Ông Tony Abbott ủng hộ việc cắt giảm 11 tỷ đô la vốn hỗ trợ nước ngoài trong chuyến viếng thăm của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng

(Đặng Thị Bảo dịch)

“Nếu các ông không ổn định được nền kinh tế trong nước, sẽ rất khó để trở thành một người bạn cũng như người láng giềng hữu hảo”. Ông Tony Abbott phát biểu trong cuộc họp báo chung.

Ông Tony Abbott ( bên phải) trong cuộc họp báo chung với thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng hôm thứ 4. Nguồn: Mike Bowers của tờ Guardian.

 

Ông Tony Abbott đã ủng hộ quyết định của chính phủ trong việc cắt giảm 11 tỉ đô la vốn hỗ trợ nước ngoài của Úc trong một cuộc họp báo chung với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.

 

Ông Dũng và ông Abbott đã trả lời báo giới sau lễ đón chính thức, nơi mà trước đó đã diễn ra lễ ký kết “bản tuyên bố về việc tăng cường hợp tác toàn diện” giữa hai nước với Bộ trưởng Ngoại giao Julie Bishop.

 

Khi được hỏi liệu ông có cảm thấy ngại  trong việc giải thích nguyên nhân sự cắt giảm 11 tỉ đô la ngân sách hỗ trợ nước ngoài của Úc với ông Dũng, ông Tony nói Úc đã thực hiện việc cắt giảm “khiêm tốn nhất” nhưng số vốn hỗ trợ còn lại sẽ vẫn tập trung vào các nước ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.

“Mọi người hãy xem, rõ ràng điều quan trọng là tất cả các nước phải đảm bảo việc ổn định được nền kinh tế trong nước, bởi vì nếu không làm được điều đó, sẽ rất khó để trở thành một người bạn cũng như người láng giềng hữu hảo”, ông Abbott nói.

Ông Abbott nói, điều cốt yếu là phải ghi nhớ mục đích của sự hỗ trợ, theo ông “mục đích của nó không nhằm tạo ra một mối quan hệ mang tính lệ thuộc lâu dài, mà là để đảm bảo rằng các nước được hỗ trợ để phát triển tới một mức độ mà họ không cần bất kỳ sự hỗ trợ nào nữa”.

Và rõ ràng là sự phát triển rất mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam trong vài năm vừa qua, đặc biệt là dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cũng có nghĩa là nhu cầu sử dụng nguồn vốn hỗ trợ theo kiểu này sẽ ngày càng không cần thiết trong những năm sắp tới.

Ông Dũng ngồi nghe qua thông dịch viên và nở nụ cười gượng sau câu trả lời của ông Abbott. Ông cũng từ chối trả lời câu hỏi trực tiếp từ phóng viên rằng liệu ông có băn khoăn về ảnh hưởng từ việc cắt giảm nguồn vốn hỗ trợ này cho Việt Nam hay không.

Úc đã tài trợ khoảng 140 triệu đô la cho Việt Nam trong năm tài khóa 2014/15.

Tuyên bố này cũng tái khẳng định những ràng buộc về thương mại, giáo dục và văn hóa với Việt Nam.

Bài viết có liên quan: Hợp tác xuyên Thái Bình Dương TPP: Bản hướng dẫn cho những vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất.

 

Phát biểu qua thông dịch viên, ông Dũng nói tuyên bố này sẽ thắt chặt thêm những ràng buộc giữa hai nước và đã tạo ra nguồn tham chiếu đặc biệt cho các lĩnh vực giáo dục và nông nghiệp, cũng như sự tăng cường hợp tác về hoạt động an ninh quốc phòng.

 

Các vấn đề quan trọng bậc nhất mà hai bên cùng quan tâm là tự do hàng hải trên biển Nam Trung Hoa và thỏa thuận “các bên cần kiềm chế để tránh gây thêm sự căng thẳng trong khu vực”.

 

Ông Abbott khẳng định mối quan hệ giữa Úc và Việt Nam đang ngày càng lớn mạnh và còn được củng cố bởi sự hợp tác xuyên Thái Bình Dương vẫn đang trong quá trình đàm phán.

 

“Cả hai nước chúng ta đã phát triển phồn vinh trong hòa bình trong suốt 40 năm vừa qua là nhờ có sự ổn định trong khu vực, bất kỳ điều gì phá vỡ sự ổn định đó cũng sẽ bị lên án và  chúng ta sẽ cùng nhau hành động để đảm bảo rằng điều đó sẽ không xảy ra,” ông Abbott nói.

 

Facebook Twitter Pinterest

 

Cuộc phản đối chuyến viếng thăm của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng ở thủ đô Canberra hôm thứ 4. Nguồn ảnh: Mick Tsikas/AAP 

Đoàn đại biểu của ông Dũng vấp phải những người phản đối nhân quyền khi đoàn đến Tòa nhà Quốc hội vào sáng thứ 4. Phần đông trong số này là người Úc gốc Việt, họ đã chuyền tay nhau  bản báo cáo đặc biệt về tự do tôn giáo và đức tin của Liên Hợp quốc trong tháng này, trong đó nhấn mạnh rằng “phạm vi tự do tôn giáo và đức tin vẫn rất hữu hạn và bất ổn” ở Việt Nam.

 

Một nhà hoạt động về nhân quyền đặc biệt, Heiner Bielefeldt, nói rằng Việt Nam đã vi phạm các điều khoản trong chuyến viếng thăm của ông trong việc cho phép ông liên lạc với mọi người bí mật và không bị giám sát, ông cũng nói rằng một số người ông gặp gỡ đã bị “đe dọa, bị cảnh sát thẩm vấn và thậm chí bị tra tấn về mặt thể xác” trước và sau chuyến thăm của ông.

 

Việt Nam đã không ủng hộ bản báo cáo này.

C. W. 

Dịch giả gửi BVN

Nguồn tiếng Anh:

http://www.theguardian.com/australia-news/2015/mar/18/tony-abbott-defends-11bn-cut-foreign-aid-vietnamese-pm-visit

 

Dịch giả gửi BVN

 ***

 Tony Abbott defends $11bn cut to foreign aid during Vietnamese PM’s visit

‘If you don’t have your domestic economic house in order, it’s very difficult to be a good friend and neighbour abroad,’ Abbott said during joint press conference

Tony Abbott (right) at a joint press conference with the Vietnamese prime minister, Nguyen Tan Dung, on Wednesday. Photograph: Mike Bowers for Guardian

Tony Abbott has defended his government’s decision to cut Australia’s foreign aid budget by $11bn at a joint press conference with the Vietnamese prime minister, Nguyen Tan Dung.

Dung and Abbott addressed the media after a formal ceremony, where the former signed a “declaration on enhancing the comprehensive partnership” between the two countries with the foreign minister, Julie Bishop.

Asked if he was embarrassed to explain Australia’s reduced aid budget to Dung, Abbott said Australia had made “modest reductions” but that remaining aid would focus on countries in the Asia-Pacific region, including Vietnam.

“Look, obviously it’s important for all countries to ensure that their own domestic economic house is in order, because if you don’t have your domestic economic house in order, it’s very difficult to be a good friend and neighbour abroad,” Abbott said.

Abbott said it was important to remember the “objective” of aid, saying, “the objective of aid is not to create a relationship of permanent dependency, the objective of aid is to ensure that countries are helped to develop to the point where they don’t need aid any more”.

“And obviously the very strong economic growth that Vietnam has enjoyed in the past few years, particularly under the economic stewardship of prime minister Dung, means that the need for this kind of aid will be less and less as the years go on.”

Dung, who was listening through a translator and offered a small smile at the end of Abbott’s response, declined to answer the question directed at him which asked if he was concerned at the effect aid cuts would have on Vietnamese people.

Australia gave about $140m in aid to Vietnam in the 2014/15 budget.

The declaration reaffirmed Australia’s trade, security, education and cultural ties to Vietnam.

Trans-Pacific Partnership: a guide to the most contentious issues

Speaking through a translator, Dung said the declaration would “further deepen” ties between the two countries and made particular reference to the education and agricultural sectors, as well as increased cooperation in security and defence operations.

Chief among those concerns were freedom of navigation in the South China Sea and an agreement to “exercise self-restraint and refrain from anything that may inflame tensions in the region”.

Abbott said the Australian-Vietnamese relationship was going “from strength to strength” and would be enhanced by the Trans-Pacific Partnership, which is still being negotiated.

“We have both prospered in peace over the last 40 years because of the stability that our region has enjoyed, and anything which destroys that stability is something we would mutually deplore and mutually work to ensure didn’t happen,” he said.

Facebook Twitter Pinterest

A protest against the visit of Vietnam’s prime minister Nguyen Tan Dung in Canberra on Wednesday. Photograph: Mick Tsikas/AAP

Dung’s delegation was met by human rights protesters when it arrived at Parliament House on Wednesday morning. The protesters, a large number of whom were Vietnamese-Australians, circulated this month’s report of the UN special rapporteur on the freedom of religion and belief, which found that “the scope of freedom of religion and belief remains extremely limited and unsafe” in Vietnam.

The special rapporteur, Heiner Bielefeldt, said Vietnam breached the terms of his visit to allow him confidential and unsupervised contact with people, saying some he met with had suffered “intimidation, police interrogations and even physical injuries” before and after his visit.

Vietnam did not support the report.

Nguồn:

http://www.theguardian.com/australia-news/2015/mar/18/tony-abbott-defends-11bn-cut-foreign-aid-vietnamese-pm-visit

 

This entry was posted in kinh tế. Bookmark the permalink.