Biểu tình Giáo dân sẽ phát triển đến đâu?

Lê Dung / STBN

Có phải cứ những cuộc biểu tình có số lượng người tham gia đông đảo thì CA không dám đàn áp? Chúng tôi chưa dám tin điều ấy, bởi lẽ các thể chế CS từ khi xuất hiện trên trái đất đến nay chưa có nơi nào không tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc sử dụng 2 công cụ là bạo lựcchuyên chính để duy trì chế độ độc tài. Và những cá nhân đã trở thành người cai trị CS thì đố ai bói được ra dù chỉ một tí chút cái gọi là tính người trong đầu óc và trái tim họ. Trong họ chỉ có giai cấp, mà giai cấp giờ đây đã trở thành đẳng cấp chiếm ghế, một nhúm con cháu đám người chân đất xưa kia may mắn nhảy được lên ngai rồi khư khư bám víu lấy để ngồi lỳ, không chịu xuống nữa. Cũng vì vậy, đàn áp hay không đàn áp lúc này hay lúc khác là sách lược tiến và lùi của đám người cai trị ấy, tùy vào bối cảnh cụ thể cũng như tương quan lực lượng giữa thế và lực của họ với thế giới văn minh mà thôi.

Từ hệ luận trên, có thể khẳng định: việc cộng sản không hay chưa dám thẳng tay đàn áp Giáo dân thuộc Giáo phận Vinh biểu tình chống Formosa trong thời gian qua, chẳng qua do vụ Formosa đã gây một hậu quả quá nặng nề, làm họ ê trệ trên trường ngoại giao quốc tế, trong khi họ đang lụn bại về mọi mặt, nhất là về kinh tế, rất cần xoay xở thêm những khoản tiền vay chưa biết khi nào hoàn lại, để chia chác và nướng tiếp vào các cuộc ăn chơi hoặc những việc vô bổ như xây thêm tượng đài Hồ Chí Minh, đổi một tòa cao ốc mới xây xong mà chưa ưng ý bằng một tòa khác lộng lẫy bề thế hơn – còn nội tình dân chúng Việt Nam khổ và chết thế nào thì đối với họ là chuyện hoàn toàn vô nghĩa.

Đó mới là một mặt. Mặt khác thì người Công giáo Việt Nam, sau bao nhiêu phen nằm trong vòng “chiếu cố tận tình” của ĐCSVN, hiện đang là đối tượng được các tổ chức nhân quyền trên thế giới đặc biệt quan tâm. Có lẽ đó cũng là thêm một lý do quan trọng để chúng ta không thấy động tĩnh gì từ phía những đám hổ báo (và cả ruồi nhặng) lâu nay nổi tiếng cắn xé dân không thương tiếc trong hầu hết các cuộc biểu tình chống ngoại xâm và chống chiếm cướp đất đai, bảo vệ môi trường của người Việt – mặc dù ai cũng thừa biết chúng vẫn lồng lộn, gầm gừ, vo ve xung quanh những cuộc biểu tình đông đảo ấy, như tuồng chỉ chờ một mệnh lệnh phát ra là sẽ nhảy xổ vào để… kiếm một một bữa thỏa thích.

Cho nên xin hãy chớ vội lạc quan.

Bauxite Việt Nam

Những cuộc biểu tình liên tục với quy mô ngày càng lớn của giáo dân ở Nghệ An đã xác nhận về phong trào biểu tình phản kháng Formosa của người Việt đã chính thức bước vào giai đoạn 2.

clip_image002[1]

30,000 giáo dân giáo phận Vinh biểu tình vì môi trường hôm Thứ Hai 15/8/2016. (Hình: FB Dũng Mai)

Giai đoạn 1 thuộc về những phong trào biểu tình sơ khởi ở Hà Nội, Sài Gòn và một số tỉnh thành khác. Phong trào này có lúc đã đạt đỉnh điểm đến 4,000 người như ngày 1/5/2016 ở Sài Gòn, sau đó bị công an và “côn đồ” đàn áp đánh đập dã man.

Ngay sau con sóng biểu tình sơ bộ trên, chính quyền đã buộc phải công bố nguyên nhân cá chết trắng 4 tỉnh miền Trung là do chất xả thải của Formosa Hà Tĩnh. Tuy nhiên, Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và đằng sau đó là đảng cầm quyền đã quá chủ quan khi trù tính chỉ cần tung ra con số bồi thường 500 triệu USD của Formosa là dân chúng sẽ im bặt. Ngược lại hoàn toàn, ngay sau khi Chính phủ công bố nguyên nhân cá chết cùng giọng điệu “đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại”, giai đoạn 2 của phong trào phản kháng Formosa đã bùng nổ. Nhưng lần này, phong trào tập trung vào khu vực các tỉnh miền Trung bị thiệt hại nặng nề nhất, nơi mà đời sống ngư dân đã cực kỳ bấp bênh và nhiều gia đình bắt đầu phải lo nạn đói kém vì mất hẳn kế mưu sinh trên biển.

“Cùng tắc biến” là cảnh tượng đang diễn ra ở giáo phận Vinh vào những ngày này. Không phải là đám đông nhiều thành phần, bao gồm cả một bộ phận người “đi biểu tình cho vui” và chẳng có ai khởi xướng lẫn lãnh đạo như ở Sài Gòn và Hà Nội vào tháng 5/2016, những cuộc xuống đường của giáo dân Vinh là một tập hợp của sự đồng nhất về xác tín và mục đích, được tổ chức quy củ, có kỷ luật, được dẫn dắt bởi những chủ chăn từ Nhà thờ bước ra đường theo cách không còn cách nào khác.

Như một kinh nghiệm rất thường trong đời sống biểu tình phản kháng ở Việt Nam, những cuộc biểu tình có số lượng từ 200-300 người trở xuống đều có thể bị công an đàn áp và tiến tới vô hiệu biểu tình thông qua thủ đoạn cô lập, chia rẽ, hành hung, bắt bớ… Nhưng với những cuộc biểu tình có số lượng từ 400 trở lên, đặc biệt khi số lượng lên đến hàng ngàn người, chính quyền và công an đương nhiên không dám đàn áp. Bài học này đã được chứng nhận qua các cuộc biểu tình bảo vệ cây xanh ở Hà Nội vào tháng 5/2015, đình công của công nhân PouYuen ở Sài Gòn vào tháng 4/2015, biểu tình môi trường ở Sài Gòn vào ngày 1 tháng 5/2016, và mới nhất là hàng loạt cuộc biểu tình của bà con giáo dân Vinh và Quảng Bình.

Được biết tại Quảng Bình, Hà Tĩnh và Nghệ An, lực lượng cảnh sát cơ động, cảnh sát chống bạo động và cả dân phòng, quân đội lên đến vài ngàn người, sẵn sàng cô lập và đàn áp những cuộc biểu tình nhỏ lẻ. Nhưng trước sức mạnh đoàn kết và tổng hợp của một đám đông Giáo dân lên đến 5,000 người và sau đó đạt đến 30,000 người, không một lực lượng cảnh sát nào dám “tham chiến”.

Bất lực vì phải đứng nhìn, giới tuyên giáo, công an và dư luận viên của đảng đành trở lại luận điệu “Giám mục Nguyễn Thái Hợp có phải là người của Việt Tân?”.

Vào thời gian tới, có nhiều lý do để những cuộc biểu tình giáo dân vẫn tiếp tục và tiếp tục phát triển mạnh hơn. Quá nhiều khuất tất của giới chức chính quyền trong giai đoạn “hậu Formosa” đang khiến biển tiếp tục chết, và ngư dân tiếp tục tha phương cầu thực. Người dân đã bị đẩy tới đường cùng. Chỉ cần một mồi lửa đàn áp của công an là rất dễ thổi bùng cả một đống lửa của giáo dân – những cuộc biểu tình lên đến hàng trăm ngàn người – để thiêu rụi tất cả.

L.D.

Nguồn: http://www.ijavn.org/2016/08/vntb-bieu-tinh-giao-dan-se-phat-trien.html

This entry was posted in Biểu Tình. Bookmark the permalink.