Xuất cảng Chủ nghĩa Độc đoán

(Exporting Authoritarianism)

Richard Bernstein

Nguyễn Chính Đại dịch

Wall Street Journal – 3 tháng 1 năm 2017

clip_image001

Trong nhiều thập niên, chủ nghĩa tư bản được mong đợi sẽ làm cho Trung Hoa giống Tây Phương hơn. Có cái gì đó ngược lại đang xảy ra.

Một trong những chuyện mỉa mai nhất của lịch sử gần đây là Trung Hoa sẽ gần như chắc chắn dân chủ hơn và tuân theo các giá trị của Tây Phương nếu những cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ rầm rộ ở Thiên An Môn, Bắc Kinh vào năm 1989 không bao giờ xảy ra – hay, ít nhất, nếu những người biểu tình trở lại trường học trước khi các lãnh tụ Cộng sản nghiền nát phong trào của họ bằng xe tăng và súng tự động. Việc đó đã trực tiếp đưa đến việc hạ bệ một lãnh tụ cấp tiến táo bạo chưa từng thấy khỏi vị trí chóp bu trong thứ bậc của Đảng Cộng sản Trung Hoa, Tổng bí thư đảng Triệu Tử Dương. Ông bị quản thúc tại gia và khả năng cải tổ dân chủ cũng bị nhốt chung với ông.

clip_image002

Đặng Tiểu Bình và Triệu Tử Dương [Ảnh: Internet]

Ngày đàn áp, 4 tháng 6 năm 1989, trong cảm giác này, đánh dấu một tầm quan trọng quyết định cho lịch sử lâu dài của Trung Hoa. Nhưng chuyên viên người Sweden về Trung Hoa Johan Lagerkvist đi xa hơn trong “Hồi tưởng Thiên An Môn: Sự thật hiển nhiên về Trật tự Thế giới Tự do Bành trướng (Tiananmen Redux: The Hard Truth about the Expanded Neoliberal Worl Order)”. Đối với Lagerkvist, Thiên An Môn không chỉ là đưởng phân thủy trong lịch sử Trung Hoa mà còn của thế giới, ảnh hưởng vĩnh viễn của nó quan trọng hơn những gì xảy ra cùng thời khi Bức tường Bá Linh sụp đổ và sự tan rã của Liên Xô. Nền tảng của lập luận của ông là: Kết cuộc đầy bạo lực của những cuộc biểu tình ở Thiên An Môn làm cho việc gì đó nghiêm trọng thêm chính là việc nhổ tận gốc bất cứ sự chống đối nào đối với uy quyền của nhà nước độc đảng. Nó cũng cho phéo lãnh tụ tối cao Đặng Tiểu Bình tăng tốc trong việc biến đổi Trung Hoa từ một quốc gia theo chủ nghĩa Mao nghèo đói thành một quốc gia tư bản giàu có và hùng mạnh. Cái quan trọng nhất trong sự sắp xếp của Ông Lagerkvist là Thiên An Môn đã cho phép một ông Đặng 84 tuổi làm áp lực với các đồng lãnh tụ rụt rè trong đảng của ông trong một chương trình kinh tế tự do, một thứ chủ nghĩa tư bản dã man với đồng lương thấp, làm giảm các lợi ích xã hội và tạo nên cách biệt giữa người giàu và người nghèo. Vì thế, tất cả những điều xấu của toàn cầu hóa được được quảng bá rộng rãi bắt nguồn cho quyết định của Trung Hoa chạy theo sự tăng trưởng kinh tế nhanh bằng mọi giá.

clip_image004

Biểu tình ở Thiên An Môn [Ảnh: Internet]

Điều này sanh ra chuyện mỉa mai khác. Trong nhiều thập niên, sự hy vọng và mong đợi lan rộng bên ngoài Trung Hoa cho rằng chủ nghĩa tư bản sẽ làm cho quốc gia này giống chúng ta hơn. Như Ông Lagerkvist cho thấy, cái gì đó ngược lại đã thật sự xảy ra. Thay vì Trung Hoa bị Tây Phương hóa, Tây Phương đang bị Trung Hoa hóa. Ông viết, “Đó là điều khinh suất khi bỏ qua sự kiện là thế giới, quả thật, có thể trở nên độc đoán hơn và có tinh thần quốc gia địa phương mặc dù, hay chính xác là vì, những ảnh hưởng của toàn cầu hóa tự do thương mại”.

Rất khó để tưởng tượng một viễn cảnh bi quan và lo sợ hơn, nhưng nó có vững chắc không? Và tất cả những điều này có phải xảy ra vì thảm kịch Thiên An Môn? Phân nửa cuốn sách của Ông Lagerkvist bao gồm lịch sử đầy chi tiết say mê của sự kiện Thiên An Môn 1989, ám ảnh người đọc về những gì đã xảy ra. Các thủ lãnh sinh viên đã không hiểu rằng việc họ từ chối chấm dứt phong trào trước khi các xe tăng đến nơi đã tạo thuận lợi cho những kẻ giáo điều và gây phương hại chết người cho Triệu. Và chính Tổng bí thư đảng cũng bị lèo lái bởi Lý Bằng, xuất hiện như một người hung ác đầy mánh khóe và dối trá ở đàng sau cuộc đàn áp.

clip_image006

Lý Bằng [Ảnh: Internet]

Hậu quả trầm trọng theo kiểu Lenin trong bản chất. Trong khi Tây Phương chờ đợi Trung Hoa trở nên cởi mở và dân chủ hơn, một quốc gia trong đó nhà nước kiểm soát cuộc sống của người dân (Orwellian state) được hình thành ở Trung Hoa, kể cả cái mà tác giả Louisa Lim gọi một cách thông minh là “Cộng hòa nhân dân hay quên (People’s Republic of Amnesia)” – việc đàn áp ký ức của công chúng về Thiên An Môn, Vạn Lý Tường lửa, việc xóa bỏ cái khái niệm cho rằng có một sự thật bên ngoài sự kiểm soát của đảng. Bất cứ khao khát nào cho tự do cá nhân đều được chuyển hướng mạnh mẽ vào khao khát làm giàu cá nhân. Ông Lagerkvist nói, “Tự do dường như chỉ đạt được qua việc tiêu thụ hàng nhập cảng độc quyền”.

clip_image008

Sinh viên chặn đường xe tăng ở Thiên An Môn [Ảnh: Internet]

Ông Lagerkvist xem tầm quan trọng trong trứng nước của Thiên An Môn như một vấn đề niềm tin, nói và lặp lại trong quyển sách mang tiếng xấu vì sự lặp đi lặp lại – và vì phẩm chất quanh co với khá nhiều cú pháp vụng về và lỗi chính tả. Không cần tất cả các sự kiện phù hợp với cái thật sự là một lý thuyết. Thí dụ, Ông Lagerkvist nhắc đến sự chống đối của một số lãnh tụ lão thành của đảng đối với chương trình cải tổ của Đặng và khẳng định rằng Thiên An Môn khiến cho sự chống đối hình thành và giúp cho Đặng vượt qua – nhưng không có bằng chứng cho bất cứ khẳng định nào của ông.

clip_image010

Tượng Nữ thần Dân chủ ở Thiên An Môn [Ảnh: Internet]

Những câu hỏi tương tự được nêu lên khi Ông Lagerkvist nói đến các ảnh hưởng của tất cả những cái này đối với Tây Phương, nhất là tranh luận của ông cho rằng chủ nghĩa tự do và bình đẳng (liberalism) của Tây Phương đã đổi hướng sang độc đoán vì thảm sát năm 1989 ở Trung Hoa. Rằng việc Tây Phương đổi hướng như vậy có thể tranh cãi, rằng nó do Thiên An Môn nhiều hơn. Ông Lagerkvist trích dẫn hồ sơ theo dõi điện thoại công dân Mỹ của NSA để minh chứng việc làm thế nào “các nước Tây Phương nay có tội cho cùng tội của những chế độ độc tài chối bỏ những giá trị [của Tây Phương]”. Ông có quyền với cái khái niệm căn bản đó, nhưng ông không cung cấp những lý do thuyết phục để tin rằng chương trình của NSA không làm được gì nhiều với những ảnh hưởng bất chính của “trật tự thế giới kinh tế tự do bành trướng”.

Nhưng Ông Lavervist đúng vì “một ngọn gió độc đoán đang thổi qua thế giới”, và rằng nó phát xuất từ Trung Hoa. Tây Phương không bị hủy diệt như ông nghĩ, nhưng những tổ chức của nó đã nhượng bộ những đòi hỏi chánh trị của Trung Hoa – như các lãnh tụ Âu Châu từ chối gặp Đạt Lai Lạt Ma hay Yahoo trao tin tức của các bloggers cho nhà cầm quyền Trung Hoa. Thách thức của Trung Hoa không chỉ là việc bành trướng ở Biển Đông hay mối bang giao với Bắc Hàn. Nó cũng là một thách thức đối với nhửng giá trị và thực hành dân chủ cấp tiến, đối với tự do, và Ông Lagerkvist đáng được ca ngợi qua việc trình bày một cách mạnh mẽ và cấp bách.

Sơ lược về tác giả

Ông Berstein là tác giả cuốn sách mới nhất, “Trung Hoa 1945: Cách mạng Mao và Sự chọn lựa Quyết định của Mỹ (China 1945: Mao’s Revolution and America’s Fateful Choice)”.

N.C.Đ.

Nguồn bản gốc: http://www.wsj.com/articles/exporting-authoritarianism-1483488210

This entry was posted in Trung Quốc. Bookmark the permalink.