Dù bị cướp địa bàn nhưng không bị mất phương hướng

Cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac khi bàn về chính trị, đã từng nói đến nguyên tắc «bánh ít đi, bánh quy lại», hoặc «anh cho tôi, tôi cho anh». Đằng này, nguyên tắc của những nhà lãnh đạo Bắc Kinh hình như chỉ là «cho, lấy» hay «anh cho, tôi lấy». Cần phải nói thêm rằng «và nếu anh không cho, tôi cũng cứ lấy». Thế thì chúng ta có còn gì để đem cho kẻ đàn anh nhằm trao đổi với… ngoài cái mà họ đã lấy trước đây và cái mà họ mới vừa tạm thời trao trả hay không?

Mới đây, trong cuộc viếng thăm TQ dài ngày của các lãnh đạo cấp cao của Bộ Quốc phòng , của  Chính phủ và Quốc hội VN, dĩ nhiên là với nhiều cuộc trả giá và thỏa thuận bí mật giữa các vị Chỉ huy quân sự cấp cao có thể đem đến những dấu hiệu cho thấy chúng ta sẽ được ăn loại nước xốt nào. Chẳng hạn, Anh bạn đã làm tôi chú ý đến một vài từ trong lời tuyên bố của Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong cuộc gặp gỡ với Phó Chủ tịch TQ Xi JingPing.

Có lẽ vị Tướng nói ngược để độc giả hiểu xuôi, cũng giống như khi ta nói về «tàu lạ» mà mình lại biết rõ đó là tàu quen… Nên tôi hơi ngại khi đọc: «Hai nước cần… giữ nguyên hiện trạng, không bên nào đóng thêm các đảo đá». Câu nói ngắn gọn này nếu đọc ngược hiểu xuôi có nghĩa là những nhà lãnh đạo tối cao của VN đang định bỏ rơi hẳn Hoàng Sa cho kẻ cướp hay sao? Có nên cam chịu mất hẳn những hòn đảo mà TQ đã chiếm đoạt bằng vũ lực sát nhân ở Trường Sa hay không ? Hoặc phải chăng điều đó có nghĩa là phía Việt Nam đã từng chỉ chiếm một hòn đảo của TQ và còn đang tiếp tục chiếm thêm nữa? Nên hiểu như thế nào đây ?

André  Menras

Ngư dân Việt Nam

Ngư dân Việt Nam

Có một người bạn gọi điện báo tin: «Tôi báo cho anh hai tin: một lành, một dữ. Tôi nói tin lành trước nhé: 23 ngư dân VN vừa được trả tự do». Chẳng có lời bình luận nào về phía TQ. Cũng chẳng có ý kiến chính thức nào từ phía VN. Đại loại như một mẩu tin ngắn đơn giản. Tôi liền hỏi anh bạn: «Thế còn tin dữ?». Anh ấy nói:  «Đó là tin 23 ngư dân VN vừa được thả». «Cái đó anh đã nói rồi». «Không phải, tôi khẳng định với anh rằng: tin đầu là tin lành còn tin sau là tin dữ!»

Tôi không thích lắm kiểu đùa của anh bạn về vấn đề mà tôi đang trăn trở. Nhưng ngay sau đó nghĩ lại, tôi tự nhủ, dường như có điều gì đó cần suy nghĩ trong sự bông đùa này. Đã kết thúc hơn một tháng mà 23 dân chài bị giam giữ trong lớp vỏ bọc im lặng áp đặt lên số phận bởi những tên cai ngục và chính quyền của họ: đó quả thật là một tin tốt lành. Gia đình, bạn bè, đồng bào của họ có lí do chính đáng để vui mừng, hoan hỉ. Không có gì quý hơn tự do! Tự do, thì đã có… nhưng còn độc lập… ? Tôi e rằng chính từ điểm này ta sẽ  «ngộ» ra tin xấu.

Trước hết hãy nói về những ngư dân vừa được thả. Nếu như «độc lập», theo tự điển có nghĩa là được tự do làm những gì mình muốn, không bị lệ thuộc hay phục tùng bất cứ một ai, tôi e rằng sự độc lập này sẽ bị giảm thiểu tới mức tối đa. Quả thật, họ còn có thể làm được gì khi không có tàu, không có công cụ đánh cá, giao thông trên biển lại bị kẻ đàn anh «mượn» hẳn. Trong khi đó, hằng ngày họ đối diện với tình trạng bị các ngân hàng mới cho vay đang bám riết, dù cuộc sống của họ vốn đã hết sức eo hẹp và bấp bênh. Liệu họ có quyền kể lại chính xác tất cả những gì đã xảy ra với mình hay không? Có được quyền nói lên sự thật hay không? Như một liệu pháp để giảm bớt nỗi đau đớn, lo lắng và nhục nhã đã trải qua?

Trong những ngày lễ kỉ niệm 1/5 này, câu chuyện của họ liệu có được biết đến và tiết lộ chân thực ở VN và trên thế giới hay không, như một đòn chí tử đã giáng vào một trong những quyền thiêng liêng nhất của Con Người: quyền lao động ?

Nhưng nặng nề hơn nữa là từ chỗ quyền lao động của một số cá nhân bị tước đoạt một cách thô bạo sẽ dẫn đến nền độc lập của một quốc gia cũng bị cuỗm mất. Nhất là khi việc đánh cướp diễn ra có hệ thống, có kế hoạch tỉ mỉ, cực kì lặng lẽ. Và nhất là khi quốc gia này lại là VN, một đất nước mà nhân dân đã làm nên những trang Lịch Sử vẻ vang nhất trong cuộc kháng chiến hàng ngàn năm để giành lại và bảo vệ nền Độc Lập của mình.

Vậy thì tin tức quá dè dặt kia lẽ nào lại là tin xấu? Có lẽ bạn tôi đã mất lòng tin hay sao mà chỉ nhìn thấy cái xấu trong khi chỉ toàn là cái tốt? Đơn giản, anh ấy chỉ muốn tôi lưu ý rằng, kẻ đàn anh TQ đã nhiều lần chứng tỏ họ không hề cho không ai một thứ gì.

Cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac khi bàn về chính trị, đã từng nói đến nguyên tắc «bánh ít đi, bánh quy lại», hoặc «anh cho tôi, tôi cho anh». Đằng này, nguyên tắc của những nhà lãnh đạo Bắc Kinh hình như chỉ là «cho, lấy» hay «anh cho, tôi lấy». Cần phải nói thêm rằng «và nếu anh không cho, tôi cũng cứ lấy». Thế thì chúng ta có còn gì để đem cho kẻ đàn anh nhằm trao đổi với… ngoài cái mà họ đã lấy trước đây và cái mà họ mới vừa tạm thời trao trả hay không?

Mới đây, trong cuộc viếng thăm TQ dài ngày của các lãnh đạo cấp cao của Bộ Quốc phòng , của  Chính phủ và Quốc hội VN, dĩ nhiên là với nhiều cuộc trả giá và thỏa thuận bí mật giữa các vị Chỉ huy quân sự cấp cao có thể đem đến những dấu hiệu cho thấy chúng ta sẽ được ăn loại nước xốt nào. Chẳng hạn, Anh bạn đã làm tôi chú ý đến một vài từ trong lời tuyên bố của Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong cuộc gặp gỡ với Phó Chủ tịch TQ Xi JingPing.

Có lẽ vị Tướng nói ngược để độc giả hiểu xuôi, cũng giống như khi ta nói về «tàu lạ» mà mình lại biết rõ đó là tàu quen… Nên tôi hơi ngại khi đọc: «Hai nước cần… giữ nguyên hiện trạng, không bên nào đóng thêm các đảo đá». Câu nói ngắn gọn này nếu đọc ngược hiểu xuôi có nghĩa là những nhà lãnh đạo tối cao của VN đang định bỏ rơi hẳn Hoàng Sa cho kẻ cướp hay sao? Có nên cam chịu mất hẳn những hòn đảo mà TQ đã chiếm đoạt bằng vũ lực sát nhân ở Trường Sa hay không ? Hoặc phải chăng điều đó có nghĩa là phía Việt Nam đã từng chỉ chiếm một hòn đảo của TQ và còn đang tiếp tục chiếm thêm nữa? Nên hiểu như thế nào đây ?

Có một thông tin «hai mặt» nữa tôi mới nghe từ báo Tuổi trẻ là vào ngày 29/4 UBND Tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Lễ trồng cây và đặt đá khẳng định chủ quyền Việt Nam tại quần đảo Trường Sa để «giáo dục ý thức giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ quốc gia cho người dân, đặc biệt là giới trẻ». Khi đếm các cây bàng vuông được trồng và viên đá đã đặt các bạn có mặt ở đó thấy chỉ có 21 cái mỗi loại. Tại sao chỉ 21 và chính xác là 21? Có phải chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa chỉ có 21 hòn đảo trong tổng số là khoảng 100 hay không? Hiện nay, Việt Nam đang đóng giữ được bao nhiêu hòn đảo trên quần đảo này? Liệu anh chàng Trung Quốc có còn nhận được thêm gì «bổng lộc» nữa không trước khi tự ăn cướp?

Nói thật, tôi không biết làm sao nhân dân có thể làm chủ khi bị thiếu những thông tin chủ yếu như vậy. Làm sao dân có thể tin cậy… có thể nhiệt tình ủng hộ, không chút ngại ngần khi 23 anh em, tù binh trong cuộc chiến im lặng do Trung  Quốc điều khiển. Và mặc dù đã bị cướp các máy định vị, tàu thuyền, nhưng họ không hề mất phương hướng về quê hương. Với bản thân tôi, khi nghe Đại sứ Michalak cho Việt Nam bài học, cho mấy điểm về sự hợp tác Mỹ-Việt, lấy mấy điểm về việc «thổi phồng» vụ bauxite ở Tây Nguyên, không một chữ về việc Trung Quốc vi phạm nặng nhân quyền đối với ngư dân Việt Nam, lại rất biết (và chắc ủng hộ) sự hợp tác tại Biển Đông giữa Công ty dầu khí COSL của Trung Quốc và Công ty Devon Energy của mình «mang nhiều lợi ích kinh tế cho cả hai bên» tôi chưa rõ hướng nào thuyền Việt Nam đang lái tới. Tôi chỉ biết một điều mà các bạn tù chính trị của chế độ Mỹ-Ngụy đã dạy cho tôi cách đây 40 năm rồi : đi theo ai (Đô-la hoặc Nhân Dân Tệ) là mất hướng của Tổ Quốc.

A.M. HCQ

HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập

This entry was posted in Hoàng Sa, Trung Quốc, Trường Sa and tagged . Bookmark the permalink.