với BBC từ TP Hồ Chí Minh: “Tôi vui mừng khi thấy Đặng Xuân Diệu là người thứ 12 trong vụ 14 ‘thanh niên Công giáo’ được ra tù”. [Hai người tù còn lại là Hồ Đức Hòa đang chịu án 13 năm, Nguyễn Đặng Minh Mẫn – 8 năm].
“Cùng đồng hành với Diệu từ năm 2009, tôi nhận thấy anh ấy là người có phẩm chất, lòng yêu nước mãnh liệt”.
“Diệu từng nói với tôi trước khi cả hai vào tù rằng nếu có thể thì người đấu tranh nên ở lại Việt Nam, còn nếu điều kiện không cho phép thì ở bất cứ nơi đâu cũng có thể hoạt động được miễn là mình có lý tưởng”.