“Khi chúng ta nhìn vào Viện Bảo tàng Cố Cung này, những gì nó nhắc nhở chúng ta không phải là những thứ bên trong mà là những chuyện xảy ra bên ngoài vào năm 1989, khi xe tăng lăn bánh vào Quảng trường Thiên An Môn, khi Quân đội Giải phóng Nhân dân bắn vào chính người dân của mình,” ông Lee nói. Ông trước đây từng là nhà lập pháp và là người tổ chức những buổi thắp nến tưởng niệm hàng năm.
… Hong Kong được cai trị theo công thức “một quốc gia, hai chế độ” cho lãnh thổ này những quyền tự do rộng rãi mà Trung Quốc đại lục không được hưởng, bao gồm quyền tổ chức những buổi thắp nến tưởng niệm vụ đàn áp Thiên An Môn.
Tư liệu- Người dân Hong Kong thắp nến tưởng niệm những người đã chết trong cuộc thảm sát Thiên An Môn.
Những nhà hoạt động dân chủ Hong Kong ngày 9/1 tuyên bố sẽ tưởng niệm cuộc đàn áp đẫm máu của Trung Quốc nhắm vào những cuộc biểu tình do học sinh sinh viên lãnh đạo vào năm 1989 tại một viện bảo tàng gây tranh cãi vì kế hoạch trưng bày những bảo vật quốc gia từ Viện Bảo tàng Cố Cung của Bắc Kinh.
Viện bảo tàng Văn hóa Cố Cung Hong Kong cuối tháng 12 được loan báo sẽ là một trong những nơi tham gia hoạt động kỷ niệm 20 năm ngày thuộc địa cũ này của Anh được trao trả cho Trung Quốc. Đây là diễn biến mới nhất khơi lên căng thẳng giữa hai phe ủng hộ và chống đối Bắc Kinh.
Lee Cheuk-yan thuộc Liên minh Ủng hộ Những Phong trào Dân chủ Yêu nước Hong Kong cho biết ông có ý định tổ chức những hoạt động xung quanh viện bảo tàng này để nhắc nhở mọi người về những sự kiện bên ngoài những bức tường của Tử Cấm Thành vào ngày 4 tháng 6 năm 1989.
“Khi chúng ta nhìn vào Viện Bảo tàng Cố Cung này, những gì nó nhắc nhở chúng ta không phải là những thứ bên trong mà là những chuyện xảy ra bên ngoài vào năm 1989, khi xe tăng lăn bánh vào Quảng trường Thiên An Môn, khi Quân đội Giải phóng Nhân dân bắn vào chính người dân của mình,” ông Lee nói. Ông trước đây từng là nhà lập pháp và là người tổ chức những buổi thắp nến tưởng niệm hàng năm.
“Chúng tôi sẽ cố gắng biến Bảo tàng Cố Cung này thành Viện Bảo tàng 4 tháng 6,” ông nói thêm.
Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn cấm nhắc tới biến cố ngày 4 tháng 6 năm 1989, khi mà những cuộc biểu tình làm tắc nghẽn Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh và lan sang những thành phố khác. Chính phủ chưa bao giờ chính thức công bố số người chết trong cuộc đàn áp, nhưng ước tính từ những nhóm nhân quyền và nhân chứng cho biết con số này dao động từ vài trăm tới vài ngàn.
Hong Kong được cai trị theo công thức “một quốc gia, hai chế độ” cho lãnh thổ này những quyền tự do rộng rãi mà Trung Quốc đại lục không được hưởng, bao gồm quyền tổ chức những buổi thắp nến tưởng niệm vụ đàn áp Thiên An Môn.
Nguồn: http://www.voatiengviet.com/a/tuong-niem-bien-co-thien-an-mon-tai-hong-kong/3669862.html